Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 18: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Liêm

I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

1. Kinh tế

- Trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính thế giới

- Nguyên nhân:

+ Chú trọng cải tiến kĩ thuật

+ Sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân

2. Xã hội

- Sự phân hóa giàu, nghèo rõ rệt

- Nhân dân lao động bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển mạnh.

- 5/1921, ĐCS Mĩ thành lập đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 18: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14, tiết 27 Trường THCS Thị Trấn Ngày soạn: 5/11/201 GV: Nguyễn Văn Liêm
Ngày dạy: 11 – 11 - 2019 Môn: Lịch Sử 8
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 18. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức: Giúp hs nắm:
- Những nét chính về tình hình kinh tế - xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ và nguyên nhân cảu sự phát triển đó
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) và “chính sách mới” của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
b. Kỹ năng: 
- Biết sử dụng và khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế - xã hội
- Bước đầu tư duy so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử
c. Thái độ: Giúp hs nhận thức được bản chất của CNTB Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội tư bản
- Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư bản.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. GV: Sử dụng phương pháp: hoạt động nhóm, trực quan, gợi mở, nêu vấn đề, thuyết trình.
- Phương tiện: Tư liệu, tranh ảnh, bản đồ thế giới, CNTT.
b. HS: SGK, sưu tầm tư liệu theo yêu cầu
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
a. KTBC: Lòng vào tiết học
* ĐVĐ: Kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX phát triển mạnh nhưng cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Tổng thống Ru-dơ-ven áp dụng chính sách mới để giải quyết khó khăn của nước Mĩ. Vậy cải cách có thành công hay không ta tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.(1’)
b. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1. NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX (15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
*Hoạt động 1:
- Giới thiệu sơ lược về nước Mĩ.
- Tổ chức cho hs hoạt động nhóm:
 + Em nhận xét gì về tình hình kinh tế, xã hội nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất? ( trong những năm 20 của thế kỉ XX ).
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm ---> bổ sung thêm một số nọi dung mà hs giửa các nhóm chưa làm rỏ.
( GV hướng dẩn hs quan sát và phân tích H65,66,67.)
- GV: Trong những năm 20 tình hình kinh tế Mĩ phát triển nhưng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội sâu sắc, vậy Mĩ trong những năm 1929-1939 như thế nào? Ta sang phần II
- Quan sát và bồ sung thêm
- HS hoạt động nhóm ---> đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe ---> nhận xét ---> bổ sung.
- HS các nhóm tương tác qua lại bằng các câu hỏi có liên quan.
+ Qua H65,66 phản ánh điều gì?
+ Ngoài 2 bức ảnh H65,66 , điều nào chứng tỏ kinh tế Mĩ phát triển? (Sản lượng CN Mĩ tăng 69%...)
+ Nguyên nhân nào giúp cho nền kinh tế Mĩ phát triển?
(Tham gia chiến tranh muộn, thu nhiều lợi nhuận từ nước thắng trận.;Dùng mọi biện pháp cải tiến kĩ thuật)
+ Qua H65,66 và H67 nhận xét về tình hình nước Mĩ? ( Sự phân biệt giàu, nghèo)
+ Cuộc sống của nhân dân lao động Mĩ như thế nào? (Thất nghiệp, bị bóc lột)
+ Đảng cộng sản ra đời trong bối cảnh nào? (Do phong trào công nhân và nhân dân lao động phát triển mạnh.)
- Lắng nghe và ghi nhớ
I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
1. Kinh tế
- Trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính thế giới
- Nguyên nhân: 
+ Chú trọng cải tiến kĩ thuật
+ Sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân
2. Xã hội
- Sự phân hóa giàu, nghèo rõ rệt
- Nhân dân lao động bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển mạnh.
- 5/1921, ĐCS Mĩ thành lập đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân.
HOẠT ĐỘNG 2. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939 (20’)
*Hoạt động 2:
- Tổ chức cho hs hoạt động nhóm:
 + Nước Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng như thế nào?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khủng hoảng?
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra hậu quả gì?
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm ---> bổ sung thêm một số nọi dung mà hs giửa các nhóm chưa làm rỏ.
+ Yêu cầu nhắc lại con đường thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản?
+ Vậy nước Mĩ thì sao?
? Em hãy nêu nội dung chính sách mới?
Yêu cầu quan sát h69 và nhận xét
? Chính sách mới có tác dụng gì?
- GV nhận xét, bổ sung và liên hệ với Việt Nam
- HS hoạt động nhóm ---> đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe ---> nhận xét ---> bổ sung.
(Nhuyên nhân: Sản xuất nhanh không kiểm soát, nhưng sức mua của quần chúng lại không có sự gia tăng→ hàng hóa ế thừa Hàng nghìn ngân hàng, công ti bị phá sản)
- HS các nhóm tương tác qua lại bằng các câu hỏi có liên quan.
+ Gánh nặng khủng hoảng đè nặng lên vai tầng lớp nào?( Công nhân, nông dân và lao động làm thuê)
+ Trước tình hình đó, nước Mĩ đã có biện pháp gì để thoát khỏi khủng hoảng? (Để thoát khỏi khủng hoảng Ru-dơ-ven đã đề ra chính sách mới 1932)
- Có 2 cách
- Đề ra chính sách mới
- Trình bày theo sgk
- Quan sát và nhận xét
- Nêu......
- Lắng nghe và ghi nhớ
II. Nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế
- 10/1929, Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính bị chấn động dữ dội.
- Hậu quả: 
+ 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với 1929, khoảng 75% dân trại bị phá sản. Hàng chục triệu người bị thất nghiệp.
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt→ biểu tình, tuần hành
2. Chính sách mới
Để thoát khỏi khủng hoảng Ru-dơ-ven đã đề ra chính sách mới 1932
a. Nội dung: Bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
b. Tác dụng: Góp phần giải quyết khó khăn, đưa nước Mĩ dần thoát khỏi khủng hoảng.
c. Củng cố, luyện tập (4’)
Cho hs làm bài tập trắc nghiệm
Trình bày nội dung của chính sách kinh tế mới?
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà (1’)
- Học bài
- Xem bài 19: Tình hình Nhật Bản
e. Bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân  ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 18 Nuoc Mi giua hai cuoc chien tranh the gioi 1918 1939_12716422.doc