Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức:

+ Hiểu được hành động quyết tâm xâm lược nước ta của nhà Tống.

+ Trình bày được diễn biến chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Kĩ năng:

 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác.

- Thái độ:

+ Lòng tự hào dân tộc, biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.

+ Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái, tình đoàn kết dân tộc.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

¬- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án ; Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần 2; tài liệu liên quan đến bài học.

- Học sinh: SGK, soạn bài, tập ghi,

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)

1/ Ổn định lớp.

2. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’)

* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.

- GV: Trình bày sự việc tấn công thành Ung Châu của Nhà Lý.

- HS: Trình bày.

 - GV: Em có nhận xét như thế nào về chủ trương của nhà Lý ?

 - Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

 - Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống triều Lý đã làm gì?

 - Trình bày diễn biến cuộc tấn công vào đất Tống của Lý Thường Kiệt.

- GV: Sau khi tiến công sang đất Tống với mục đích tự vệ, Lý Thường Kiệt đã chủ động rút quân về nước và hạ lệnh cho cả nước bố phòng. Về phía quân Tống sau khi bị quân ta tập kích, chúng có thái độ và những hành động tiếp theo. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài hôm nay !

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/09/2019 	 Tuần 8
Ngày dạy : /09/2019 	 Tiết 15
Bài 11
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 – 1077)
I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Trình bày được âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ đồng thời để giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội.
+ Hiểu được cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng.
- Kĩ năng:
+ Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc kháng chiến.
+ Phân tích nhận xét nhân vật, đánh giá các sự kiện lịch sử...
- Thái độ:
+ Giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
+ Bồi dưỡng lòng dũng cảm, tình cảm nhân ái, tình đoàn kết dân tộc.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lục tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN , giáo án ; Sơ đồ tổ chức hành chính nhà nước để trống.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ. 	
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (7’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Nhà Lý được thành lập như thế nào ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ?
- HS: Trả lời.
 - Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền nhà nước thời nhà Lý
 	- Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
- GV: Từ khi đất nước ta xây dựng nền độc lập tự chủ dưới thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, các triều đại phong kiến Việt Nam đều rất quan tâm tới mối quan hệ bang giao với các nước láng giềng (Trung Quốc). Song từ thế kỉ XI, mối quan hệ đó ngày càng xấu đi bởi nhà Tống có âm mưu và hành động xâm lược, vì vậy nhân dân Đại Việt phải khẩn trương tiến hành chuẩn bị kháng chiến chống xâm lược Tống,
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (33’)
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Ghi bảng
Hoạt động 1: 15’
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu được âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ đồng thời để giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội.
?Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại Việt như thế nào?
? Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
? Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã làm gì?
? Chúng xúi giục Cham Pa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì? 
? Đứng trước âm mưu xâm lược, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào?
? Cho biết 1 vài nét về Lý Thường Kiệt?
- Giảng: Lý Thường Kiệt cùng quân sĩ ngày đêm luyện tập, mộ thêm binh lính, quyết làm thất bại âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đưa Lý Đạo Thành, 1 đại thần có uy tín cùng làm việc nước; vua Lý Thánh Tông và thái uý Lý Thường Kiệt chỉ huy 5 vạn quân đánh Cham Pa, vua Cham Pa bị bắt làm tù binh buộc Cham Pa cắt 3 châu ( Thuộc vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay ) chuộc vua.
* Kết luận (chốt kiến thức): Nhà Tống xâm lược nước ta là nhằm mở rộng lãnh thổ, đồng thời để giải quyết những khó khăn về tài chính và khủng hoảng về xã hội.
Hoạt động 2: 18’
* Mục tiêu của hoạt động: Hiểu được cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng. Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc kháng chiến.
? Trước tình hình như vậy, Lý Thường Kiệt chủ trương đánh giặc như thế nào? 
- Giảng: “Ngồi yên đợi giặc  chặn thế mạnh của giặc”.
? Câu nói trên thể hiện điều gì?
- Nhấn mạnh: Đây là cuộc tấn công tự vệ chứ không phải xâm lược.
- Giảng: 10/5/1075, 10 vạn quân ta chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống:
+ Quân bộ do các tù trưởng Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy vượt biên giới đánh vào châu Ung.
+ Quân thuỷ do Lý Thường Kiệt chỉ huy theo vùng ven biển Quảng Ninh đổ bộ vào châu Khâm và châu Liêm.
Để cô lập và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, Lý Thường Kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến quân tự vệ của mình.
? Việc làm đó có mục đích gì?
? Cuộc tập kích này đạt được kết quả gì?
? Tại sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ mà không phải là xâm lược?
? Việc chủ động tấn công có ý nghĩa như thế nào?
* Kết luận (chốt kiến thức): Hiểu biết được chủ trương của nhà Lý, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống
- Nhá Tống gặp nhiều khó khăn:
+ Ngân khố, tài chính nguy ngập
+ Nội bộ mâu thuẩn.
+ Bộ tộc người Liêu Hạ quấy nhiễu phía Bắc.
- Giải quyết tính trạng khủng hoảng trong nước.
- HS: Để giải quyết...
-Xúi giục vua Cham pa đánh lên từ phía Nam; phía Bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi, buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.
- Làm suy yếu lực lượng nhà Lý. 
- Cử thái uý Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.
- Là người có tài, ham học binh thư, luyện võ nghệ, có cốt cách tài năng phi thường.
- Chú ý theo dõi.
- Tiến công trước để tự vệ.
- Theo dõi.
- Thể hiện chủ trương táo bạo, giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược.
- Chú ý theo dõi.
- Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc.
- HS: Sau 42 ngày, đêm quân...
- Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho lương thảo đó là những nơi quân Tống tập trung lực lượng, lương thực, vũ khí để tấn công Đại Việt. Khi hoàn thành mục đích quân ta rút về nước.
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
- Để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.
- Xúi giục vua Cham pa đánh lên từ phía Nam; phía Bắc Đại Việt nhà Tống ngăn cản việc trao đổi, buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.
2. Nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ.
a. Hoàn cảnh.
- Nhà Tống ráo riết xâm lược Đại Việt.
 b. Diễn biến.
- 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ, bộ chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống.
c. Kết quả: Sau 42 ngày, đêm quân ta làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử.
d.Ý nghĩa: 
Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta.
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (4’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh biết phân tích, nhận xét nhân vật, đánh giá các sự kiện lịch sử. Có lòng tự hào dân tộc, thấy được tình cảm nhân ái, tình đoàn kết dân tộc. 
- GV: Hãy trình bày lại âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt.
- HS: Trả lời.
- GV: Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
- HS: Trình bày.
* Kết luận (chốt kiến thức): Thông qua các sự kiện lịch sử thấy được tinh thần dân tộc. Trân trọng và biết ơn những anh hùng dân tộc (Lý Thường Kiệt, ).
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5/ Hướng dẫn về nhà. (4’)
 	- Học bài, làm bài tập và soạn mục II. Chú ý khai thác lược đồ H.21.
	- Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
IV/ Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 22/09/2019 	 Tuần: 8
Ngày dạy: /09/2019 	 Tiết:16
Bài 11 
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 – 1077) (Tiếp theo)
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Hiểu được hành động quyết tâm xâm lược nước ta của nhà Tống.
+ Trình bày được diễn biến chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Kĩ năng:
 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác.
- Thái độ:
+ Lòng tự hào dân tộc, biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
+ Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái, tình đoàn kết dân tộc.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án ; Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần 2; tài liệu liên quan đến bài học.
- Học sinh: SGK, soạn bài, tập ghi,
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1/ Ổn định lớp.
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Trình bày sự việc tấn công thành Ung Châu của Nhà Lý.
- HS: Trình bày.
	- GV: Em có nhận xét như thế nào về chủ trương của nhà Lý ?
 - Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
 	- Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống triều Lý đã làm gì?
	- Trình bày diễn biến cuộc tấn công vào đất Tống của Lý Thường Kiệt.
- GV: Sau khi tiến công sang đất Tống với mục đích tự vệ, Lý Thường Kiệt đã chủ động rút quân về nước và hạ lệnh cho cả nước bố phòng. Về phía quân Tống sau khi bị quân ta tập kích, chúng có thái độ và những hành động tiếp theo. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài hôm nay !
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)
Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Ghi bảng
Hoạt động 1: 15’
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết được âm mưu hành động xâm lược nước ta của nhà Tống.
? Sau khi rút quân khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
- Giảng: Dự kiến địch vào nước ta theo 2 hướng, Lý Thường Kiệt đã bố trí (kết hợp chỉ lược đồ).
+ 1 đạo chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh, không cho thuỷ quân địch vượt qua.
+ Đường bộ được bố trí dọc theo chiến tuyến sông Cầu qua đoạn Như Nguyệt và xây dựng chiến tuyến Như Nguyệt không cho địch vào sâu.
+ Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.
? Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Cầu làm phòng tuyến chống quân Tống? 
-THMT: Về mặt tự nhiên nơi đây có những điểm gì nổi bật?
? Phòng tuyến sông Như Nguyệt được xây dựng như thế nào?
? Sau thất bại ở Ung Châu nhà Tống đã làm gì?
- Giảng, kết hợp lược đồ:
+1076, 10 vạn quân bộ tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta. 1 đạo do Hoà Mâu dẫn đầu tiếp ứng theo đường biển.
+ 1077, quân dân Đại Việt đã đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc
+ Thuỷ quân của chúng đã bị Lý Kế Nguyên chặn đánh 10 trận tại Quảng Ninh không thể hỗ trợ được
=> HS trình lại trên lược đồ
?Kết quả của cuộc kháng chiến này là gì?
* Kết luận (chốt kiến thức): Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo, ta đã cản được bước tiến quân của giặc buộc chúng phải đóng quân ở bờ Bắc Sông Cầu.
Hoạt động 2: 20’
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh trình bày được diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
-Dùng lựơc đồ để miêu tả trận chiến: Theo SGK
Chờ mãi không thấy thuỷ quân đến, Quách Quỳ... - Ban đêm 2 bên ngừng chiến Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ 2 vị thần Trương Hống và Trương Hát (hai tướng hi sinh - thời Hai Bà Trưng) trên bờ sông vang lên những câu thơ “ Nam quốc sơn hà”, bài thơ đựơc nhắc lại nhiều lần mạnh mẽ vang xa làm tăng sức quyết chiến, quyết thắng của quân ta, quân giặc sợ hãi chán nản khiến cho Quách Quỳ phải hạ lệnh cho các tướng sĩ “Ai còn bàn đánh thì sẽ chém”. Trước tình thế đó, Lý Thường Kiệt không cho mở các cuộc phản công ngay mà đến tận - Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt cho quân lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào các doanh trại của giặc. Quân Tống thua to và lâm vào tình thế khó khăn tuyệt vọng.
?Kết quả của trận chiến này là gì?
* THMT: Cho hs thấy được sự sáng tạo của tổ tiên ta trong việc dựa vào điều kiện tự nhiên để chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
? Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến giảng hoà thương lượng với giặc?
? Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
? Nguyên nhân thắng lợi trên sông Như Nguyệt?
? Yếu tố tự nhiên có vai trò như thế nào?
? Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt có ý nghĩa gì?
* Kết luận (chốt kiến thức): Trận chiến diễn ra ác liệt, quân Tống thua to. Ta thắng lợi là nhờ vào sự chỉ huy tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt, nhờ tinh thần đoàn kết của toàn dân. Từ chiến thắng này, quân Tống từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta, nền
- Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bố phòng.
- Quan sát và theo dõi.
- Đây là vị trí chặn ngang các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây → Thăng Long → được ví như chiến hào khó vượt qua.
- Là vùng tự nhiên chưa được con người tàn phá, có nhiều giậu tre xanh tốt.
- Được đắp bằng đất cao vững chắc
- Cho quân xâm lược Đại Việt. 
- Chú ý theo dõi.
- HS: lên bảng trình bày
-HS: 
Quân đóng ở bờ bắc sông Cầu, không lọt vào sâu được.
- Chú ý quan sát và theo dõi.
=> HS lên bảng trình bày diễn biến bằng lược đồ.
- Quân giặc “ 10 phần chết đến 5,6 phần”.
 Quách Quỳ chấp nhận giảng hoà và rút về nước
- Để đảm bảo mối quan hệ bang giao, hoà hiếu giữa 2 nước, không làm tổn thương danh dự nước lớn, đảm bảo nền hoà bình lâu dài.Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta.
-HS: Cách phòng thủ, tấn công và kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt.
- Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
- Là 1 trong những nguyên nhân giành thắng lợi của quân dân ta.
1. Kháng chiến bùng nổ.
 a. Chuẩn bị.
- Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.
- Chọn phòng tuyến sông Như Nguyệt làm nơi đối phó với quân Tống.
 b. Diễn biến.
- Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta. 
-1/1077 đại quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta.
- Lý Kế Nguyên mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn chặn bước tiến của đạo quân thuỷ.
c. Kết quả: Quân đóng ở bờ bắc sông Cầu, không lọt vào sâu được.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
 a. Diễn biến.
- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt.
- Một đêm cuối mùa xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc.
 b. Kết quả.
-Quân giặc “10 phần chết đến 5,6 phần”.
-Quách Quỳ chấp nhận giảng hoà và rút về nước.
c.Ý nghĩa: 
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
4. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (4’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh trình bày được nội dung kiến thức bài học.
- GV: Em hãy trình bày trận chiến trên sông Như Nguyệt.
- HS: Trình bày.
 	- Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt lập phòng tuyến?
- Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
 * Kết luận (chốt kiến thức):
5. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
6/ Hướng dẫn về nhà. (1’)
 Học bài, xem bài và soạn bài 12 mục I.
IV/ Rút kinh nghiệm.
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docLS7 - T8.doc