Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức:

+ Học sinh biết hệ thống lại kiến thức về lịch sử thế giới trung đại.

+ Hiểu được nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội.

- Kĩ năng:

Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện thông qua hệ thống bài tập.

- Thái độ:

Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống, thành tựu văn hóa khoa học mà các dân tộc đã đạt được.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

Năng lực tự học ; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án ; Bản đồ châu Á, châu Âu ; Tư liệu về xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây.

- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi, giấy kiểm tra, dụng cụ học tập (thước thẳng).

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (1’)

* Mục tiêu của hoạt động: Hướng học sinh vào nội dung bài học.

- GV: Những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử thế giới trung đại : sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở cả châu Âu và phương Đông. Để nắm kĩ hơn kiến thức đã học, hôm nay chúng ta cùng ôn lại nội dung qua các bài tập.

- HS: Theo dõi.

2. Hoạt động hình thành kiến thức: (29’)

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08 /09/2019 	 Tuần 5
Ngày dạy : 10/09/2019 Tiết 9
Bài 7
 NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức:
 	 - Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.
 	 - Nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội.
 	 - thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
*Thái độ:
Giáo dục niềm tin, long tự hào và truyền thống lịch sử, thành tựu văn hoá, khoa học kĩ thuật mà các dân tộc đã đạt được trong thời phong kiến.
*Kĩ năng:
 	Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, biến cố lịch sử, từ đó rút ra nhận xét, kết luận càn thiết.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:	
Năng lực tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ, giao tiếp và hợp tác.
II/ Chuẩn bị.
	 - Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN ; giáo án ; Bản đồ châu Á, châu Âu ; Tư liệu về xã hội Phong kiến ở phương Đông và phương Tây. 
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (7’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Sự phát triển của Vương quốc Cam-Pu-Chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào ?
- HS: Trả lời.
- GV: Em hãy trình bày quá trình hình thành nước Lan Xang ?
- HS: Trả lời.
- GV giới thiệu bài mới: Qua các tiết học trước, chúng ta đã biết được sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở cả phương Đông và phương Tây. Chế độ phong kiến là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử loài người. Chúng ta sẽ hệ thống lại nội dung qua tiết học hôm nay !
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (28’)
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ghi bảng
Các thời kì lịch sử
-Thời kì hình thành
-Thời kì phát triểnThời kì -Thời kì khủng hoảng và suy vong. 
Hoat động 1
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến.
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ. 
?cơ sở kinh tế của XHPK phương Đông và phương Tây là gì?
? Theo em cơ sở kinh tế của XHPK phương Đông và châu Âu có điểm giống và khác nhau?
? Trình bày các giai cấp cơ bản trong XHPK ở cả phương Đông và châu Âu?
? Hình thức bóc lột chủ yếu trong XHPK là gì?
? Giai cấp lãnh chúa và địa chủ bóc lột địa tô như thế nào?
? Nền kinh tế phong kiến ở phương Đông và phương Tây còn khác nhau ở điểm nào?
* Kết luận (chốt kiến thức): Nền tảng kinh tế phong kiến là nông nghiệp và các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến (phương Đông là Địa chủ và nông dân, châu Âu là Lãnh chúa và nông nô). Quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến là lĩnh canh thu tô (bóc lột bằng địa tô).
Hoạt động 2
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu được thể chế nhà nước phong kiến.
? Trong XHPK ai là người nắm quyền lực? 
? Chế độ quân chủ ở châu Âu và phương Đông có gì khác biệt? (HS thảo luận)
*GV nhấn mạnh:
Chế độ quân chủ ở phương Đông và châu Âu có sự khác biệt: Mức độ, thời gian.
* Kết luận (chốt kiến thức): Học sinh hiểu đượcthể chế chính trị thời phong kiến là chế độ quân chủ chuyên chế (vua làm chủ đất nước, vua nắm giữ quyền lực). Đặc trưng của thể chế chính trị ở phương Đông và châu Âu (mức độ và thời gian).
XHPK phương Đông
-Từ TK III TCN
-Từ TK X =>TKXV
-Từ TK XVI =>TK XIX
- Đọc phần 2 SGK.
-HS: nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
*HS:
- Giống: nông nghiệp là chủ yếu
- Khác: phương Đông đóng kín ở các công xã nông thôn – phương Tây lãnh địa
*HS:
- Phương Đông: địa chủ và nông dân.
- Châu Âu: lãnh chúa và nông nô.
- Bóc lột bằng địa tô.
- Giao ruộng cho nông dân, nông nô cày cấy nộp tô thuế rất nặng.
- Ở phương Tây xuất hiện thành thị trung đại → thương nghiệp, công nghiệp phát triển.
- Vua là người đứng đầu bộ máy nhà nước.
- Châu Âu: lúc đầu hạn chế trong các lãnh địa → TKXV quyền lực tập trung trong tay vua
- Phương Đông: vua có rất nhiều quyền lực → Hoàng đế.
-HS theo dõi
1 / Sự hình thành xã hội phong kiến.
 ( Không dạy )
XHPKchâu Âu
-Từ TK V => TKX 
-Từ TK XI =>TKXIV
-Từ TK XV=>TK XVI
2/ Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến. 
- Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản:
+ Phương Đông: địa chủ và nông dân.
 + Phương Tây: lãnh chúa và nông nô
 - Phương thức bóc lột bằng địa tô.
3/ Nhà nước phong kiến.
Thể chế nhà nước: vua đứng đầu → chế độ quân chủ.
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (10’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, biến cố lịch sử từ đó rút ra nhận xét, kết luận cần thiết.
- GV: Trong xã hội phong kiến có những giai cấp cơ bản nào ? Trình bày mối quan hệ giữa các giai cấp ấy ?
- HS: Trả lời.
- GV: Thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế ? 
- HS: Trả lời.
- GV: Lập bảng so sánh chế độ phong kiến phương Đông và châu Âu theo mẫu sau:
Phong kiến phương Đông
Phong kiến châu Âu
- Thời gian hình thành:
......................................................................................................
......................................................................................................
- Cơ sở kinh tế - xã hội:
......................................................................................................
......................................................................................................
 - Thể chế nhà nước:
.....................................................................................................
.....................................................................................................
- Thời gian hình thành:
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- Cơ sở kinh tế - xã hội:
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- Thể chế nhà nước:
...........................................................................................................
...........................................................................................................
- HS: Thực hiện theo mẫu.
Phong kiến phương Đông
Phong kiến châu Âu
- Thời gian hình thành: Hình thành sớm (thế kỉ IIITCN), phát triển nhanh chóng, suy vong trong thời gian ngắn. 
- Thời gian hình thành: Hình thành muộn (cuối TK V), phát triển chậm chạp, suy vong kéo dài. 
- Cơ sở kinh tế - xã hội: 
+ Cơ sở kinh tế: Phương Đông: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn
+ Xã hội: Phương Đông: Địa chủ – Nông dân. 
- Cơ sở kinh tế - xã hội:
+ Cơ sở kinh tế: Châu Âu: nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa.
+ Xã hội: Châu Âu: Lãnh chúa – Nông nô. 
- Thể chế nhà nước: Chế độ quân chủ. 
- Thể chế nhà nước: Chế độ quân chủ. 
* Kết luận (chốt kiến thức): Tổng hợp, khái quát hoá kiến thức bài học về nền tảng kinh tế, các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở cả phương Đông và châu Âu ; về thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng: (nếu có)
5/ Hướng dẫn về nhà:
 Học bài, xem lại các bài đã học ở phần I. 
IV Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 08/9/2019 	 Tuần 5
Ngày dạy: 13/9/2019	 	 Tiết 10
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Học sinh biết hệ thống lại kiến thức về lịch sử thế giới trung đại.
+ Hiểu được nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội.
- Kĩ năng:
Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện thông qua hệ thống bài tập.
- Thái độ:
Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống, thành tựu văn hóa khoa học mà các dân tộc đã đạt được.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học ; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án ; Bản đồ châu Á, châu Âu ; Tư liệu về xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi, giấy kiểm tra, dụng cụ học tập (thước thẳng).
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (1’)
* Mục tiêu của hoạt động: Hướng học sinh vào nội dung bài học.
- GV: Những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử thế giới trung đại : sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở cả châu Âu và phương Đông. Để nắm kĩ hơn kiến thức đã học, hôm nay chúng ta cùng ôn lại nội dung qua các bài tập.
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (29’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1. Tìm hiểu điểm giống và khác nhau về kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến ở phương Đông – châu Âu (16’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh phân biệt được điểm giống và khác nhau về kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến ở phương Đông – châu Âu. 
- GV (cho HS làm việc theo nhóm): Yêu cầu HS đọc và giải quyết bài tập 1.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- GV: Nhận xét, đánh giá cho điểm.
- HS: Theo dõi và ghi nhận.
* Kết luận (chốt kiến thức): 
- Về kinh tế: nông nghiệp là chính. Tuy nhiên ở phương Đông chỉ sản xuất trong công xã nông thôn, còn ở châu Âu lại sản xuất trong lãnh địa. 
- Về xã hội: Theo thể chế quân chủ gồm hai giai cấp chính là giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) và bị trị (nông dân, nông nô). Bên cạnh đó nó có những nét riêng, cụ thể ở phương Đông là địa chủ và nông dân, thì ở châu Âu là lãnh chúa và nông nô.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về văn hóa, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến (13’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.
- GV (cho HS làm việc theo nhóm): Yêu cầu HS đọc và giải quyết bài tập 2.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- GV: Nhận xét, đánh giá cho điểm.
- HS: Theo dõi và ghi nhận.
* Kết luận (chốt kiến thức): Học sinh thấy được những thành tựu lớn về văn hóa biểu hiện ở các lĩnh vực như hệ tư tưởng Nho giáo, văn học có nhiều nhà văn, nhà thơ, tác phẩm nổi tiếng, sử học có Bộ Bộ sử ký của Tư Mã Thiên là nổi bật hơn cả. Về khoa học – kĩ thuật đã có những phát minh quan trọng.
Bài tập 1: Cho biết điểm giống và khác nhau về kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến ở phương Đông – châu Âu. 
a. Kinh tế:
- Giống nhau: Nông nghiệp.
- Khác nhau:
+ Phương Đông: Sản xuất trong công xã nông thôn.
+ Châu Âu: Sản xuất trong lãnh địa.
b. Xã hội:
- Giống nhau: có hai giai cấp chính là thống trị và bị trị.
- Khác nhau:
+ Phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Châu Âu: Lãnh chúa và nông nô.
Bài tập 2: Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.
a. Văn hóa:
- Tư tưởng : Nho giáo trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến.
- Văn học: có nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như : Lý Bạch, Đỗ phủ , Bạch Cư Dị. Thi Nại Am (Thủy Hử ), La Quán Trung (Tam Quốc Diễn  Nghĩa), Ngô Thừa Ân (Tây Du  Ký)
- Sử học: Bộ sử ký của Tư Mã Thiên.
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc như: Cố Cung, những bức tượng Phật,
b. Khoa học – kĩ thuật: 
Phát minh ra giấy viết, la bàn, nghề in, thuốc súng
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (15’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về kinh tế - xã hội ở phương Đông và châu Âu, về thể chế chính trị hoặc những thành tựu về văn hóa, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến thông qua kĩ năng so sánh và lập bảng, biểu.
- GV kiểm tra 15’: Lập bảng so sánh cơ sở kinh tế - xã hội và thể chế chính trị thời phong kiến ở phương Đông và châu Âu theo mẫu sau: (10.0 điểm).
Phong kiến phương Đông
Phong kiến châu Âu
- Cơ sở kinh tế - xã hội:
+ Cơ sở kinh tế:
+ Xã hội: 
- Cơ sở kinh tế - xã hội:
+ Cơ sở kinh tế:
+ Xã hội: 
- Nhà nước: 
- Nhà nước: 
- HS trả lời theo đáp án sau (10.0 điểm):
Phong kiến phương Đông
Phong kiến châu Âu
- Cơ sở kinh tế - xã hội: (4.0 điểm)
+ Cơ sở kinh tế: Phương Đông: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn. (2.0 điểm)
+ Xã hội: Phương Đông: Địa chủ – Nông dân. (2.0 điểm)
- Cơ sở kinh tế - xã hội: (4.0 điểm)
+ Cơ sở kinh tế: Châu Âu: nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa. (2.0 điểm)
+ Xã hội: Châu Âu: Lãnh chúa – Nông nô. (2.0 điểm)
- Nhà nước: Chế độ quân chủ. (1.0 điểm)
- Nhà nước: Chế độ quân chủ. (1.0 điểm)
* Kết luận (chốt kiến thức): Học sinh lập được bảng so sánh cơ sở kinh tế - xã hội và thể chế chính trị thời phong kiến ở phương Đông và châu Âu theo mẫu.
*Lập bảng so sánh chế độ phong kiến phương Đông và châu Âu theo mẫu sau :
Phong kiến phương Đông
Phong kiến châu Âu
Thời gian hình thành:.........
- Thời kì phát triểnThời kì:.........
 - Thời kì khủng hoảng và suy vong. 
 :.........
Cơ sở kinh tế - xã hội:.........
Nhà nước:.........
Thời gian hình thành:.........
- Thời kì phát triểnThời kì:.........
 - Thời kì khủng hoảng và suy vong. 
 :.........
Cơ sở kinh tế - xã hội
 - Nhà nước:.........
* Từ thế kỉ VI đến thế kỉ XIX đất nước Ấn Độ luôn bị các thế lực nước ngoài xâm lược. Hãy ghi tiếp thông tin vào sơ đồ sau cho hoàn chỉnh. 
 CN TKVI TKXII TKXVI TKXIX
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5/ Hướng dẫn về nhà:
 	- Học bài, xem bài 8 và soạn các câu hỏi giữa bài.
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Kí duyệt:

File đính kèm:

  • docT5 - LS 7.doc