Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức:

Trình bày được một số thành tựu phản ánh sự phát triển của đời sống văn hoá, văn học thời Trần.

- Kĩ năng:

+ Nhận xét, đánh giá những thành tựu văn hoá.

+ So sánh sự phát triển giữa thời Lý và thời Trần.

- Thái độ:

+ Tự hào về văn hoá dân tộc thời Trần.

+ Bồi dưỡng ý thức giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực tự học.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực hợp tác.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

- Giáo viên: SGK, giáo án,

- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (7’)

* Mục tiêu của hoạt động: Ổn định lớp, Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.

- GV: Trình bày tình hình kinh tế, xã hội thời Trần sau chiến tranh.

- HS: Trình bày.

- GV: Dưới thời Trần nhân dân ta đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực tinh tế và thấy được sự biến chuyển về mặt xã hội. Vậy trong lĩnh vực văn hoá thời nhà Trần đã đạt được những thành tựu gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp theo bài 15. Phần II.

- HS: Theo dõi.

2. Hoạt động hình thành kiến thức: (33’)

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Đức Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2019 	 Tuần 14
	 Tiết 27
Bài 15
 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN
I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Tiêt:1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
Hiểu được một số nét chủ yếu về tình hình kinh tế, xã hội của nước ta sau chiến tranh chống xâm lược Mông - Nguyên.
- Kĩ năng:
+ Nhận xét, đánh giá những thành tựu kinh tế, văn hoá.
+ So sánh sự phát triển giữa thời Lý và thời Trần.
- Thái độ:
+ Tự hào về văn hoá dân tộc thời Trần.
+ Bồi dưỡng ý thức giữ gìn phát huy nền văn hoá dân tộc
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo khác.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (7’)
* Mục tiêu của hoạt động: Ổn định lớp, Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Em hãy trình bày diễn biến trận Bạch Đằng.
- HS: Trình bày.
- GV: So sánh cách đánh giặc của nhà Trần trong lần thứ ba với hai lần trước.
- HS so sánh: 
+ Giống: Cả ba lần dân đều thực hiện “vườn không nhà trống”, đánh vào điểm yếu của giặc, phản công truy kích.
+ Khác: Lần thứ ba, ta triệt đường lương thực, phân tán lực lượng địch, mai phục, nhử giặc vào trận địa bãi cọc ngầm,
- GV: Thời Trần nhân dân ta vừa tiến hành kháng chiến thắng lợi vẻ vang vừa xây dựng, phát triển kinh tế văn hoá với những thành tựu rực rỡ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về sự phát triển kinh tế thời nhà Trần.
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (33’)
Họat động dạy
Hoạt động học
Kết luận, Ghi bảng
Hoạt động 1
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu được một số nét chủ yếu về tình hình kinh tế. Biết nhận xét, đánh giá, so sánh với nền kinh tế thời Lý.
? Nói tới sự phát triển kinh tế là nói tới những mặt sản xuất nào?
? Sau chiến tranh, nhà Trần đã thực hiện các chính sách gì để phát triển nông nghiệp?
- Giảng: Vì vậy, nền nông nghiệp thời Trần được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Dưới thời Trần, công cuộc khai hoang, lập làng xã ngày càng mở rộng, các vương hầu, quý tộc vẫn chiêu mộ dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
? So với thời Lý, ruộng đất tư dưới thời Trần có gì khác?
? Tại sao ruộng đất tư dưới thời Trần phát triển nhanh?
- Giảng: Mặc dù ruộng đất tư hữu ngày càng nhiều, nhưng ruộng đất công, làng xã vẫn chiếm pần lớn diện tích trong cả nước.
? Em có nhận xét gì về tình hình nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh?
-Giảng: thủ công nghiệp thời Trần do nhà nước quản lí và đang được mở rộng.
?Tình hình thủ công nghiệp thời Trần như thế nào?
? Kể tên các ngành thủ công nghiệp dưới thời Trần? Liên hệ hiện nay.
* KTLM: Mĩ thuật
-Cho HS quan sát H35, H36 đối chiếu với H23 rồi nhận xét.
- Giảng: Ngoài các ngành thủ công truyền thống phổ biến, còn có 2 ngành thủ công đặc sắc: đóng tàu và chế tạo các loại súng lớn.
? Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Trần?
Nông dân, nô tì
Nông dân tá điền
Thợ thủ công, thương nhân
- Giảng: Nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ → thương nghiệp phát triển, buôn bán tấp nập, chợ mọc lên mọi nơi.
* Kết luận (chốt kiến thức): Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nhưng nền kinh tế dưới thời Trần luôn được chăm lo phát triển và đạt nhiều kết quả rực rỡ.
Hoạt động 2
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu được một số nét chủ yếu về tình hình xã hội. Biết nhận xét, đánh giá, so sánh với xã hội thời Lý.
- Yêu cầu HS nhắc lại các tầng lớp xã hội trong thời Lý.
? Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào?
-Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội.
? So sánh các tầng lớp xã hội thời Lý với thời Trần?
(Trao đổi cặp)
? Sự phân hoá các tầng lớp xã hội dưới thời Trần có nét gì khác so với thời Lý?
* Kết luận (chốt kiến thức): Sau chiến tranh chống quân xâm lược Mông – Nguyên, xã hội thời Trần ngày càng phân hoá rõ rệt: Tầng lớp vương hầu, quý tộc có nhiều đặc quyền, đặc lợi, ... Tầng lớp địa chủ nhiều hơn, nông dân tá điền ngày càng đông. Tầng lớp thấp kém nhất là nông nô, nô tì. Họ bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề.
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.
- Chú ý theo dõi.
- Ruộng tư có nhiều hình thức: ruộng tư của nông dân, địa chủ, quý tộc.
- Do chính sách khuyến khích khai hoang, nhà nước quan tâm cấp đất.
- Chú ý yheo dõi.
-Ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trước do có các biện pháp khuyến khích của nhà Trần.
- Chú ý theo dõi.
- Rất phát triển do nhà nước trực tiếp quản lí gồm nhiều ngành ngề khác nhau, các sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, trình độ kĩ thuật càng cao....
-Trong nhân dân ......
- Làm gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
- Phân tích: trình độ kĩ thuật thời Trần tinh xảo hơn.
- Chú ý lắng nghe.
- Ngày càng phát triển mạnh, kĩ thuật được nâng cao.
- Chú ý theo dõi.
- Vua, quan lại, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì.
- Vua, vương hầu, quý tộc, quan lại, địa chủ, thợ thủ công và thương nhân, nông dân tá điền, nông dân nô tì.
-HS vẽ sơ đồ theo hướng dẫn.
- Các tầng lớp xã hội như nhau, nhưng mức độ tài sản và cách thức bóc lột khác nhau.
- Phân hoá sâu sắc hơn, địa chủ ngày càng đông, nông dân và nô tì ngày càng nhiều.
1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh.
 * Nông nghiệp.
-Khai khẩn đất hoang, 
-Củng cố đê điều
-Thành lập thêm làng, xã
-Quý tộc, vương hầu chiêu tập dân nghèo đi khai hoang, lập điền trang.
-Ban thái ấp cho các quý tộc.
*Thủ công nghiệp:
-Do nhà nước trực tiếp quản lí gồm nhiều ngành nghề khác nhau: Làm gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...mở rộng và phát triển.
-Trong nhân dân phổ biến và phát triển: Rèn sắt, làm gốm, nghề đúc đồng, làm giấy....
*Thương nghiệp: 
Chợ búa mọc lên nhiều nơi, buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.
2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.
Tầng lớp thống trị
Quan lại
Địa chủ
Vua,
Vương hầu
Qúy tộc
Tầng lớp bị trị
=> Xã hội ngày càng phân hoá sâu sắc.
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết được nội dung kiến thức bài học.
- GV: Trình bày tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh.
- HS: Trình bày. 
- GV: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự phân hoá trong xã hội thời Trần.
- HS: Vẽ sơ đồ.
* Kết luận (chốt kiến thức):
- Những thành tựu về kinh tế là một trong những niềm tự hào của dân tộc ta.
- Chuẩn bị tiết sau học: Bài 15.phần II. Sự phát triển văn hoá.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5/ Hướng dẫn về nhà.
 	- Học bài, xem tiếp phần II, soạn các câu hỏi trong bài.
- So sánh Đạo Phật thời Trần so với thời Lý
- Nhận xét tình hình giáo dục thời Trần.
IV/ Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 03/11/2019 	 Tuần 14
 Tiết 28
Bài 15 
 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN (tt)
II.SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ. 
( Tiêt 2 )
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
Trình bày được một số thành tựu phản ánh sự phát triển của đời sống văn hoá, văn học thời Trần.
- Kĩ năng:
+ Nhận xét, đánh giá những thành tựu văn hoá.
+ So sánh sự phát triển giữa thời Lý và thời Trần.
- Thái độ:
+ Tự hào về văn hoá dân tộc thời Trần.
+ Bồi dưỡng ý thức giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, giáo án, 
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: (45’)
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (7’)
* Mục tiêu của hoạt động: Ổn định lớp, Kiểm tra bài cũ và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
- GV: Trình bày tình hình kinh tế, xã hội thời Trần sau chiến tranh.
- HS: Trình bày. 
- GV: Dưới thời Trần nhân dân ta đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực tinh tế và thấy được sự biến chuyển về mặt xã hội. Vậy trong lĩnh vực văn hoá thời nhà Trần đã đạt được những thành tựu gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp theo bài 15. Phần II.
- HS: Theo dõi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (33’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
Hoạt động 1
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh trình bày được một số thành tựu phản ánh sự phát triển của đời sống văn hoá thời Trần.
-Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
? Hãy kể tên một vài tín ngưỡng trong nhân dân?
? Đạo Phật thời Trần so với thời Lý như thế nào?
-GV giảng: Đạo Phật không trở thành quốc giáo và không ảnh hưởng đến chính trị, chùa chiền không là nơi dạy học mà trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá.
? So với đạo Phật, Nho giáo phát triển như thế nào? 
-Giảng: Các nhà nho giữ vị trí cao trong bộ máy nhà nước trọng dụng; Trương Hán Siêu, Chu Văn An..Từ xưa đến nay nhân dân lao động điều yêu thích hoạt động văn nghệ, thể thao.
?Sinh hoạt văn hoa thời Trần được thể hiện như thế nào?
? Nêu những dẫn chứng về tập quán sống giản dị của nhân dân?
* Liên hệ với thực tế cuộc sống hiện tại.
- Giảng: Bên ngoài rất giản dị nhưng ẩn chứa bên trong con người họ là tinh thần thượng võ, lòng yêu quê hương đất nước.
? Nhận xét hoạt động văn hoá dưới thời Trần?
- THMT: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và phát triển các loại hình sinh hoạt văn hóa.
* Kết luận (chốt kiến thức): Lối sống của người Việt bên ngoài là sự giản dị nhưng bên trong chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần thượng võ, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
Hoạt động 2
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh trình bày được một số thành tựu phản ánh sự phát triển về văn học thời Trần.
? Văn học thời Trần có đặc điểm gì?
? Kể tên một số tác phẩm mà em biết? 
* Kết luận (chốt kiến thức): Văn học thời kì này rất phát triển, bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Các tác phẩm phản ánh niềm tự hào dân tộc về 1 thời hào hùng lịch sử.
Hoạt động 3
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh trình bày được một số thành tựu phản ánh sự phát triển về giáo dục khkt thời Trần.
-Giảng: Do yêu cầu ngày càng cao của nhân dân và nhu cầu tăng cường đội ngũ trí thức cho đất nước giáo dục thời Trần rất được quan tâm: Quốc Tử Giám được mở rộng cho các con em quan lại, các trường công và trường tư mở ra càng nhiều, các kì thi tổ chức thường xuyên hơn.
HS thảo luận
? Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời Trần.
? Quốc Sử Viện có nhiệm vụ gì? Do ai đứng đầu?
- Giảng: 1217, do ông biên soạn bộ “ Đại Việt Sử Kí” gồm 30 quyển và được coi là bộ sử đầu tiên của nước ta.
? Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, thứ ba chống quân Nguyên ai là người chỉ huy?
- Giảng : Ông là một nhà quân sự tài ba, đã viết: “ Binh thư yếu lược”
 Binh Thư Yếu Lược (Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược, Binh Gia Yếu Lược) là một tác phẩm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về nghệ thuật quân sự.
Binh Thư Yếu Lược gồm có 4 quyển, với các chương như sau:
– Quyển I gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làm tướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng của binh lính, Hiệu lệnh.
- Giảng: Các lĩnh vực như y học, thiên văn học, khoa học, cũng phát triển.↓ thế kỉ XIV,Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ và biết đóng các loại thuyền lớn. 
* Kết luận (chốt kiến thức):
Hoạt động 4
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh trình bày được một số thành tựu Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc.
- Giới thiệu cho hs xem các tranh ảnh về tháp Phổ Minh, thành Tây Đô
- Giảng: Ở lăng mộ vua và quý tộc Trần có nhiều tượng các con vật làm bằng đá.
(Trao đổi cặp)
- Yêu cầu HS quan sát H38 và nhận xét hình đầu rồng so với các thời trước? 
- Đọc phần 1
- Thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc có công với đất nước
- Có phát triển nhưng không mạnh bằng thời Lý.
+ Nhiều người đi tu kể cả những người thuộc giai cấp thống trị.
+ Chùa chiền mọc lên khắp nơi.
-Chú ý nghe giảng.
- Nho giáo ngày càng được nâng cao và được chú ý hơn do nhu cầu xây dựng bộ máy nhả nước của giai cấp thống trị.
- Chú ý lắng nghe.
- Các hình thức sinh hoạt văn hoá: Ca hát, nhảy múa...được duy trì và phát triển.
-HS: Đi chân đất, quần áo đơn giản, áo đen hoặc áo tứ thân, cạo đầu trọc...
- HS liên hệ
- Chú ý lắng nghe.
- Các hoạt động phong phú , đa dạng, mang đậm tính dân tộc.
-HS dựa vào hiểu biết trả lời
- Phong phú mang bản sắc dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước, tự hào của nhân dân.
- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu....
- Lắng nghe.
- Chú ý theo dõi.
- Phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực và có đóng góp nhiều cho nền văn hoá dân tộc, tạo bước phát triển cao cho nền văn minh Đại Việt.
- Là cơ quan viết sử của nước ta. Do Lê Văn Hưu đứng đầu.
- Chú ý lắng nghe.
- Trần Hưng Đạo
- Lắng nghe.
– Quyển II gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuần canh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng gián điệp, Dùng cách lừa dối.
– Quyển III gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dã chiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến.
– Quyển IV gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xông vây – ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng.
- HS quan sát.
- Lắng nghe.
- Nghệ thuật ngày càng đạt tới trình độ tinh xảo, rõ nét.
1. Đời sống văn hoá.
- Các tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển như: tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc... 
- Đạo Phật phát triển nhưng không bằng thời Lý
- Nho Giáo ngày càng phát triển, do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước.
- Các hình thức sinh hoạt văn hoá: Ca hát, nhảy múa...được duy trì và phát triển.
2.Văn học
- Bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm chứa đựng nhiều nội dung phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước, làm rạng rỡ văn hoá Đại Việt.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu....
3. Giáo dục và khoa học kĩ thuật.
 - Giáo dục: 
+ Quốc tử giám được mở rộng. các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.
+ Lập ra quốc sử viện
+ Năm 1272 bộ “ Đại Việt Sử Kí” của Lê văn Hưu ra đời.
- Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ...
4. Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc.
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị cao như: Tháp Phổ minh ở (Nam Định ), thành tây Đô (Thanh Hóa)...
- Nghệ thuật chạm khắc tinh tế...
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Học sinh hiểu biết được nội dung kiến thức bài học.
- GV: Sinh hoạt văn hóa thời Trần có đặc điểm gì ?
- HS: Trả lời.
- GV: Những thành tựu về văn học thời Trần.
- HS: Trả lời.
- GV: Nêu tên một số tác phẩm tiêu biểu thời nhà Trần.
- HS: Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Phú sông Bạch Đằng.
* Kết luận (chốt kiến thức):
- Học sinh tự hào về văn hoá dân tộc thời Trần, có ý thức giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.
- Chuẩn bị tiết sau học: Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần (tt).
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (nếu có)
5/ Hướng dẫn về nhà.
 	- Học bài, xem bài mới 16, soạn các câu hỏi giữa bài.
	- Em có nhận xét gì về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Kí duyệt:

File đính kèm:

  • docLS 7 - T14.doc.doc