Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

-Gv giới thiệu về vùng đất Nêdeclan có nền kinh tế TBCN phát triển mạnh nhưng phong kiến Tây Ban Nha thống trị đã kìm hãm sự phát triển này.

GV:Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc cách mạng Hà Lan?

Hs : trả lời theo SGK

Gv nhận xét, cho Hs ghi bài

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14683 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI ( TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI-NĂM 1917)
Chương I:
THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CNTB
( TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)
Tuần:1-Tiết: 1 
Ngàydạy:18/8/2014
Bài 1:NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
1. MỤC TIÊU :
1.1.Kiến thức :
HS biết:
	-Những chuyển biến lớn về kinh tế ,chính trị, xã hội ở Châu Âu trong các thế kỉ XVI-XVII.
 	 -Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa các lực lượngsản xuất mới – tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến .
	HS hiểu:	
 	 -Cách mạng Hà Lan – Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên 
 	 -Cách mạng tư sản Anh , Ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng tư sản Anh .
1.2. Kĩ năng :
	HS thực hiện được:
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
	HS thực hiện thành thạo:
	-Phân tích nội dung qua tranh ảnh
1.3.Thái độ :
	Thói quen:
	- Bồi dưỡng Hs nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
	Tính cách:
-Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến. GDMT
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
 	-Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
 	-Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.Ý nghĩa lịch sử và hạn chế của cách mạng tư sản Anh.
3.. CHUẨN BỊ :
3.1.Giáo viên:
3.2.Học sinh : Chuẩn bị bài ,Sách giáo khoa,tập ghi
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Điểm danh
4.2.Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
4.3.Tiến trình bài học: 
*Gíơi thiệu bài mới:Gv giới thiệu bài thông qua việc giới thiệu chương trình lớp 8.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung hoạt động
Hoạt đđộng 1 : 8’
-Kiến thức:Trình bày được nguyên nhân ,diễn biến và kết quả của cuộc cách mạng Hà Lan.
-Kĩ năng:Phân tích,trình bày.
-Gv giới thiệu về vùng đất Nêdeclan có nền kinh tế TBCN phát triển mạnh nhưng phong kiến Tây Ban Nha thống trị đã kìm hãm sự phát triển này.
GV:Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc cách mạng Hà Lan?
Hs : trả lời theo SGK
Gv nhận xét, cho Hs ghi bài
GV:Em hãy nêu diễn biến cuộc cách mạng Hà Lan ?
 Hs : Trình bày theo SGK
GV:Tính chất của cuộc cách mạng Hà Lan ?
 Hs: Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
* Hs thảo luận theo câu hỏi:3’
 GV:Vì sao lại coi là cuộc cách mạng Tư sản ?
 Hs thảo luận trình bày: Đánh đổ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội tiến bộ hơn, mở đường cho kinh tế TBCN ở Hà Lan phát triển.
GV:Cách mạng Hà Lan diễn ra dưới hình thức nào ?
Hs: Đấu tranh giải phóng dân tộc
Gv: Sau khi giành độc lập, tỉnh Hà Lan giàu mạnh nhất được chọn làm thủ đô.
 Gv chuyển ý sang mục II
Hoạt động 2 :25’
-Kiến thức:Biết được nguyên nhân,trình bày được diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh.
-Kĩ năng:Trình bày
GV:Biểu hiện sự phát triển của CNTB ở Anh ?
 Hs: Xuất hiện công trường thủ công, kinh tế hàng hóa phát triển, nhiều trung tâm cộng nghiệp, thương mại tài chính…
GV:Kinh tế TBCN phát triển đem đến hậu quả gì ?
 Hs: Làm thay đổi thành phần xã hội, xuất hiện tầng lớp quý tộc mới và tư sản, nông dân bị bần cùng hóa. 
Gv kể chuyện rào đất cướp ruộng ở Anh, đây là thời kì “ Cừu ăn thịt người”
Gv:Vì sao có nạn rào đất ,cướp ruộng.,hậu quả?(GDMT)-giành cho HS khá,giỏi.
Gv giải thích thuật ngữ “ Quý tộc mới” là tầng lớp quý tộc phong kiến đã tư sản hóa, kinh doanh TBCN, xuất hiện ở châu Aâu vào thế kỉ XVI, mạnh nhất ở Anh.
GV:Vì sao nông dân phải bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống ?
 HS: Họ bị mất hết ruộng đất trở nên nghèo khổ, bị bần cùng hóa.
 Gv chuyển ý sang mục 2
GV:Việc xử tử vua Saclơ I có ý nghĩa như thế nào ?
 Hs:Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh, đồng thời đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến, thắng lợi của CNTB.
GV:Tại sao vua Saclơ I bị xử tử, cách mạng Anh vẫn chưa chấm dứt ?
 Hs: Vua bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa, cách mạng đạt đến đỉnh cao. Cách mạng chưa chấm dứt vì quần chúng nhân dân chưa được hưởng quyền lợi gì, muốn đẩy cách mạng đi xa hơn nữa và đề ra yêu sách của mình. Nền cộng hòa đàn áp họ dã man.
GV:Quý tộc mới có vai trò như thế nào trong cách mạng Anh ?
Hs: Vừa lãnh đạo cách mạng vừa hạn chế cách mạng cho phù hợp lợi ích của mình. Nó chi phối tiến trình, kết quả, tính chất của cách mạng, tầng lớp này tiến hành cách mạng không triệt để.
GV:Vì sao sau cuộc đảo chính 1688, Anh trở thành nước Quân chủ lập hiến ?
Hs: Thực chất vẫn là chế độ Tư bản nhưng tư sản chống lại nhân dân, không muốn cách mạng đi xa hơn để bảo vệ quyền lợi của Tư sản và quý tộc mới.
 Gv chuyển ý
GV:Nêu kết quả của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII ?
 Hs trả lời theo SGK- Gv nhận xét cho HS ghi bài.
GV:Tại sao cách mạng tư sản Anh là cách mạng không triệt để ?
 Hs: Lãnh đạo cách mạng là Tư sản và quý tộc mới, nhiều tàn dư phong kiến không bị xóa bỏ. Nông dân không được chia ruộng đất mà còn tiếp tục đẩy đến chỗ bị chiếm và bị đẩy đến chỗ phá sản hoàn toàn.
 I- SỰ BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TÂY ÂU TRONG CÁC THẾ KỈ XV-XVII. CÁCH MẠNG HÀ LAN THẾ LỈ XVI :
 1. Một nền sản xuất mới ra đời (HS đọc thêm ).
2. Cách mạng Hà lan thế kỉ XVI :
* Nguyên nhân:
- Thế kỉ XVI ,nền kinh tế TBCN ở Nê-đec-lan phát triển mạnh nhất Châu Aâu nhưng bị phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của TBCN ở Nêdeclan.
-Chính sách cai trị của Tây Ban Nha quá hà khắc làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc.
 * Diễn biến: Tháng 8.1566, nhân dân Nêdeclan nổi dậy chống phong kiến Tây Ban Nha song bị đàn áp.
 - Năm 1581, các tỉnh miền Bắc thành lập “các tỉnh liên hiệp” .
 - Năm 1648, Hà Lan chính thức được độc lập.
*Ý nghĩa: Đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới,đã lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha ,mở đường cho CNTB phát triển.
II. CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH THẾ KỈ XVII :
1.Sự phát triển của CNTB ở Anh
*Nguyên nhân:
- Kinh tế: Công trường thủ công, kinh tế hàng hóa, trung tâm công nghiệp, thương mại..phát triển mạnh.Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp ,thương nghiệp ,tài chính lớn nhất nước Anh.
-Ở nông thôn ,nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản ,bằng cách”rào đất cướp ruộng”,biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ ,thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. 
-Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới ,còn nông dân thì mất đất nghèo khổ.
-Chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới ,ngăn cản họ phát triển theo con đường tư bản .Vì vậy ,giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh lại với nhau lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ,xác lập quan hệ sản xuất TBCN.
2. Tiến trình cách mạng(HS đọc thêm)
3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh.
- Chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, thoát khỏi sự thống trị của phong kiến.
- Đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn “ngôi vua”.Mặt khác ,cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi của giai cấp tư sản và quý tộc mới ,còn nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.
 GV:Vì sao nói cách mạng Anh thế kỉ XVII là cách mạng không triệt để ?
-Lãnh đạo cách mạng là liên minh tư sản và quý tộc mới, nên nhiều tàn dư phong kiến không bị xóa bỏ. Nông dân không được chia ruộng đất mà còn tiếp tục bị đẩy đến chỗ bị phá sản).
GV: Cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa như thế nào ?
-Chế độ TBCN được xác lập, kinh tế TBCN được phát triển.
-Giai cấp tư sản thoát khỏi sự thống trị của giai cấp phong kiến.
 4.5.Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học tiết này:
	-Học mục I.2,II.3
*Đối với bài học tiết học tiếp theo:
- Phần III: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 
-Chú ý: Nguyên nhân của cuộc chiến tranh.Kết quả ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
5.Phụ lục

File đính kèm:

  • docBai 1 Nhung cuoc cach mang tu san dau tien.doc