Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử

- Nguyên nhân thất bại:

+ Thực dân Pháp còn mạnh lại câu kết với phong kiến

+ Tổ chức lãnh đạo trong cuộc khởi nghĩa còn hạn chế

- Ý nghĩa lịch sử

Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân

Làm chậm quá trình bình định của Pháp

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4893 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngaøy soaïn: 06/ 02/ 2015
Ngaøy daïy: 10/ 02/ 2015
Tuaàn: 26
Tieát : 42
BAØI 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐÔNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
I. MỤC TIÊU
1. Kieán thöùc: Sau bài học HS cần:
Biết được nguyên nhân, lập bảng thống kê các giai đoạn chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế,
Biết được kết quả, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa.
2.Thái độ:
Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, khâm phục khả năng tiềm lực của giai cấp nông dân, trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc.
3. Kó naêng: 
Bieát phân tích, mô tả , khái quát, phân tích sự kiện lịch sử, lập bảng thống kê, nhận xét.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 
Giáo án, lược đồ Phong trào nông dân Yên Thế, tư liệu liên quan đến lãnh tụ Hoàng Hoa Thám, hình ảnh của căn cứ Yên Thế.
2. Học sinh: 
SGK, hoïc baøi, ñoïc baøi ôû nhaø.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định(1’):
8A6.
Kieåm tra baøi cuõ (7’)
Em hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê trên lược đồ.
Giải thích vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương.?
Giôùi thieäu baøi mới:
Bên cạnh phong trào Cần Vương, phong trào tự động kháng chiến của nhân dân tiêu biểu là giai cấp nông dân đã diễn ra mang màu sắc của phong trào vũ trang chống Pháp mới đó là phong trào nông dân Yên Thế. Vậy phong trào nông dân Yên Thế có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa như thế nào bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoaït ñoäng 1: Tìm hiểu về nguyên nhân, địa bàn bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế (8’)
GV: Dựa vào lược đồ hình 96 SGK,, lược đồ căn cứ Yên Thế, miêu tả về căn cứ Yên Thế
? Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
HS: (yếu) Dựa vào SGK, trả lời
GV: lực lượng của cuộc khởi nghĩa là giai cấp nông dân bị bần cùng phải di cư lên Yên Thế mong muốn yên ổn làm ăn. Vì vậy họ có tinh thần sẵn sàng nổi dậy bảo vệ cuộc sống của mình.
? Em biết gì về lãnh tụ Hoàng Hoa Thám?
HS: Trình bày một số nét về Hoàng Hoa Thám
Hoaït ñoäng 2: Lập bảng thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (18’)
GV: Nêu câu hỏi thảo luận
? Em hãy lập bảng thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
HS: Thảo luận nhóm
GV: Phát phiếu học tập
Giai đoạn – thời gian
Người lãnh đạo
Diễn biến chính
Hướng dẫn HS thảo luận theo bảng cho sẵn trong phiếu học tập
HS: Nhóm nhanh nhất trình bày kết quả thảo luận của mình, các nhóm sau bổ sung hoàn thiện
? Em hãy nhận xét về vai trò của Hoàng Hoa Thám đối với cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Hoàng Hoa Thám là lãnh tụ cao nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, khi ông bị sát hại thì cuộc khởi nghĩa bị tan rã
Hoaït ñoäng 3: tìm hiểu về kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (8’)
? Cuộc khởi nghĩa thất bại vì những nguyên nhân nào?
HS: Suy nghĩ trả lời theo các ý:
Do thực dân lúc này còn mạnh lại câu kết với phong kiến
Lực lượng nghĩa quân yếu, mỏng
Cách tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế
GV: Khái quát
Nguyên nhân khách quan: Chênh lệch lực lượng lớn giữa ta và địch
Nguyên nhân chủ quan: Do tổ chức lãnh đạo còn hạn chế mang tính cục bộ địa phương chưa có sự mở rộng phạm vi hoạt động ra cả nước
Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa to lớn
? Em hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
HS ( yếu ): Dựa vào SGK, trả lời
GV: Khái quát, chốt
Cuộc khởi nghĩa đã cho thấy lực lượng, vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
I. KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884- 1913)
1. Nguyên nhân 
- Bộ phận nông dân Bắc Kì di tản lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình
- Khi bị thực dân Pháp xâm phạm cuộc sống, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh
2. Diễn biến
Giai đoạn – thời gian
Người lãnh đạo
Diễn biến chính
I – 
1884-1892
Đề Nắm ( Lương Văn Nắm)
Nhiều toán nghĩa binh hoạt động riêng rẽ
II - 
1893-1908
Đề Thám 
(Hoàng Hoa Thám)
Vừa xây dựng vừa chiến đấu
III – 
1909-1913
Pháp tập trung tấn công, phong trào dần tan rã
3. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thất bại: 
+ Thực dân Pháp còn mạnh lại câu kết với phong kiến
+ Tổ chức lãnh đạo trong cuộc khởi nghĩa còn hạn chế
- Ý nghĩa lịch sử
Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân
Làm chậm quá trình bình định của Pháp
I. PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI
( giảm tải)
	4. Cuûng coá: (2’)
GV khái quát toàn bộ cuộc khởi nghĩa Yên Thế bằng các câu hỏi đúng sai:
Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là Đề Thám.
Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là do thực dân quá mạnh và lại câu kết với phong kiến
Lực lượng chủ yếu của phong trào Yên Thế là các văn thân, sỹ phu và nhân dân yêu nước.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nằm trong phong trào Cần Vương.
 	5. Höôùng daãn hoïc taäp ôû nhaø: (1’)
Làm bài tập 1 SGK, trang 133, sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương Lâm Đồng giai đoạn tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..

File đính kèm:

  • docsu_8_tiet_42_20150726_022039.doc