Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

I/ Mục tiêu.

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức

 + Biết được nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành sản xuất tư bản chủ nghĩa.

 + Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.

- Kĩ năng:

 Rèn luyện cho học sinh năng quan sát tranh ảnh, kĩ năng so sánh, xác định vị trí các quốc gia phong kiến châu Âu trên bản đồ.

- Thái độ:

Thấy được tính tất yếu phát triển hợp quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên XHTBCN. Thông qua đó mỗi thấy được trách nhiệm của mình phải biết trân trọng những tài nguyên quý giá của đất nước.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hợp tác.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

¬- Giáo viên: SGK, SGV ; Chuẩn KTKN ; giáo án, Bản đồ thế giới, tranh ảnh và các câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí,

- Học sinh: SGK, tập ghi.

III. Tổ chức các hoạt động học: (45’)

1/ Ổn định lớp. 1’

2/ Kiểm tra bài cũ. 5’

- Xã hội phong kiến châu Âu hình thành như thế nào?

- Nền kinh tế lãnh địa có gì khác nền kinh tế thị trường?

3/. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): 3’

* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra khảo sát đầu năm và hướng học sinh vào nội dung bài mới.

Các thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triển, vì vậy yêu cầu về thị trường tiêu thụ được đặt ra. Nền kinh tế hàng hoá phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở Chau Âu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/08/2019 Tuần 1
Ngày dạy: 13/08/2019 Tiết 1
Phần I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU
( Thời sơ, trung kì trung đại )
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức:
- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu.
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. 
- Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị.
* Thái độ:
- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. Từ đó học sinh thấy được trách nhiệm của chúng ta phải làm gì.
*Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.
- Biết xác định các quốc gia phong kiến châu trên bản đồ.
 - Quan sát tranh, miêu tả và nhận xét.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II/ Chuẩn bị.
- GV: SGK, SGV; Chuẩn KTKN, giáo án ; Bản đồ các quốc gia phong kiến châu Âu.
- HS: soạn và học bài.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học: (45’)
1/ Ổn định lớp: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ. 5’
3/ Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): (1’)
* Mục tiêu của hoạt động: Hướng học sinh vào nội dung bài học.
- GV: Vào cuối thế kỉ thứ V, trước sự tan rã của các quốc gia cổ đại phương Tây, hàng loạt các vương quốc mới được hình thành ở châu Âu như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý... Để hiểu được sự hình thành xa hội phong kiến (PK) châu Âu, đặc trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến, sự ra đời, hoạt động của thành thị trung đại, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Ghi bảng
HĐ 1 ( 15’)
* Mục tiêu của hoạt động: Hiểu được sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu. Kĩ năng quan sát lược đồ. 
- Yêu cầu HS đọc phần kênh chữ.
- Giảng (chỉ trên lược đồ): 
Từ thiên kỉ I TCN, các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô-ma phát triển mạnh đến thế kỉ V, từ phương Bắc người Giéc-man tràn xuống và tiêu diệt các quốc gia này, lập nên nhiều vương quốc mới......
? Sau đó người Giéc-man đã làm gì?
? Những việc làm ấy làm cho xã hội phương Tây biến đổi như thế nào? 
? Lãnh chúa là những người như thế nào?
? Nông nô do những tầng lớp nào hình thành?
? Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô như thế nào?
* Kết luận (chốt kiến thức): GV liên hệ thực tế, giáo dục HS - Ngày nay chúng ta sống trong một xã hội công bằng - XHCN, không có cảnh nguời bóc lột người 
Hoạt động 2: (14’)
* Mục tiêu của hoạt động: Hiểu được thế nào là lãnh địa phong kiến. Cuộc sống của Lãnh chúa phong kiến và nông nô
? Em hiểu như thế nào là “lãnh địa” phong kiến? 
* VD KTLM: Mĩ thuật...
? Hãy miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến qua H1?
?Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa?
? Nền kinh tế lãnh địa có đặc điểm gì?
? Xã hội cổ đại với xã hội phong kiến khác nhau ở điểm nào?
* Kết luận (chốt kiến thức): XH cổ đại gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là công cụ biết nói. XHPK gồm lãnh chúa và nông nô, nông nô phải nộp thuế, nộp tô cho lãnh chúa.
Hoạt động 3: 10’
* Mục tiêu của hoạt động: Hiểu được nguyên nhân ra đời và vai trò của thành thị.
-Yêu cầu HS đọc phần kênh chữ.
? Nguyên nhân xuất hiện thành thi?
? Đặc điểm của thành thị là gì? 
? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
? Cư dân thành thị gồm những ai? Họ làm những nghề gì?
? Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?
? Miêu tả cuộc sống thành thị qua H2 SGK.
- Em hãy cho biết sự biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị.
*Kết luận (chốt kiến thức): 
+ Thành thị thúc đẩy SX và buôn bán, XH phát triển.
+ Thành thị là hình ảnh tương phản của lãnh địa, sự phát triển của kinh tế hàng hoá là một nhân tố dẫn đến sự suy vong của XHPK.
- Đọc phần 1 SGK.
- Quan sát bản đồ và theo dõi để nắm kiến thức.
- Chia ruộng đất, phong tước vị cho nhau.
- Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ sụp đổ. Các tầng lớp mới xuất hiện: lãnh chúa và nông nô.
- Vừa có ruộng đất vừa có tước vị, có quyền thế và giàu có.
- Là những nô lệ được giải phóng và nông dân không có ruộng đất..
- Nông nô phụ thuộc lãnh chúa → xã hội phong kiến hình thành.
- Lãnh địa là vùng đất rộng lớn do quý tộc phong kiến chiếm được, lãnh chúa là người đứng đầu lãnh địa, nông nô phụ thuộc lãnh chúa phải nộp tô thuế.
- Tường cao, hào sâu, đồ sộ, kiên cố, có đầy đủ nhà cửa, trang trại, nhà thờ như 1 đất nước thu nhỏ.
- Lãnh chúa giàu có nhờ bóc lột nặng nề từ nông nô, nông nô hết sức khổ cực, nghèo đói.
- Tự cung, tự cấp không trao đổi với bên ngoài.
- Khác nhau về giai cấp.
- Đọc phần 3 SGK.
- Cuối thế kỉ XI,....
- Là nơi giao lưu buôn bán, 
t tập trung đông dân cư.
-Do hàng hoá nhiều → cần trao đổi, buôn bán → lập xưởng sản xuất, mở rộng thành thị trấn → thành thị trung đại ra đời.
- Thợ thủ công và thương nhân, họ sản xuất và buôn bán, trao đổi hàng hoá.
- Thúc đẩy sản xuất và buôn bán phát triển → tác động đến sự phát triển của xã hội phong kiến.
- Đông người, sầm uất, hoạt động chủ yếu là buôn bán và trao đổi hàng hoá.
-HS:
+Kt lãnh địa....
+Kt thành thị...
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
-Cuối thế kỉ V, người Gíec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glôXắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt
-Người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. Phong tước vị .
- Biến đổi xã hội: Xuất hiện các giai cấp mới lãnh chúa và nông nô.
- Nông nô phụ thuộc lãnh chúa → xã hội phong kiến hình thành.
2/ Lãnh địa phong kiến.
- Lãnh địa là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ trong đó có lâu đài và thành quách.
- Đời sống trong lãnh địa: lãnh chúa xa hoa, đầy đủ, nông nô nghèo khổ.
- Đặc điểm kinh tế: Tự cung, tự cấp không trao đổi với bên ngoài.
3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
-Nguyên nhân: 
Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển thợ thủ công đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi→ hình thành các thị trấn → thành thị ( thành phố).
-Hoạt động của hành thị: Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân...
-Vai trò: Thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến phát triển.
4. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Biết được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu. Hiểu được khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến. Biết được nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị trung đại.
- GV: Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nền kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị có gì khác nhau ?
- HS: Trả lời.
* Kết luận (chốt kiến thức): Xã hội phong kiến Châu Âu ra đời là hợp quy luật :
+ Đặc trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến là đơn vị chính trị, kinh tế độc quyền, tự cấp, tự túc đây là biểu hiện của sự phân quyền châu Âu khác với xã hội phong kiến tập quyền phương Đông.
+ Sự xuất hiện thành thị là yếu tố cơ bản thúc đẩy xã hội phong kiến, kinh tế hàng hoá phát triển đồng thời là nguyên nhân làm cho xã hội phong kiến suy vong.
- Hoạt động vận dụng: 
Hãy đóng vai người nông nô và lãnh chúa trong lãnh địa, mô tả lại công việc và cuộc sống của mình.
- Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
	 Sưu tầm tư liệu về các lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại ở châu Âu.
5.Hướng dẫn về nhà:
Học bài, xem bài mới
- Các cuộc phát kiến địa lí phát triển nhờ những điều kiện nào?
- Các cuộc phát kiến địa lí có tác động đến môi trường hay không?
- Qúa trình tích luỹ tư bản là gì?
IV/ Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 12/8/2019 Tuần 1
Ngày dạy: 15/8/2019 Tiết 2 
Bài 2
 SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức
 + Biết được nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành sản xuất tư bản chủ nghĩa.
 + Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.
- Kĩ năng:
 Rèn luyện cho học sinh năng quan sát tranh ảnh, kĩ năng so sánh, xác định vị trí các quốc gia phong kiến châu Âu trên bản đồ.
- Thái độ:
Thấy được tính tất yếu phát triển hợp quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên XHTBCN. Thông qua đó mỗi thấy được trách nhiệm của mình phải biết trân trọng những tài nguyên quý giá của đất nước.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK, SGV ; Chuẩn KTKN ; giáo án, Bản đồ thế giới, tranh ảnh và các câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí,
- Học sinh: SGK, tập ghi.
III. Tổ chức các hoạt động học: (45’)
1/ Ổn định lớp. 1’
2/ Kiểm tra bài cũ. 5’
- Xã hội phong kiến châu Âu hình thành như thế nào?
- Nền kinh tế lãnh địa có gì khác nền kinh tế thị trường?
3/. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động): 3’
* Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra khảo sát đầu năm và hướng học sinh vào nội dung bài mới.
Các thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triển, vì vậy yêu cầu về thị trường tiêu thụ được đặt ra. Nền kinh tế hàng hoá phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở Chau Âu.
Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 Ghi bảng
Hoạt động 1 14’
* Mục tiêu của hoạt động: Hiểu được nguyên nhân, ý nghĩa của cuộc phát kiến địa lí.
-Yêu cầu HS đọc phần kênh chữ.
? Vì sao có các cuộc phát kiến địa lí?
? Các cuộc phát kiến địa lí phát triển nhờ những điều kiện nào?
? Mô tả lại con tàu Ca-ra- ven qua H.3?
? Kể tên các cuộc phát kiến địa lí lớn và nêu sơ lược về các cuộc hành trình đó trên bản đồ?
? Kết quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì? 
? Các cuộc phát kiến địa lí có ý nghĩa gì?
?Các cuộc phát kiến địa lí có tác động đến môi trường hay không?
* Kết luận (chốt kiến thức): Các cuộc phát kiến địa lí đã tìm ra những con đường mới đem lại nguồn lợi cho giai cấp TS châu Âu. Là cơ sở để mở rộng thị trường. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi của XH. Các cuộc PKĐL có ý nghĩa là cuộc CM về KH-KT, thúc đẩy thương nghiệp phát triển. 
Hoạt động 2: 12’
* Mục tiêu của hoạt động: Hiểu được sự ra đời của giai cấp tư sản.
- Giảng: Các cuộc phát kiến địa lí đã giúp cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá được đẩy mạnh. Qúa trình tích luỹ tư bản cũng dần dần hình thành.
? Qúa trình tích luỹ tư bản là gì?
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.
? Quý tộc và thương nhân châu Âu tích luỹ vốn và giải quyết nhân công bằng cách nào?
? Tại sao quý tộc phong kiến không tiếp tục sử dụng nông nô để lao động?
? Với nguồn vốn và lao động có được, quý tộc và thương nhân châu đã làm gì?
? Những việc làm đó tác động gì đến xã hội?
? Giai cấp tư sản và vô sản hình thành từ những tầng lớp nào?
? Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành như thế nào? 
* Kết luận (chốt kiến thức): Nền sản xuất mới TBCN ra đời ngay trong lòng XHPK.
 - Đọc phấn 1 SGK.
- Do sản xuất phát triển, các thương nhân, thợ thủ công cần thị trường và nguyên liệu. 
- Khoa học kĩ thuật phát triển: đóng được những tàu lớn, có la bàn.
-HS: To lớn, có nhiều buồm, có bánh lái.
- Trình bày trên bản đồ:
 + 1487 Điaxơ vòng qua cực nam của châu Phi.
 + 1492 Côlômbô tìm ra châu Mĩ.
 + 1498 Vascôđơ Gama đến Ấn Độ.
 + 1519 – 1522 Magienlan đi vòng quanh Trái Đất.
 - Tìm ra những con đường mới để nối liền các châu lục, đem về nhiều nguồn lợi cho giai cấp tư sản châu Âu.
- Là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, thúc đẩy thương nghiệp phát triển. 
-HS: Không......
- Chú ý lắng nghe. 
- Qúa trình tích luỹ tư bản là quá trình tạo vốn và người làm thuê.
- Đọc phần 2 SGK.
- Cướp bóc tài nguyên từ thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa → không có việc làm → làm thuê.
- Để sử dụng nô lệ da đen → thu lợi nhiều hơn.
- Lập xưởng sản xuất quy mô lớn, ;các công ty thương mại, các đồn điền rộng lớn.
- Hình thức kinh doanh tư bản thay thế chế độ tự cấp tự túc, các giai cấp mới hình thành: tư sản và vô sản.
- Tư sản: quý tộc, thương nhân và các chủ đồn điền; vô sản: những người làm thuê bị bóc lột thậm tệ.
- Giai cấp tư sản mâu thuẫn với quý tộc → đấu tranh chống phong kiến.
=> Quan hệ sản xuất tư bản được hình thành.
1. Những cuộc phát kiến địa lí.
- Nguyên nhân: Sản xuất phát triển → cần nguyên liệu, cần thị trường, Tiến bộ về kĩ thuật hàng hải...
- Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu: Điaxơ (1487), Côlômbô (1492), Vascôđơ Gama. Magienlan (1498)...
- Kết quả: Tìm ra những con đường mới, đem lại nhiều nguồn lợi cho giai cấp tư sản châu Âu.
- Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
2/ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản. 
- Về kinh tế: Hình thức kinh doanh tư bản ra đời
( Lập xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ty thương mại, các đồn điền rộng lớn.)
- Về xã hội: Các giai cấp mới hình thành: Tư sản và vô sản. 
- Về chính trị: Giai cấp tư sản mâu thuẫn với quý tộc → đấu tranh chống phong kiến.
3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức): (5’)
* Mục tiêu của hoạt động: Biết được nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.
- GV: Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội phong kiến châu Âu ?
- HS: Trả lời.
- GV: Quan hệ sản xuất TBCN ở châu Âu được hình thành như thế nào ?
- HS: Trả lời.
* Kết luận (chốt kiến thức): Thấy được tính tất yếu phát triển hợp quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên XHTBCN. Thông qua đó mỗi thấy được trách nhiệm của mình phải biết trân trọng những tài nguyên quý giá của đất nước.
4. Hoạt động vận dụng:
Là người dân châu Á, em có thái độ như thế nào về sự có mặt của người dân các nước châu Âu sau các cuộc phát kiến địa lí?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
	Sưu tầm tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà hàng hải châu Âu thế kỉ XV - XVI
6. Hướng dẫn về nhà.
 	- Học bài, làm cau hỏi cuối bài, xem bài 3 và soạn các câu hỏi trong bài.
	- Phục hưng là gì?
	- Tại sao giai cấp tư sản lại chọn văn hoá làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến?
IV/ Rút kinh nghiệm.
Kí duyệt:
 14/8/2019
Nhận xét

File đính kèm:

  • docTuần 1.doc