Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (tiếp)

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858- 1873.

1.Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền đông Nam Kỳ.

- Nhân dân tích cực phối hợp với Triều đình chống Pháp.

- Năm 1859: Pháp đánh Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét- pê- răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10.12.1861)

- Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Trương Quyền tiếp tục kháng chiến

 

doc3 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 37. Bài 24:
 CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 (Tiếp).
I.Môc ®Ých yªu cÇu: gióp häc sinh hiÓu ®­¬c:
 - Hiểu được bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.
 - Tinh thần bất khuất, kiên cường chống thực dân của nhân dân ta.
II.Träng t©m kiÕn thøc- kÜ n¨ng:
 1. Kiến thức:
 - Nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân TK XIX. Nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt Nam của TB Pháp.
 - Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp nổ ra ngay từ đầu, thể hiện rõ ở mặt trận Đà Nẵng (1858) Gia Định (1959) và các tỉnh Nam Kỳ.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát ảnh, sử dụng bản đồ, các sự kiện lịch sử.
III. Phương tiện dạy học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp;
 2. Kiểm tra bài cũ:
? Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam? Bước đầu Pháp đã bị thất bại như thế nào?
? Hoàn cảnh? Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất?
 3. Bài mới.
Hoạt động thầy- trò
- Học sinh đọc.
? Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của nhân dân ta như thế nào?
? Nhân dân đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?
? Trình bày những hiểu biết của em về Trương Định?
? Tóm tắt diễn biến khởi nghĩa của Trương Định?
? Quan sát H85 em hãy mô tả “Quang cảnh buổi lễ phong soái Trương Định?
? Em hãy so sánh 2 thái độ, 2 kiểu hành động của nhân dân và triều đình trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
- Học sinh đọc.
? Thái độ của Triều Đình như thế nào sau khi ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất?
? Hậu quả của các việc làm trên của Triều Đình Huế là gì?
? Thái độ của nhân dân khi Pháp trắng trợn từng bước xâm lược nước ta?
? Hãy nêu một vài nét về Nguyễn Hữu Huân?
? Nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Trung Trực?
? Em nhận xét gì về phong trào chống Pháp của nhân dân ta ở Nam kỳ?
Nội dung
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858- 1873.
1.Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền đông Nam Kỳ.
- Nhân dân tích cực phối hợp với Triều đình chống Pháp.
- Năm 1859: Pháp đánh Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét- pê- răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10.12.1861)
- Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Trương Quyền tiếp tục kháng chiến.
2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam kỳ:
- Triều đình tập trung đàn áp khởi nghĩa của nhân dân ở Trung kỳ và Bắc kỳ..
- Ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam kỳ.
- Cử người sang Pháp thương lượng nhưng thất bại.
- Từ ngày 20- 24.6.1867: Pháp chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
- Nhân dân nổi dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Hà Tiên, 
+ Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, 
+ Các nhà nho sĩ dùng ngòi bút chiến đấu như: Nguyễn Trung Trực, Phan Văn Trị, .
=> Số lượng người tham gia đông đảo, nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân. Quy mô: Rộng khắp 6 tỉnh Nam Kỳ → thất bại.
 4. Củng cố.
? Hãy so sánh 2 thái độ, 2 kiểu hành động của nhân dân và triều đình trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
? Em hãy nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta ở Nam kỳ theo thứ tự: Số lượng, quy mô, kết quả?
 5. Dặn dò: 
 - về nhà học bài,làm bài tập SGK
 - Đọc trước bài mới.

File đính kèm:

  • docBai_24_Cuoc_khang_chien_tu_nam_1858_den_nam_1873.doc
Giáo án liên quan