Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Trình bày được các chính sách của nhà Lý để xây dựng đất nước : dời đô về Thăng Long, đặt tên nước Đại Việt, chia lại khu vực hành chính, tổ chức bộ máy chính quyền trung ương và địa phương.
+ Xây dựng luật pháp, xây dựng quân đội.
- Kĩ năng:
+ Phân tích và nêu các ý nghĩa, các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý.
+ Rèn luyện kĩ năng đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Lý.
- Thái độ:
+ Hình thành lòng tự hào và tình thần yêu nước.
+ Bước đầu hiểu rằng, pháp luật nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lục tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án. Sơ đồ tổ chức hành chính nhà nước để trống.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Nêu những nét phát triển của nền kinh tế tự chủ Đinh - Tiền Lê.
- HS: Trả lời.
- GV: Tại sao dưới thời Đinh - Tiền Lê các nhà sư được trọng dụng.
- HS: Trả lời.
Ngày soạn: 19/09/2019 Tuần 7 Ngày dạy : 24/09/2019 Tiết 13 Bài 9: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI ĐINH TIỀN LÊ ( Tiết 2) I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ - Kiến thức: + Học sinh trình bày được các biện pháp của các vua Đinh - Tiền Lê đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. + Hiểu được những thay đổi về văn hóa, xã hội cũng có nhiều thay đổi. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích và rút ra ý nghĩa thành tựu kinh tế, văn hóa thời Đinh – Tiền Lê. - Thái độ: Học sinh ý thức trong xây dựng đất nước độc lập, kinh tế tự chủ. Biết quý trọng các truyền thống văn hóa của cha ông từ thời Đinh - Tiền Lê. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Năng lực tự học ; giải quyết vấn đề và sáng tạo ; năng lực giao tiếp và hợp tác. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học - Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án ; Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước (thời Tiền Lê) ; Lược đồ kháng chiến chống quân Tống năm 981. - Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’) 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (7’) * Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới. - GV: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê và giải thích ? - HS: Thực hiện theo yêu cầu. - GV: Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981)? - HS: Trả lời. - GV: Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân ta, và củng cố nền độc lập, thống nhất của nước Đại Cồ Việt. Đó cũng là cơ sở để xây dựng nền kinh tế, văn hóa buổi đầu độc lập. Nội dung cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay ! - HS: Theo dõi. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (33’) Hoạt động GV Hoạt động HS Ghi bảng Hoạt động 1 * Mục tiêu của hoạt động: Học sinh trình bày được các biện pháp của các vua Đinh - Tiền Lê đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp qua kĩ năng phân tích và rút ra ý nghĩa thành tựu kinh tế thời Đinh – Tiền Lê. ? Em có suy nghĩ gì về tình hình nông nghiệp thời Đinh – Tiền Lê? *THMT: ? Việc khai khẩn đất hoang có tác động hay ảnh hưởng đến môi trường không? ? Vua Lê Đại Hành tổ chức lễ cày tịch điền để làm gì? *GV nhấn mạnh: Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt ? Sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện ở mặt nào? *Giải thích: Vì đất nước đã được độc lập, các nghề được tự do phát triển, không bị kìm hãm như trước đây. Mặt khác các thợ thủ công khéo cũng không bị cống nạp. - Yêu cầu HS mô tả cung điện Hoa Lư. ? Thương nghiệp có gì đáng chú ý? ? Việc thiết lập quan hệ ban giao với nhà Tống có ý nghĩa gì? * Kết luận (chốt kiến thức): Thời Đinh – Tiền Lê nền kinh tế tự chủ bước đầu phát triển, xã hội ổn định là nhờ sự quan tâm của nhà nước và ý thức vươn lên của dân tộc. Hoạt động 2 * Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu được những thay đổi về văn hóa, xã hội cũng có nhiều thay đổi qua kĩ năng phân tích và rút ra ý nghĩa thành tựu văn hóa thời Đinh – Tiền Lê. ( HS thảo luận cặp ) -Sử dụng bảng phụ để vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội. ( HS thảo luận nhóm ) -Sử dụng bảng phụ để vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội. *Gợi ý: ? Trong xã hội có những tầng lớp nào? ? Tầng lớp thống trị và bị trị gồm những ai? - Đọc phần 1 SGK. - Nông nghiệp được coi trọng vì đây là nền tảng kinh tế của đất nước. Nhà nước chú ý đến khai khẩn đất hoang, đào vét kênh ngòi, nhân dân được chia ruộngtạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp ổn định. - HS: Không. Lúc này con người chỉ mới khai khẩn đất bị bỏ hoang. - Vua quan tâm đến sản xuất → khuyến khích nhân dân làm nông nghiệp. -HS theo dõi - Các xưởng thủ công: đúc tiền, rèn vũ khí, được thành lập; các nghề thủ công: dệt lụa, làm giấy, đồ gốm cũng tiếp tục phát triển. - Chú ý lắng nghe. - Cột dát vàng, bạc, có nhiều điện, chùa chiền, kho vũ khí, kho thóc thuế được xây dựng → quy mô cung điện hoành tráng. - Nhiều khu chợ được hình thành, buôn bán với nước ngoài phát triển - Củng cố nền độc lập → tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển. - Có 2 tầng lớp cơ bản: thống trị và bị trị. - Vua, quan văn, quan võ, và 1 số nhà sư; bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, địa chủ, nô tì. II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ 1.Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ. * Nông nghiệp. - Nông dân được chia ruộng. - Khai khẩn đất hoang, đào vét kênh mương được chú trọng. => Nông nghiệp ổn định và phát triển. -Trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích. * Thủ công nghiệp. - Xây dựng một số xưởng thủ công: Xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, may mũ áo...xây dựng cung điên, chùa chiền, nhà cửa... - Nghề cổ truyền được phát triển như dệt lụa, làm gốm. * Thương nghiệp. - Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành. - Buôn bán với nước ngoài. 2. Đời sống xã hội và văn hóa. a. Xã hội. SƠ ĐỒ CÁC TẦNG LỚP TRONG XÃ HỘI Vua Quan văn Quan võ Nhà sư Nông dân Địa chủ Thương nhân Thợ thủ công Nô tì ?Văn hoá nước ta có gì đáng chú ý? ? Vì sao nhà sư thời kì này được trọng dụng? - Vì sao nhà sư thời kì này được trọng dụng? ( GV giải thích ) *GV cho học sinh quan sát ảnh một số chùa nêu trong SGK. ? Đời sống của người dân có gì đáng chú ý? * Kết luận (chốt kiến thức): Đời sống xã hội, văn hoá có nhiều đổi thay. -HS: +Giáo dục chưa ... +Đạo Phật được +Chùa chiền . -HS: Do đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư có học, giỏi chữ Hán → nhà sư trực tiếp dạy học, làm cố vấn trong ngoại giao =>nhà sư được nhân dân quý trọng. -HS: quan sát tranh ảnh. - Rất bình dị, nhiều loại hình văn hoá dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, võ, vật diễn ra trong các lễ hội. b. Văn hoá. - Giáo dục chưa phát triển. - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. - Chùa chiền được xây dựng nhiều. -nhà sư được nhân dân quý trọng. - Các loại hình văn hoá dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền...tồn tại và khá phát triển. 3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’) * Mục tiêu của hoạt động: Học sinh ý thức trong xây dựng đất nước độc lập, kinh tế tự chủ. Biết quý trọng các truyền thống văn hóa của cha ông từ thời Đinh - Tiền Lê. - GV: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê phát triển ? - HS: Nhà nước quan tâm của và xã hội ổn định. - GV: Đời sống xã hội và văn hóa nước ta thời Đinh – Tiền Lê có gì biến đổi ? - HS: Trình bày. * Kết luận (chốt kiến thức): Tiếp tục xây dựng và bảo vệ nền độc lập, tự chủ về kinh tế. Trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có) 5/ Hướng dẫn về nhà: - Học bài, xem bài 10 và trả lời câu hỏi trong bài. - Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý. IV/ Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: 19/09/2019 Tuần 7 Ngày dạy: /09/2019 Tiết 14 Chương II NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (XI – XII) Bài 10 NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ - Kiến thức: + Trình bày được các chính sách của nhà Lý để xây dựng đất nước : dời đô về Thăng Long, đặt tên nước Đại Việt, chia lại khu vực hành chính, tổ chức bộ máy chính quyền trung ương và địa phương. + Xây dựng luật pháp, xây dựng quân đội... - Kĩ năng: + Phân tích và nêu các ý nghĩa, các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý. + Rèn luyện kĩ năng đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Lý. - Thái độ: + Hình thành lòng tự hào và tình thần yêu nước. + Bước đầu hiểu rằng, pháp luật nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh Năng lục tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học - Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án. Sơ đồ tổ chức hành chính nhà nước để trống. - Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’) 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’) * Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới. - GV: Nêu những nét phát triển của nền kinh tế tự chủ Đinh - Tiền Lê. - HS: Trả lời. - GV: Tại sao dưới thời Đinh - Tiền Lê các nhà sư được trọng dụng. - HS: Trả lời. - GV giới thiệu bài mới: Sau một thờii gian trị vì đất nước ổn định, kinh tế vững vàng, nhưng đến cuối thời Tiền Lê (thế kỉ X) tình hình không còn như trước nữa sự suy yếu đã làm cho nhà Tiền Lê sụp đổ... - HS: Theo dõi. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’) Hoạt động GV Hoạt động HS Ghi bảng Hoạt động 1: 19’ * Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết được sự việc thành lập nhà Lý: Chuyển giao chính quyền từ nhà Lê sang nhà Lý, việc dời đô về Thăng Long, đặt tên nước Đại Việt, chia lại khu vực hành chính, tổ chức bộ máy chính quyền trung ương và địa phương. - Nói sơ lược về vua Lê Long Đĩnh “ Vua Lê Long Đỉnh mắc bệnh trĩ..Long Đỉnh là ông vua tàn bạo.” ? Khi Long Đĩnh chết quan lại trong triều tôn ai làm vua? ? Tại sao Lý Công Uẩn được tôn làm vua? *Giảng: 1010 Lý Công Uẩn quyết định dời kinh đô Hoa Lư về Đại La và đổi thành Thăng Long ? Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long? -HS đọc phần chữ nhỏ SGK ? Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của ông cha ta? - Nói: 1054 nhà Lý xây dựng và củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương. -Yêu cầu HS đọc kênh chữ. ? Ai là người đứng đầu nhà nước? ? Quyền hành của vua như thế nào? ? Giúp vua lo việc nước là ai? ? Bộ máy chính quyền ở địa phương được tổ chức như thế nào? (Thảo luận cặp) - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý. GV hướng dẫn Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý. * Kết luận (chốt kiến thức): Học sinh thấy được việ chuyển giao chính quyền từ nhà Lê sang nhà Lý diễn ra trong hoà bình, đúng ước nguyện của nhân dân. Việc dời đô về Thăng Long, đặt tên nước Đại Việt, chia lại khu vực hành chính, tổ chức bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thể hiện sự tiến bộ, chặt chẽ, quy củ... Hoạt động 2: 16’ * Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được việc xây dựng luật pháp nhà nước, xây dựng quân đội là cơ sở cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Học sinh có kĩ năng phân tích và nêu các ý nghĩa, các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý. *GV : Năm 1042......Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. ?Nêu nội dung chủ yếu của bộ hình thư ? ? Bộ hình thư bảo vệ ai? Bảo vệ cái gì? *GV nhấn mạnh và liên hệ với luật pháp ngày nay. ? Quân đội nhà lý gồm mấy bộ phận? -Yêu cầu HS đọc bảng phân chia giữa cấm quân và quân địa phương, nêu nhận xét. ? Nhà Lý ban hành chính sách đối nội , đối ngoại như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về các chủ trương trên? * Kết luận (chốt kiến thức): Việc xây dựng luật pháp nhà nước, xây dựng quân đội và chủ trương xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng là cơ sở tiền đề cho việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. - Lắng nghe. - Lý Công Uẩn được tôn làm vua. - Vì ông vừa có đức vừa có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng. - Chú ý lắng nghe. - Địa thế thuận lợi và là nơi tụ họp bốn phương. -HS đọc thông tin SGK - Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và khẳng định ý chí tự cường của dân tộc. - Chú ý lắng nghe. - Đọc phần chữ in nghiêng SGK trang 36. - Vua. - Nắm tất cả các quyền. - Quan văn, quan võ. - Có 24 lộ, phủ dưới phủ là huyện, hương và xã. -Học sinh vẻ sơ đồ - Chú ý lắng nghe. -Bảo vệ vua và cung điện. -Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân. ..... - Bảo vệ vua, bảo vệ triều đình, bảo vệ trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp. *HS theo dõi, liên hệ -Quân đội gồm hai bộ phận. - Tổ chức chặt chẽ, quy củ. - Gả công chúa, ban quan tước cho các tù trưởng dân tộc; trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt. - Giữ quan hệ với Trung Quốc và Cham Pa, kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc. - Vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo. 1. Sự thành lập nhà Lý. - Năm 1005, Lê Hoàn mất → Lê Long Đỉnh nối ngôi → Năm1009, Lê Long Đĩnh mất → triều Lê chấm dứt → Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua.→ Nhà Lý thành lập. - Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành là Thăng Long. - 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. - Sơ đồ tổ chức chính quyền. ( Cuối bài ) 2. Luật pháp và quân đội. -Luật pháp : 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư. *Nội dung : +Bảo vệ vua và cung điện. +Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân +Nghiêm cấm giết mổ trâu, bò. +Bảo vệ sản xuất nông nghiệp. +Sử phạt nghiêm khắc với kẻ phạm tội. -Quân đội: + Gồm có quân bộ và quân thủy. + Chia làm hai loại: cấm quân và quân địa phương. -Chính sách đối nội, đối ngoại : + Đối nội : Gả công chúa, ban quan tước cho các tù trưởng dân tộc; trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt. + Đối ngoại : Giữ quan hệ với bình thường nhà Tống và Cham Pa. Vua Quan đại thần Quan văn Quan võ 24 lộ, phủ Huyện Hương, xã 3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’) * Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết được sự thành lập nhà Lý, tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương, xây dựng pháp luật, quân đội, các chính sách nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước. Rèn luyện kĩ năng đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Lý. - GV: Nhà Lý được thành lập như thế nào ? - HS: Trả lời. - GV: Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao ? - HS: Trả lời. - GV: Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ? - HS: Trả lời. - GV: Vai trò của Lý Công Uẩn như thế nào trong việc thống nhất nước nhà ? - HS: Trả lời (công lao to lớn, vai trò quan trọng). * Kết luận (chốt kiến thức): Nhà Lý thành lập, tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương, xây dựng pháp luật, quân đội, các chính sách nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước. Lý Công Uẩn có vai trò quan trọng, có công lao to lớn của trong công cuộc xây dựng, tổ chức chính quyền, ổn định xã hội, thống nhất và phát triển đất nước. 4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng: (nếu có) 5/ Hướng dẫn về nhà. - Học bài, xem bài 11. - Trình bày những chuyển biến về kinh tế và văn hóa thời Lý. - Sưu tầm tranh ảnh. - “Ngồi yên đợi giặc chặn thế mạnh của giặc”. Câu nói trên thể hiện điều gì? - Tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất. IV/ Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Nhận xét Kí duyệt: /9/2019 Trương Triều Trung
File đính kèm:
- LS7 - T7.doc