Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức:

+ Trình bày được sự thành lập nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly.

+ Đánh giá tác động của các chính sách Hồ Quý Ly.

- Kĩ năng:

Phân tích, đánh giá, nhận xét về các nhân vật lịch sử.

- Thái độ:

+ Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động.

+ Thấy trước được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực tự học ;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ;

- Năng lực hợp tác.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

- Giáo viên:

+ SGK, SGV, Chuẩn KTKN ; giáo án.

+ Tài liệu về Hồ Quý Ly.

- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)

1/ Ổn định lớp.

2. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’)

* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.

- GV: Trình bày tình hình kinh tế và xã hội cuối thời Trần.

- HS: Trình bày.

- GV: Nêu các cuộc khởi nghĩa của nông nô, nô tì nổ ra cuối thời Trần.

- HS: Nêu.

- GV: Cuối thế kỉ XIV nhà Trần suy yếu, xuất hiện một nhân vật lịch sử mới đó là Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly lợi dụng cơ hội thâu tóm dần quyền lực vào tay mình, phế truất vua Trần Thiếu Đế rồi lên ngôi lập ra nhà Hồ (1400 -1407). Nhà Hồ đã làm gì trong hoàn cảnh đó, kết quả ra sao Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

- HS: Theo dõi.

3. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2019	 Tuần: 15
	 Tiết: 29
Bài 16 
SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
I.TÌNH HÌNH KINH TẾ -XÃ HỘI
(Tết 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ Tình hình kinh tế xã hội cuối thời Trần : vua quan ăn chơi sa đoạ không quan tâm đến sản xuất, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng cực khổ.
+ Các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tì đã diễn ra rầm rộ.
- Kĩ năng:
Phân tích, đánh giá, nhận xét về các nhân vật lịch sử.
- Thái độ
+ Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động.
+ Thấy trước được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. 
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học ;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ;
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên:
+ SGK, SGV, Chuẩn KTKN, giáo án.
+ Niên biểu các cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thời Trần.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1/ Ổn định lớp. (1’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (3’)
* Mục tiêu của hoạt động: Hướng học sinh vào nội dung bài mới.
 - Trình bày một số nét về tình văn hoá, giáo dục, khoa học dưới thời trần?
 - Tại sao văn hoá,giáo dục thời trần lại phát triển?
*Gợi ý:
	Văn học, khoa học, giáo dục thời trần phát triển bởi lòng tự hào, tự cường dân tộc của nhân dân Đại Việt được củng cố và nâng cao sau các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi, được đánh dấu bởi những sáng tạo không ngừng của nhân dân ta.
- GV: Sau thời kì phát triển rực rỡ, đến cuối thế kỉ XIV tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nhà Trần như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay !
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (37’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kết luận - Ghi bảng
Hoạt động 1
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được tình hình kinh tế thời Trần cuối thế kỉ XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất ; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,... 
- Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV ntn? Tại sao cáo tình trạng đó?
-Giảng: TK XIV, nền kinh tế phát triển trở lại, xã hội tương đối ổn định. Để bù lại cho chiến tranh phải chịu nhiều khó khăn các vương triều quý tộc tìm mọi cách gia tăng tài sản của mình vua quan ăn chơi sa đoạ không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
- Hậu quả của những việc làm trên?
* KTLM: 
- GV đọc câu thơ của Nguyễn Phi Khanh:
“Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy
Đồng quê than vãn trông vào đâu.
Lưới chài quan lại còn vơ vét.
Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi”
- Giảng: Vua Trần Dụ Tông bắt` dân đào hố trong hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, bắt dân chở nước mặn từ biển đổ vào hồ nuôi hải sản. tướng Trần Khánh Dư nói: “ Tướng là chim ưng, dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng có gì lạ.”
- Cuộc sống của người dân ở cuối thế kỉ XIV như thế nào?
* Kết luận (chốt kiến thức): Cuối thế kỉ XIV, nhà nước không quan tâm đến sản xuất, đời sống của nhân dân ngày càng cực khổ. Mất mùa, đói kém, nhân dân bán ruộng đất vợ con biến thành nô tì, làng xóm tiêu điều, xơ xác.
Hoạt động 2
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được tình hình xã hội cuối thời Trần : các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tì đã diễn ra rầm rộ.
- Trước tình hình đời sống nhân dân như vậy, vua quan nhà Trần đã làm gì?
- Giảng: Lợi dụng tình hình đó, nhiều kẻ nịnh thần đã làm loạn kỉ cương phép nước. Chu Văn An quan tư nghiệp ở Quốc Tử Giám dâng sớ đề nghị chém 7 tên nịnh thần.....
- Việc làm của Chu Văn
An chứng tỏ điều gì?
- Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV?
-Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ sgk
? Lợi dụng nhà Trần suy yếu các nước láng giềng có hành động gì ?
- Giảng: Cham-pa dòm ngó xâm lược nước ta, nhà Minh đưa ra những yêu sách ngang ngược. Trong điều kiện đó người dân càng chịu nhiều cực khổ và họ đã vùng dậy đấu tranh.
- Yêu cầu HS trình bày các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trên lược đồ.
? Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp báo hiệu điều gì?
- Em có nhận xét gì về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV.
* Kết luận (chốt kiến thức): Đất nước ta cuối thời Trần xảy ra biến loạn. Các cuộc khởi nghĩa của nông nô, nô tì nổ ra rầm rộ chống lại triều đìnhnhưng đều bị dập tắt.
-HS: Suy sụp. Vì nhà nước không còn quan tâm....sgk 
- Chú ý theo dõi
- Nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con biến thành nô tì.
-HS theo dõi, nghi nhớ.
-HS theo dõi,
- Làng xã tiêu điều, xơ xác, cuộc sống người dân đau khổ, họ phải đi nơi khác hoặc làm nô tì.
- Vua quan vẫn lao vào cuộc sống ăn chơi sa đoạ.
- Theo dõi.
- Ông là vị quan thanh liêm, không vụ lợi, biết đặt lợi ích nhân dân lên trên hết.
-HS: Sung túc, đầy đủ.
- Đọc phần in nghiêng sgk tả về Dương Nhật Lễ.
- Bên ngoài Cham pa xâm lược, nhà Minh đưa nhiều yêu sách
- Chú ý lắng nghe.
- Khởi nghĩa Ngô Bệ nổ ra 1344 ở Hải Dương → 1360 đã bị triều đình đàn áp.
- 1379 Nguyễn Thanh tập hợp nông dân khởi nghĩa ở sông chu, Nguyễn Kỵ ở nông cống, Nguyễn Bồ nổi dậy ở bắc giang.
- 1390 nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quốc Oai và hoạt động mạnh ở Tây Sơn...
-HS: Đó là phản ứng mãnh liệt của nhân dân với nhà Trần.
Vào nửa cuối TK XIV, Đại Việt đang lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc. Trước nguy cơ mất nước, nhà Trần thể hiện sự bế tắc, suy yếu của mình.......
Dẫn tới cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
1. Tình hình kinh tế 
 - Cuối thế kỉ XIV, nhà nước không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp, không được chăm lo, tu sửa...
- Quý tộc, địa chủ ra sức cướp rộng đất công của làng, xã.
- Mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.
- Làng xã tiêu điều, xơ xác, cuộc sống người dân khổ cực.
2.Tình hình xã hội.
- Vua quan vẫn ăn chơi sa đoạ, nịnh thần làm loạn phép nước.
- Năm 1369 vua Trần Dụ Tông mất, Dương Nhật Lễ lên thay đất nước càng hỗn loạn.
- Bên ngoài Cham pa xâm lược, nhà Minh đưa nhiều yêu sách
- 1344 – 1400 nhiều cuộc đấu tranh của nông dân liên tiếp nổ ra.
+ Khởi nghĩa Ngô Bệ nổ ra 1344 ở Hải Dương 
+ Khởi nghĩa 1379 Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa
+ Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn 1390...
+ Năm 1399 Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái...
4. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (7’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được tình hình tinh tế và xã hội cuối thời Trần có nhiều sa sút, thấy được sự nổi dậy của nhân dân chống lại bộ máy thống trị nhà Trần.
- GV: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa thời Trần theo mẫu sau.
Tên các cuộc KN
Thời gian
Địa bàn
Kết Quả
- HS: Lập bảng.
Tên các cuộc KN
Thời gian
Địa bàn
Kết Quả
Khởi nghĩa Ngô Bệ
1344-1360
Hải Dương
Bị đàn áp
Khởi nghĩa Nguyễn Thanh ; Nguyễn Kỵ
1379
Thanh Hoá
Bị đàn áp
Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn
1390
Hà Nội
Bị đàn áp
Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái
1399-1400
Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang
Bị đàn áp
- GV: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân lúc bấy giờ ?
- HS: Biểu hiện sự phản ứng mãnh liệt của nhân dân.
* Kết luận (chốt kiến thức):
- Cuối thời Trần tình hình tinh tế và xã hội có nhiều sa sút, sự nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình rất rầm rộ nhưng chưa làm thay đổi được bộ máy thống trị nhà Trần.
- Chuẩn bị bài 16. phần II. Những cải cách của Hồ Quý Ly.
5. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có))
6. Hướng dẫn về nhà.
 	- Học bài, xem tiếp phần II trả lời các câu hỏi trong bài.
- Tìm hiểu và có nhận xét gì về chính sách kinh tế thời Hồ Quý Ly.
- Nhận xét gì về chính sách kinh tế thời Hồ.
IV/ Rút kinh nghiệm.
.
Ngày soạn: 13/11/2019 	 Tuần: 15
	 Tiết : 30
Bài 16
 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV (tt)
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY. (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Trình bày được sự thành lập nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly.
+ Đánh giá tác động của các chính sách Hồ Quý Ly.
- Kĩ năng:
Phân tích, đánh giá, nhận xét về các nhân vật lịch sử.
- Thái độ:
+ Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động.
+ Thấy trước được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực tự học ;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ;
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: 
+ SGK, SGV, Chuẩn KTKN ; giáo án.
+ Tài liệu về Hồ Quý Ly.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1/ Ổn định lớp.
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Trình bày tình hình kinh tế và xã hội cuối thời Trần.
- HS: Trình bày.
- GV: Nêu các cuộc khởi nghĩa của nông nô, nô tì nổ ra cuối thời Trần.
- HS: Nêu.
- GV: Cuối thế kỉ XIV nhà Trần suy yếu, xuất hiện một nhân vật lịch sử mới đó là Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly lợi dụng cơ hội thâu tóm dần quyền lực vào tay mình, phế truất vua Trần Thiếu Đế rồi lên ngôi lập ra nhà Hồ (1400 -1407). Nhà Hồ đã làm gì trong hoàn cảnh đó, kết quả ra sao Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
- HS: Theo dõi.
3. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kết luận - Ghi bảng
Hoạt động 1
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu được hoàn cảnh của sự thành lập nhà Hồ.
? Cuối thế kỉ XIV, các cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ dẫn đến điều gì?
- Giảng: nhà Trần không đủ sức cai trị, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần lên làm vua năm 1400...
- GV: Giải thích vì sao nước tên “Đại Ngu” (Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”. “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn).
- Em có suy nghĩ gì về việc nhà Hồ lên thay nhà Trần ?
Hoạt động 2
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu được những cải cách của Hồ Quý Ly. Biết nhận xét, đánh giá những cải cách của nhà Hồ.
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
-Giảng: Xuất thân trong gia đình quan lại, có 2 người cô lấy vua. Hồ Quý Ly giữ chức vụ cao cấp nhất triều Trần (Đại vương). Trước tình hình nhà Trần lung lay ông đã quyết tâm thực hiện các biện pháp cải cách trên nhiều lĩnh vực.
? Về mặt chính trị, Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào
? Tại sao Hồ Quý Ly bỏ những quan lại họ Trần?
? Việc triều đình thăm hỏi nhân dân có ý nghĩa gì? 
- GV:Về mặt kinh tế Hồ Quý Ly có những biện pháp cải cách cụ thể như thế nào ?
- Giảng: Về kinh tế nhà Hồ phát hành tiền giấy thay tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định biểu thuế đinh, thuế ruộng.
? Em có nhận xét gì về chính sách kinh tế thời Hồ?
? Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly ban hành những chính sách gì?
? Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn nô để làm gì?
? Nhà Hồ đã làm gì về văn hoá, giáo dục?
? Cải cách văn hoá có tác dụng gì? 
? Nhận xét chính sách quân sự, quốc phòng?
*GDANQP: Bảo vệ tổ quốc.
*KTLM: GDCD – Bảo vệ di sản văn hóa
? Em có nhận xét gì về các cải cách của Hồ Quý Ly?
* Kết luận (chốt kiến thức): Ngay từ khi lên ngôi Hồ Quý Ly đã có nhiều chính sách đổi mới trên tất cả các lĩnh vực... Những chính sách cải cách đó là sự đổi mới, tiến bộ... song bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế không đáng có...
Hoạt động 3
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh thấy được ý nghĩa, tác dụng và cả những hạn chế
? Vì sao các chính sách không được nhân dân ủng hộ?
? Tại sao Hồ Quý Ly lại làm được như vậy?
? Những biện pháp cải cách của Hồ quý Ly có tác dụng gì ?
- GV nhấn mạnh: Hồ Quý Ly đã thực hiện những chính sách ấy với một lòng quyết tâm cao, một tài năng xuất chúng và một bản lĩnh phi thường, những chính sách cải cách ấy có ý nghĩa tích cực, tiến bộ song nhìn chung vẫn còn những hạn chế.
? Nêu những hạn chế trong chính sách cải cách của Hồ Quý Ly?
GV nói thêm: 
+ Làm bớt thế lực họ Trần nhưng lại tăng thế lực họ Hồ, làm lợi cho họ Hồ hơn lợi ích nhân dân. 
+ Việc truất ngôi vua Trần, giết hại 370 người, trực tiếp và gián tiếp giết nhiều vua, tàn sát quần thần trong nhiều năm đã làm mất lòng tin của nhân dân, làm cho người quen biết không dám nói chuyện với nhau.
+ Những cải cách của Hồ Quý Ly rất tiến bộ nhưng ông vẫn bị coi là “làm mất lòng dân người đời cho ông là gian giảo”. Đây là một bài học về việc trị dân, giữ nước.
* Kết luận (chốt kiến thức): Chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của những cải cách của Hồ Quý Ly đem lại. Nhưng bên cạnh đó chúng ta phải nhìn nhận kĩ mặt ảnh hưởng không mong muốn từ những cải cách đó. Đấy chính là một bài học lịch sử về trị quốc, an dân.
- Nhà nước suy yếu, làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút.
- Chú ý lắng nghe.
- Đọc đoạn “Hồ Quý Ly thành lập”.
- Chú ý theo dõi.
- HS: Hợp quy luật lịch sử, nhà Trần không đủ sức
- Cải tổ đội ngũ võ quan, thay thế võ quan nhà Trần bằng những người không phải họ Trần; đổi tên 1 số đơn vị hành chính cấp trấn; quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền; cử quan lại triều đình về thăm hỏi đời sống nông nhân các lộ.
- HS: Vì sợ họ lật đổ ngôi vị của mình.
- Chứng tỏ đất nước thời Hồ quan tâm đến đời sống của dân.
- HS: Ban hành chính sách hạn điền,
- Chú ý lắng nghe.
- Phần nào làm cho nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và đi lên.
- HS: Hạn chế nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
- Làm giảm bớt số lượng nô tì trong cả nước, tăng thêm lực lượng sản xuất trong xã hội.
- HS: Các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm, thay thế chế độ thi cử.
- Thay thế chế độ cũ.
- Các chính sách quân sự, quốc phòng thể hiện kiên quyết, mong muốn bảo vệ Tổ quốc.
- Làm ổn định tình hình đất nước, hạn chế ruộng đất trong tay quý tộc Tuy nhiên 1 số chính sách chưa phù hợp.
- Chưa đảm bảo cuộc sống và quyền tự do của nhân dân.
- Nhà Trần đã quá yếu, cần có sự thay đổi, trước nguy cơ giặc ngoại xâm → đòi hỏi cải cách.
- Hạn chế ruộng đất tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ.
- Làm suy yếu thế lực của quý tộc, tôn thất nhà Trần.
...
-HS đọc thông tin sgk trả lời.
- HS: Nghe và ghi nhớ.
1. Nhà Hồ thành lập.
- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân đã làm cho nhà Trần thêm suy yếu. 
- Năm 1400, nhà Trần suy sụp, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ. Đổi quốc hiệu là Đại Ngu.
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
-Chính trị: 
+ Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần = những người không phải nhà Trần.
+ Đổi tên 1 số đơn vị hành chính cấp trấn. 
+ Quy định cách làm việc của bộ máy chínhQuyền các cấp.
- Kinh tế: 
+ Ban hành chính sách hạn điền, phát hành tiền giấy thay tiền đồng, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Xã hội: 
Thực hiện chính sách hạn nô.
- Văn hoá, giáo dục: 
+ Dịch chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi quy chế học tập, thi cử.
+ Các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.
- Quốc phòng: 
Tăng cường củng cố quân đội, quốc phòng, chế tạo nhiều vũ khí mới.
3. Ý nghĩa, tác dung của cải cách Hồ Quý Ly.
a. Ý nghĩa:
Đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng.
b. Tác dung:
- Hạn chế ruộng đất tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ.
- Làm suy yếu thế lực của quý tộc, tôn thất nhà Trần.
- Tăng nguồn thu nhập cho đất nước, tăng quyền lực của nhà nước quân chủ TW tập quyền. Cải cách văn hóa – giáo dục có nhiều tiến bộ.
b.Hạn chế:
- Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế.
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
4. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: 
- GV: Cho biết tình hình xã hội nhà Trần cuối thế kỉ XIV.
- HS: Trình bày.
- GV: Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly ?
- HS: Trình bày.
- GV: Những chính sách ấy có mặt tích cực và hạn chế gì ?
- HS: Trình bày.
* Kết luận (chốt kiến thức):
- Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động, những cải cách của Hồ Quý Ly thực hiện ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của giai cấp thống trị và không được sự ủng hộ của nhân dân nên không đem lại kết quả tốt đẹp... Đây cũng là bài học cho tất cả chúng ta,...
5. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
6/ Hướng dẫn về nhà.
 	- Học bài, tìm hiểu tài liệu địa phương, các anh hùng lịch sử.
	 - Tìm hiểu về sự thành lập huyện Đông Hải?
IV/ Rút kinh nghiệm.
Kí duyệt:

File đính kèm:

  • docLS 7 - T15.doc.doc