Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 19 đến bài 25
Bài 20. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
Tiết 40: I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời này, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức.
- So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê Sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.
2. Kĩ năng:
Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì lịch sử.
3. Tư tưởng: Giáo dục cho hs niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc.
II. Chuẩn bị:
1.GV: + Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
+ Lược đồ hành chính nhà nước thời Lê Sơ.
2. HS:Học bài cũ, đọc và chuẩn bị trước bài mới.
g mới. Nông nghiệp và thủ công nghiệp có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Giao lưu trao đổi hàng hoá -> nông nghiệp phát triển -> nhiều ngành nghề thủ công phát triển Nội thương phát triển ra sao ? Nhà vua khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cụ thể qui định việc thành lập chợ và họp chợ Nhà Lê còn qui định ngày họp chợ phiên: chợ mới không được trùng ngày với chợ cũ , không trành giành khách hàng Đọc đoạn in nghiêng. Tình hình ngoại thương ra sao ? Tìm mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp? Hoạt động nhóm. Nhận xét kết luận: Giao lưu trao đổi hàng hóa thúc đẩy thủ công và nông nghiệp phát triển. Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và nhà nước, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển , dân số ngày càng tăng, nhà nước đã cho phép các làng có trên 500 hộ có thể tách ra thành lập thêm làng mới, cuộc sống của nhân dân nói chung ổn định, có thể nói bấy giờ Đại Việt là nước cường thịnh nhất ở ĐNA Xã hội Đại Việt thời Lê Sơ có những giai cấp, tầng lớp nào, đời sống của họ ra sao? ® - Ruộng đất chủ yếu là ruộng công nhà nước ,sở hữu của vua .Giai cấp địa chủ có nhiều ruộng đất . - Giai cấp nông dân chiếm đa số,họ có ít hoặc không có ruộng đất,nhận ruộng công của nhà nước cày cấy nộp tô thuế,đi phục dịch cho nhà nước hoặc cày cấy ruộng địa chủ, quan lại và phải nộp phần hoa lợi. Nông dân bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội. - Ngoài ra còn có các tầng lớp: thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông ® phải nộp thuế cho nhà nước, không được xã hội coi trọng. - Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội ® nô tì giảm ® tiến bộ về mặt xã hội . - So với thời Trần : Thời Trần 2 tầng lớp: thống trị (vua, vương hầu quan lại), bị trị ( nông dân, thợ thủ công, nô tì...) khác nhà Lê hình thành 2 giai cấp,4 tầng lớp. Thời Lê sơ không có nông nô , nô tì giảm dần . So sánh cơ cấu xã hội thời Trần với thời Lê Sơ ? Hoạt động nhóm. Nhận xét kết luận: Nhà Trần có 2 tầng lớp: Thống trị (Vua, vương hầu, quan lại) bị trị (Nông dân, thọ thủ công, nô tì). Còn nhà Lê Sơ hình thành giai cấp, tầng lớp nô tì giảm dần rồi bị xóa bỏ. Nhận xét về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà Lê ? Tiến bộ, có quan tâm đến đời sống của nhân dân, giảm bớt bất công. Do vậy, nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Đại Việt là nước cường thịnh nhất ở khu vực ĐNA bấy giờ. NỘI DUNG- GHI BẢNG II. Tình hình kinh tê-xã hội: 1. Kinh tế (20’) a- Nông nghiệp - 20 năm dưới ách thống trị của PK nhà Minh, nước ta đã lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán. - Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, còn lại 10 vạn được chia thành phiên thay nhau về quê sản xuất. - Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng. -Đặt thêm các cơ quan chuyên lo về nông nghiệp Khuyến Nông sứ, Hà Đê sứ và Đồn Điền Sứ. Thi hành chính sách quân điền. Cấm giết trâu bò, cấm điều động phu phen trong mùa cấy hái, đắp đê, đào sông. - Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. b Thủ công nghiệp và thương nghiệp - Các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón - Nhiều làng thủ công nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập chung nhiều ngành nghề thủ công nhất. - Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là cục Bách tác chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền - Khuyến khích lập chợ, họp chợ. - Việc buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành sứ, vải lụa, lâm sản quý là những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng. 2. Xã hội(15’) - Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội và sống chủ yếu ở nông thôn, họ có rất ít và không có ruộng đất, phải cày thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô. - Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ phải nộp thuế cho nhà nước. - Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, số lượng giảm dần. Nhà nước cấm bán mình làm nô tì và bức dân tự do làm nô tì. - Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước nên đời sống nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng, nhiều làng mới được thành lập. Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ 4 Củng cố, luyện tập(3’) - Tại sao nói Lê Sơ là thời thịnh đạt nhất ? - Vẽ sơ đồ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Lê Sơ ? Xã hội Tầng lớp Giai cấp Nô tỳ Thợ thủ công Thương nhân Nông dân Địa chủ Phong kiến Vua Quan Địa chủ 5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2’) - Học bài theo câu hỏi SGK. Vẽ lại sơ đồ giai cấp, tầng lớp XH thời Lê sơ - Đọc trước phần III trả lới câu hỏi: + Tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ ntn ? + Văn hoá, KHNT đạt được những thành tựu gì? ____________________________ IV. Rót kinh nghiÖm: 7 A: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 7B: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 23/01/2016 Ngày dạy: 7B: 26/01/2016 ( Tiết 2) 7A: 1/02/2016 (Tiết 1) Bài 20. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527) (TIẾP) Tiết 42: III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA GIÁO DỤC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Chế độ giáo dục thi cử thời Lê sơ rất được coi trọng - Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ 2. Tư tưởng: Giáo dục hs lòng tự hào về thành tựu văn hóa giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ý thức giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống 3. Kĩ năng: Nhận xét những thành tựu văn hóa giáo dục thời Lê II. Chuẩn bị: Các ảnh về nhân vật và di tích lịch sử thời kì này III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: KTSS + KTVS: 7B:. 7A:.. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) -Xã hội có những tầng lớp và những giai cấp nào ? 3. - Bài mới : Giới thiệu bài : Sự phát triển kinh tế đời sống nhân dân ổn định làm cho đất nước giàu mạnh, nhiều thành tựu văn hóa khoa học kĩ thuật được nhắc đế b. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GV : Sau khi tình hình kinh tế và xã hội của đất nước dần dần ổn định thì nhà Lê đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục và thi cử ? Nhà nước quan tâm đến phát triển giáo dục như thế nào HS : Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Mở nhiều trường học ở các lộ, đạo, phủ - Mọi người dân điều có thể đi học đi thi GV : Đa số dân điều có thể đi học trừ những người phạm tội và làm nghề ca hát. ? Tại sao những người làm nghề ca hát không được đi học ( Thảo luận nhóm 2 phút ) HS : Giai cấp phong kiến chỉ coi ca hát là trò để giải trí mua vui trong lúc nhàn rổi. Vì vậy họ coi khinh những người làm nghề này và cho là “ Xướng ca vô loài”. Điều 322 trong bộ luật Hồng Đức quy định con trai nhà xướng ca không được đi thi, con gái không được lấy những nhà quan chức, quyền quý. ? Để phục vụ cho công tác giáo dục nhà Lê đã làm gì HS : Tuyển chọn người giỏi,có đạo đức làm thầy giáo Nội dung học tập và thi cử là sách của đạo Nho chủ yếu là Tứ Thư và Ngũ Kinh Nho giáo chiếm vị trí độc tôn Phật giáo và đạo giáo bị hạn chế. ? Vì sao thời Lê sơ Nho giáo được đề cao HS : Nho giáo đề cao trung – hiếu ( trung với vua hiếu với cha mẹ), tất cả quyền lực nằm trong tay vua. ? ở thời Lê sơ có các kì thi nào HS : Hương – Hội – Đình ? Thế nào là thi Hương – Hội – Đình ? Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp gì HS : Vua ban mũ áo, phẩm tước, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá đặt ở văn miếu Quốc Tử Giám gọi là bia tiến sĩ GV : H45. Bia tiến sĩ trong văn miếu hiện nay còn 81 bia. Mỗi bia khắc tên những người đỗ tiến sĩ trong mỗi khóa thi ? Em có nhận xét gì về tình hình thi cử giáo dục thời Lê sơ GV Chuyển ý : Tình hình giáo dục và thi cử thời Lê sơ đã dần dần đi vào quy củ và ổn định. Như vậy văn học, khoa học, nghệ thuật thời lê như thế nào chúng ta sẽ chuyển sang phần 2 ? Văn học thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nỗi bật gì HS : -Văn học chữ Hán được duy trì - Văn học chữ nôm rất phát triển ? Như vậy trong giai đoạn nà đã có những tác phẩm tiêu biểu nào HS : - Hán : + Quân trung từ mệnh tập +Bình ngô đại cáo +Quỳnh uyển cửu ca -Nôm : + Quốc âm thi tập + Hồng đức quốc âm thi tập + Thập giới cô hồn quốc ngữ văn ? Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh điều gì HS : - Có nội dung yêu nước sâu sắc - Thể hiện niềm tự hào dân tộc,khí phách anh hùng ? Thời Lê có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào HS : - Sử học : + Đại việt sử kí toàn thư + Đại việt sử kí + Lam sơn thực lục + Việt giám thông khảo tổng luận + Hoàng triều thông chế - Điạ lí : + Dư điạ chí + Hồng đức bản đồ + An nam hình thăng đồ - Y học : Bản thảo thực vật toát yếu - Toán học : + Lập thành tóan pháp + Đại hành toán pháp ? Em có nhận xét gì về những thành tựu đó HS : Nhiều thành tựu khoa học thành văn phong phú, đa dạng và hết sức tiêu biểu ? Bên cạnh văn học, khoa học thì nghệ thuật sân khấu đã đạt được những thành tựu cơ bản nào HS : - Nghệ thuật ca, múa, nhạc được phục hồi và phát triển GV : Lương Thế Vinh đã biên soạn bộ : “ Hí Phường Phả Lục “ nêu nguyên tắc biểu diễn hát, muá ? Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện như thế nào HS : Biểu hiện đặc sắc ở các công trình Lăng tẩm, cung điện Lam Kinh ? Gọi hs đọc phần in nghiêng sgk GV : Treo hình : Tượng voi chầu bằng đá ( Lam Kinh-Thanh Hoá) là một trong những dấu vết còn sót lại hết sức tiêu biểu cho nghệ thuât kiến trúc và điêu khắc thời Lê Sơ đã đạt được sự điêu luyện về kĩ thuật và sự đồ sộ về phong cách. ? Vì sao quốc gia đại Việt đạt những thành tựu trên GHI BẢNG 1. Tình hình giáo dục và thi cử (20’) - Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Mở nhiều trường công ở các lộ, đạo, phủ - Hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại, đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. - Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo nho, đạo nho chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo và đoạ giáo bị hạn chế. Tổ chức được 26 khoa thi Tiến sĩ, lấy đỗ được 989 Tiến Sĩ, 20 trạng nguyên 2.Văn học, khoa học, nghệ thuật (15’) a. Văn học : -Văn học chữ Hán chiếm ưu thế - Văn học chữ nôm giữ vị trí quan trọng. Tiêu biểu: - Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca - Văn học chữ nôm: Quốc âm thi tập, Hồng đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn - Văn thơ thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. b. Khoa học : - Sử học: + Đại việt sử kí toàn thư + Đại việt sử kí.... - Địa lí: + Dư điạ chí + Hồng đức bản đồ + Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu - Toán học : + Lập thành tóan pháp + Đại hành toán pháp... c. Nghệ thuật : - Nghệ thuật sân khấu: ca, múa, nhạc, chèo tuồng... đều phát triển - Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện. 3. Củng cố, luyện tập: (3’)Khoanh tròn câu đúng nhất 1.Dưới thời nhà Lê thì.. chiếm vị trí đôc tôn ? a. Nho giáo b. Phật giáo c. Đạo giáo 2.Thời Lê sơ việc thi cử chia làm mấy cấp ? a. 1 b. 2 c. 3 4 Hướng dẫn học ở nhà (2 p) - Học bài và làm các bài tập đầy đủ. - Đọc trước phần IV: Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc ..& & &. IV. Rót kinh nghiÖm: 7 A: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 7B: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 24/01/2016 Ngày dạy: 7B: 28/01/2016 ( Tiết 3) 7A: /02/2016 (Tiết 1) Bài 20. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527) (TIẾP) Tiết 43: IV. MÔT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC 1. Mục tiêu a. Kiến thức : Hiểu biết sơ lược về cuộc đời và những cống hiến to lớn cuả một số danh nhân văn hoá tiêu biểu là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ở thế kỉ XV b. Tư tưởng :Tự hào và biết ơn những bậc danh nhân thời Lê, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc c. Kĩ năng : Đánh giá phân tích các sự kiện lịch sử 2. Chuẩn bị : a. Thầy - Chân dung Nguyễn Trãi - Sưu tầm câu chuyện dân gian về các danh nhân văn hoá b. Trò : Đọc trước bài ở nhà 3. Tiến trình tiết dạy 1. ổn định lớp (1p) : Kiêm tra sĩ số 2.. Kiểm tra bài cũ (5p): ?- Trình bày tình hình giáo dục và thi cử thời Lê sơ? 3. . Bài mới (37p) Đặt vấn đề vào bài mới : Tất cả những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học, nghệ thuật, mà các em vừa nêu một phần lớn phải kể đến công lao đóng góp của các danh nhân văn hoá.Như vậy ở thời Lê sơ chúng ta có các danh nhân văn hóa tiêu biểu nào. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào IV của bài là Một số danh nhân văn hóa dân tộc ? Hãy nhắc lại sơ lược vài nét về tiểu sử Nguyễn Trải ? Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi có vai trò như thế nào HS : Là nhà chính trị quân sự đại tài, những đóng góp của ông là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn ? Bên cạnh đó thì Nguyễn Trải còn là người như thế nào Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc đồng thời ông còn là một danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi đã được UNESCO công nhân là danh nhân văn hoá thế giới do những đóng góp và cống hiến hết sức lớn lao ? Như vậy thì sau khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trải đã có đóng góp gì đối với đất nước ? Các tác phẩm của ông tập trung phản ánh vấn đề gì ? Qua nhận xét của Lê Thánh Tông thì Nguyễn Trải có những đóng góp gì HS : Là anh hùng dân tộc ( theo Lê Thái Tổ chinh chiến hết sức gian khổ đặc biệt là trong thời ki đầu của cuộc khởi nghĩa) - Là bậc mưu lược trong nghĩa quân Lam Sơn ( bàn kế hoạch đánh giặc, thảo thư văn để dụ địch quy hàng) - Là nhà văn hoá kiệt xuất là tinh hoa của thời đại lúc bấy giờ, tên cuả ông rạng rở trong lịch sử GV Chuyển ý : Bên cạnh Nguyễn Trải thì đất nước ta còn có rất nhiều vị anhhùng dân tộc. Chúng ta sẽ chuyển sang phần 2 ? Trình bày vài nét về tiểu sử vua Lê Thánh Tông ? Lê Thánh Tông là vị vua như thế nào ? Về văn học Lê Thánh Tông đã có những đóng góp gì HS : Lập Hội tao đàn và làm chủ soái => Hội Tao Đàn đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời ? Nội dung thơ văn của Lê Thánh Tông tập trung thể hiện điều gì HS : - Thể hiện tinh thần yêu nước - Tinh thần d6n tộc sâu sắc ? Như vậy, thì Lê Thánh Tông có những tác phẩm văn học tiêu biểu nào GV : Dây là những tác phẩm văn học rất có giá trị, cả chữ Hán và chữ Nôm khoảng 300 bài. GV : Thơ văn của Lê Thánh Tông và hội tao đàn phần lớn ca ngợi nhà Lê, ca ngợi phong cảnh đất nước, đậm đà tinh thần yêu nươc. => ông là nhân vật xuất sắc về mọi mặt GV Chuyển ý : Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về Ngô Sĩ Liên ? Ngô Sĩ Liên là người như thế nào ? ông có tác phẩm nổi tiếng nào HS : Tác giả cuốn : “ Đại Việt Sử Kí Toàn Thư” gồm 15 quyển => Ghi chép một cách hết sức cụ thể từ thời Hồng Bàng đến năm 1427 ? Tên tuổi của Ngô Sĩ Liên còn để lại dấu ấn gì HS : - Các ngôi trường mang tên Ngô Sĩ Liên - Các con phố nổi tiếng cũng mang tên Ngô Sĩ Liên GV : Để ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân dân tộc thì nhân dân ta đã lập đền thờ hoặc dùng tên của các vị anh hùng ấy đặt tên cho các ngôi trường hoặc các con phố. Để khi nhìn vào đó chúng ta thầm biết ơn cũng như là tưởng nhớ họ ? Vậy bản thân là một hs các em thể hiện lòng biết ơn của mình như thế nào đối với các anh hùng dân tộc. GV Chuyển ý : Bên cạnh các vị anh hùng dân tộc chúng ta vừa tìm hiểu thì vẫn còn một vị anh hùng dân tộc nữ cũng hết sức tiêu biểu đó là Lương Thế Vinh. Chúng ta sẽ chuyển sang phần 4 HS đọc phần 4 sgk.103 ? Hãy trình bày vài nét về Lương Thế Vinh Thảo luận nhóm 2p GV : Trạng nguyên Lương Thế Vinh còn được gọi bằng một tên gọi khác nữa đó là Trạng Lường 1. Nguyễn Trãi ( 1380 -1442) (15p) - Là nhà chính trị quân sự đại tài,dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới - Viết nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học,địa lý học + Văn học: Bình Ngô Đại Cáo +Sử học: Quân trung từ mệnh tập + Điạ lí học: Dư địa chí - Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại, Cả cuộc đời ông nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. 2. Lê Thánh Tông ( 1442-1497)(12p) - Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, quân sự. - Là một nhà văn, nhà thơ lớn nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỷ XV - Lập Hội tao đàn và làm chủ soái - Ông có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Hồng Đức quốc âm thi tập... - Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc => ông là nhân vật xuất sắc về mọi mặt 3. Ngô sĩ Liên ( thế kỷ XV) (5p) - Là nhà sử học nổi tiếng thế kỉ XV - Năm 1442 đỗ Tiến Sĩ - ông là một trong những tác giả bộ Đại Việt Sử Kí Toàn Thư ( 15 quyển) 4. Lương Thế Vinh ( 1442 - ? ) (5p) - Năm 1463, ông đỗ tiến sĩ - Là nhà toán học nổi tiếng thời Lê Sơ, ông có nhiều tác phẩm có giá trị. -Về toán học: Đại hành toán pháp - Về phật giáo: Thiền môn giáo khoa - Về nghệ thuật: Hí phường phả lục 4. Củng cố , Luyện tập(3p): Ghép cột A và cột B sao cho phù hợp : A B 1.Nguyễn Trải 2. Lê Thánh Tông 3. Ngô Sĩ Liên 4. Lương Thế Vinh a.Đại Việt Sử Kí Toàn Thư b.Hí phường phả lục c.Hội tao đàn b.Bình Ngô Đại Cáo 1 +. 2 + 3 +. 4+ 5.. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(1’) - Học bài - Xem tiếp : ôn tập chương IV Nắm được sự phát triển của đất nước thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. - So sánh điểm giống và khác nhau giữa thời thịnh trị nhất với thời Lý-Trần. .& & &.. IV. Rót kinh nghiÖm: 7 A: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 7B: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Cảnh Hóa, ngày 25 tháng 01 năm 2016 Kí duyệt TCM TT: Lê Thi Mai Trang Ngày soạn: 17/01/2016 Ngày dạy: 9B: 23/01/2016: (Tiết 2) 9A : 22/01/2016 (Tiết 5)( dạy bù chiều T6) Tiết 22 BÀI 18. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng. Ý nghĩa lịch sử to lớn của việc Đảng ra đời - Nội dung chính của Luận cương chính trị tháng 10/1930 2. Tư tưởng: Giáo dục lòng yêu Đảng và yêu Bác Hồ người đã có công sáng lập ĐCS 3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng tranh ảnh lược đồ, phân tích, đánh giá II.
File đính kèm:
- Bai_24_Cuoc_khang_chien_tu_nam_1858_den_nam_1873.doc