Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 49 đến 50 - Năm học 2019-2020
I / MỤC TIÊU :
1.Kiến thức
- Tuy Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã luôn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân châu Âu đến nước ta tìm nguồn lợi và tài nguyên. Chữ Quốc ngữ ra đời từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ.
2.Tư tưởng
Hiểu được truyền thống văn hóa của dân tộc luôn phát triển trong bất kỳ hoàn cảnh nào?
Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.
3.Kỹ năng
Mô tả một lễ hội hoặc một vài trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng mình.
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác trong học tập, giải quyết vấn đề.
- Năng lực:
- Phân tích để hiểu được nhân dân ta luôn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
- Nêu và mô tả lại một vài trò chơi và lễ hội tiêu biểu.
II.PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm, phân tích so sánh, rút ra nhận xét.
III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, phiếu học tập.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh trò chơi dân gian lễ hội.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Nhận xét tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong - Đàng Ngoài?Tại sao kinh tế đàng Trong phát triển?
3.Bài.mới:
ng: Hoạt động cá nhân: 2.1. Nghề thủ công B1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi: Hỏi: Nước ta có những ngành nghề thủ công nào tiêu biểu? (Dệt lụa, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy) Hỏi: ở thể kỷ XVII, thủ công nghiệp phát triển như thế nào? Làng thủ công mọc lên ở nhiều nơi GV cần nhấn mạnh 2 nghề thủ công tiêu biểu nhất thời bấy giờ là gốm Bát Tràng và đường Quảng Nam. Yêu cầu HS nhận xét H.51 về sản phẩm gốm Bát Tràng. GV nhấn mạnh việc xuất hiện nhiều mặt hàng thủ công có giá trị được sản xuất ở các làng thủ công là những trung tâm thủ công nghiệp góp phần phát triển kinh tế đất nước. Yêu cầu HS kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết. (Cho HS đánh dấu vị trí trên bản đồ) Gốm Bát Tràng, phường Yên Thái, phường Nghi Tàm B2: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu B3: HS trả lời câu hỏi: B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1) GV: Bổ sung , phân tích, nhận xét (trường hợp cần thiết) Cụ thể sau mỗi câu hỏi đã đưa ra và hướng chuẩn xác phía dưới câu hỏi 2) Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán - Thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện các làng thủ công 2.2. Thương nghiệp B1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi: Hỏi: Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào? - Xuất hiện nhiều chợ, phố xá và các đô thị. - HS đọc "Một số người phương Tây" Hỏi: Nhận xét về các chợ? Xuất hiện nhiều chợ chứng tỏ điều gì? -- Đẹp, rộng, lát gạch. - Việc buôn bán, trao đổi hàng hóa rất phát triển. Hỏi: Em có nhận xét gì về các phố phường? GV có thể cho HS xem đoạn băng về 36 phố phường và chợ ngày nay. Cho HS nhận xét đoạn băng đó. - Phố phường xếp theo ngành hàng. Hỏi: Nơi em có những chợ, phố nào? Hỏi: Chúa Trịnh, chúa Nguyên có thái độ như thế nào trong việc buôn bán với người nước ngoài? - Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân châu Á, châu Âu và buôn bán, mở cửa hàng để nhờ họ mua vũ khí. - Về sau: hạn chế ngoại thương. Họ sợ người phương Tây có ý đồ xâm chiếm nước ta. Hỏi: Tại sao Hội An trở thành thương cảng lớn nhất ở Đàng Trong? + Vì đây là trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa. + Gần biển thuận lợi cho các thuyền buôn nước ngoài ra vào. Nhận xét H52 trong SGK? (phố xá đông đúc, tấp nập, nhộn nhịp; thuyền bè qua lại đông đúc, thuận lợi và rất gần bờ). Hỏi: Vì sao đến giai đoạn sau, chính quyền Trịnh - Nguyễn chủ trương hạn chế ngoại thương? Họ sợ người phương Tây có ý đồ xâm chiếm nước ta. B2: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu B3: HS trả lời câu hỏi: B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1) GV: Bổ sung , phân tích, nhận xét (trường hợp cần thiết) Cụ thể sau mỗi câu hỏi đã đưa ra và hướng chuẩn xác phía dưới câu hỏi - Thương nghiệp + Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị. + Hạn chế ngoại thương 3.3.Hoạt động luyện tập: (5 Phút) *Mục tiêu: Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. *Phương thức tiến hành: +Thực hành *Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng, nếu HS trả lời sai thì HS khác bổ sung và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức. Câu hỏi: GV trình chiếu các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm khách quan-HS trả lời Nhận biết: Câu 1:Ở Đàng Ngoài, thời Mạc Đăng Dung, khi chưa diễn ra chiến tranh Nam – Bắc triều đời sống nhân dân ra sao? A. Đói khổ, bần cùng. C. Nhà nhà no đủ B. Còn thiếu thốn. D.Nạn đói đe dọa thường xuyên Câu 2: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập là đặc điểm nổi bật của nước ta thời A. nhà Mạc. C. vua Lê B. Vua Lê- chúa Trịnh. D.chúa Nguyễn Câu 3: Thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong là A. Hội An. B. Gia Định. C.Thanh Hà. D. Phố Hiến. Thông hiểu Câu 4:Đâu không phải là nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Đàng Ngoài bị phá hoại nghiêm trọng A. xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến. B. ruộng đất công bị thu hẹp, chế độ tô thuế nặng nề. C. nạn tham quan hoành hành. D. hạn hán, lũ lụt xảy ra Câu 5: Chúa Nguyễn ở đàng Trong đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp A.Khuyến khích phát triển kinh tế. B. bắt nhân dân đóng thuế thuế. C. cho nhân dân lập đồn điền. D. bắt nhân dân đi phu đi lính Vận dụng: Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ngoại thương nước ta thế kỉ XVI- XVIII là do A. Đại Việt có vùng biển dài thuận lợi cho thuyền buôn ra vào. B. Đại Việt có nhiều sản vật quý hiếm, hàng thủ công chất lượng cao. C. Đại Việt có nhiều phố chợ, đô thị. D. Các chính quyền Trịnh- Nguyễn có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với thương nhân nước ngoài. 3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG .1. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay. 2. Phương thức: a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức: Câu 1. Em hãy nêu tên các làng nghề thủ công hiện nay ở Quảng Nam ? Câu 2. Những đề xuất để phát triển buôn bán giao lưu trong và ngoài nước để phát triển kinh tế. b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi Em hãy nêu tên các làng nghề thủ công hiện nay ở Quảng Nam * Làng đúc đồng Điện Phương, gốm Thanh Hà, dệt lụa Mã Châu, chiếu cói Duy Phước : 3. Dự kiến sản phẩm: - Đề xuất một số biện pháp: + Có cơ chế chính sách hợp lý + Quảng bá, mở rộng thương hiệu * Dặn dò: - Học bài, chuẩn bị bài mới Tiết 50 Bài 23 :KINH TẾ-VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI – XVIII (TT) II / VĂN HOÁ NS : 15.2.2020 NG: 12.3.2020 I / MỤC TIÊU : 1.Kiến thức - Tuy Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã luôn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hóa truyền thống của dân tộc. - Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân châu Âu đến nước ta tìm nguồn lợi và tài nguyên. Chữ Quốc ngữ ra đời từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ. 2.Tư tưởng Hiểu được truyền thống văn hóa của dân tộc luôn phát triển trong bất kỳ hoàn cảnh nào? Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc. 3.Kỹ năng Mô tả một lễ hội hoặc một vài trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng mình. 4. Năng lực hình thành: - Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác trong học tập, giải quyết vấn đề. - Năng lực: - Phân tích để hiểu được nhân dân ta luôn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. - Nêu và mô tả lại một vài trò chơi và lễ hội tiêu biểu. II.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm, phân tích so sánh, rút ra nhận xét. III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, phiếu học tập. IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Tranh ảnh có liên quan. - Phiếu học tập. - Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh trò chơi dân gian lễ hội. V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Bài cũ: Nhận xét tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong - Đàng Ngoài?Tại sao kinh tế đàng Trong phát triển? 3.Bài.mới: 3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT. Mục tiêu: GV cho HS quan sát tranh: về thành tựu văn hóa nước ta vào thế kỉ XVI- XVII (SGK.). Phương thức: - Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây: + Em hãy cho biết nội dung của bức tranh. + Những hình ảnh đó gợi cho em biết được những thành tựu văn hóa nào của nước ta vào thế kỉ XVII - HS quan sát, trả lời Dự kiến sản phẩm - Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời: + Hình ảnh này là thành tựu nói về những hình thức sinh hoạt của nhân dân ta trong ngày hội làng là nếp sinh soạt truyền thống của nhân dân ta. - Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Đây là nếp sinh soạt truyền thống của nhân dân ta từ xưa và cũng nói lên được về đời sống tinh thần của nhân dân ta có nhiều điểm mới. Chúng ta tìm hiểu nội dung đó qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ DỰ KIẾN SẢN PHẨM (NỘI DUNG) HĐ1: Tôn giáo Mục tiêu:Trình bày được nét chính về tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI- XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo . PTHĐ: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Thời gian: 15 phút Tổ chức hoạt động: -B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: N1+2: Ở TK XVI - XVII, nước ta có những tôn giáo nào? Nói rõ sự phát triển của các tôn giáo đó? Vì sao lúc này Nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn? Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Sau thêm Thiên chúa giáo.- Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi. Các thế lực phong kiến tranh giành địa vị. Vua Lê trở thành bù nhìn. N3+4: Hỏi: ở thôn quê có những hình thức sinh hoạt tư tưởng như thế nào? Kể tên một số lễ hội mà em biết? Hội làng: Là hình thức sinh hoạt phổ biến lâu đời trong lịch sử. HS kể hội làng ở địa phương và nhiều nơi trên đất nước. N5+6: Quan sát H53, bức tranh miêu tả cái gì? Hình thức sinh hoạt văn hóa đó có tác dụng gì? Buổi biểu diễn võ nghệ tại các hội làng. - Thể hiện nét vui tươi, tinh thần lạc quan yêu đời. Câu ca dao "Nhiễu điều" nói lên điều gì? Kể một vài câu ca dao có nội dung tương tự: (Bầu ơi Một cây làm chẳng) - Thắt chặt tinh thần đoàn kết. - Giáo dục về tình yêu quê hương đất nước. N7+8: Đạo Thiên chúa bắt nguồn từ đâu? Vì sao lại xuất hiện ở nước ta? Thái độ của chính quyền Trịnh - Nguyễn đối với đạo Thiên chúa - Bắt nguồn từ châu Âu . - TK XVI, các giáo sĩ phương Tây theo thuyền buôn truyền bá đạo Thiên chúa . Giai cấp phong kiến không sử dụng. ( Giai cấp phong kiến bảo thủ, lạc hậu. ) B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). -B3: HS: báo cáo, thảo luận -B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1) Tôn giáo -Nho giáo: vẫn duy trì, phổ biến - Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi. - Cuối thế kỷ XVI, xuất hiện Đạo Thiên chúa. HĐ2: Sự ra đời chữ Quốc ngữ. Trình bày được nét chính về tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI- XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo . PTHĐ: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Thời gian: 10 phút Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân: Hỏi: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? GV nhấn mạnh vai trò của Alêchxăng đơ Rốt. Hỏi: Vì sao trong một thời gian dài, chữ quốc ngữ không được sử dụng? Hỏi: Theo em, chữ Quốc ngữ ra đời đóng vai trò gì trong quá trình phát triển văn hóa Việt Nam - Chữ viết tiện lợi, khoa học, là công cụ thông tin rất thuận tiện, vai trò quan trọng trong văn học viết B2: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu B3: HS trả lời câu hỏi: B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1) GV: Bổ sung , phân tích, nhận xét (trường hợp cần thiết) Cụ thể sau mỗi câu hỏi đã đưa ra và hướng chuẩn xác phía dưới câu hỏi 2) Sự ra đời chữ Quốc ngữ - TK XVII, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt. HĐ3: Văn học và nghệ thuật dân gian Trình bày được nét chính về tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI- XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo . PTHĐ: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Thời gian: 15 phút Hỏi: Tình hình Văn học giai đoạn này như thế nào ? Nêu những thành tựu văn học nổi bật ? - 2 bộ phận: + Văn học bác học. + Văn học dân gian. Văn học chữ Nôm rất phát triển (truyện thơ) Thơ Nôm xuất hiện càng nhiều có ý nghĩa như thế nào ? -- Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình. - Nền văn học dân tộc sáng tác bằng chữ Nôm không thua kém bất cứ một nền văn học nào khác. - Thể hiện ý chí tự lập tự cường của dân tộc. Hỏi: Em có nhận xét gì về văn học dân gian thời kỳ này? (thể loại, nội dung)- - Nhiều thể loại phong phú: truyện Nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát. Nội dung: phản ánh tinh thần, tình cảm lạc quan yêu thương con người của nhân dân lao động. Hỏi: Nghệ thuật dân gian gồm mấy loại hình? (điêu khắc và sân khấu) Hỏi: Những thành tựu của nghệ thuật điêu khắc? Quan sát H54 và nhận xét? Bức tượng do nghệ nhân Trương Văn Thọ tạo ra năm1655. Tượng cao 3m7, rộng 2m1, khuôn mặt đẹp, cân đối hài hòa, giữa mỗi tay là một con mắt, đầu đội mũ hoa sen. Hỏi: Kể tên một số loại hình nghệ thuật dân gian mà em biết? Văn học, nghệ thuật dân gian trong TK XVII, XVIII đã phát triển mạnh, có nhiều thành tựu quý báu. Đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ sức sống tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ chống lại ý thức hệ phong kiến Nho giáo. Hỏi: Nội dung của nghệ thuật chèo, tuồng là gì? B2: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu B3: HS trả lời câu hỏi: B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1) GV: Bổ sung , phân tích, nhận xét (trường hợp cần thiết) Cụ thể sau mỗi câu hỏi đã đưa ra và hướng chuẩn xác phía dưới câu hỏi 3) Văn học và nghệ thuật dân gian a) Văn học: - Văn học chữ Hán. - Văn học chữ Nôm phát triển à thơ truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều * Tiêu biểu: - Nguyễn B. Khiêm - Đào Duy Từ * Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú. * Nghệ thuật dân gian. - Nghệ thuật điêu khắc. + Điêu khắc gỗ + Phật Bà Quan Âm. - Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng 3.3.Hoạt động luyện tập: (5 Phút) *Mục tiêu: Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. *Phương thức tiến hành: +Thực hành *Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng, nếu HS trả lời sai thì HS khác bổ sung và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức. Câu hỏi: GV trình chiếu các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm khách quan-HS trả lời Nhận biết: Câu 1:Trong các thế kỉ XVI- XVIII, tôn giáo được phục hồi ở nước ta là A. Thiên Chúa giáo. C. Nho giáo B. Phật giáo, Đạo giáo. D.cả ba ý trên đều đúng Câu 2 : Trạng Trình tên dân gian của : A . Đào Duy Từ B . Lương Thế Vinh C . Nguyễn Bỉnh Khiêm D . Vũ Hữu Câu 3 : Những nhà thơ nổi tiếng trong các thế kỉ XV-XVIII ở nước ta là : A . Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ B . Nguyễn Trãi, Đào Duy Từ C . Lê Văn Hưu, Nguyễn Trãi D :.Phan Huy Chú, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thông hiểu : Câu 4: Sự ra đời Chữ Quốc ngữ vào thế kỉ XVII ở nước ta đã A. Loại bỏ chữ Hán . B. Loại bỏ chữ Nôm. C. Tạo ra một thứ chữ viết dễ đọc, dễ viết, dễ phổ biến. D.Làm xuất hiện trào lưu học chữ Quốc ngữ trong xã hội. Câu 5 : Ở thế kỉ VII, ..................vẫn được chính quyền cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại, Phật giáo ................bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp văn hóa.................. - Chọn những từ thích hợp điền vào các chỗ trống : A . Phật giáo, Nho giáo, truyền thống. B. Đạo giáo, Phật giáo, truyền thống C . Nho giáo, Đạo giáo, truyền thống. D. Cả 3 đều sai Câu 6: Truyện Nôm vào thế kỉ XVI-XVII thường mang nội dung A . viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát B . phản ánh bất công và tội ác xã hội phong kiến C . vạch trần quan lại tham nhũng D. đã kích vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống phụ n 3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển văn hóa nước ta và địa phương hiện nay. 2. Phương thức: a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức: Câu 1. Em hãy kể và nêu sự hiểu biết của em về các lễ hội ở Quảng Nam ? b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi Em hãy nêu tên các làng nghề thủ công hiện nay ở Quảng Nam - Lễ hội cầu bông ở làng Trà Quế Hội An, Bà Chúa Thu Bồn ở Duy Xuyên............. 3. Dự kiến sản phẩm: * Dặn dò: - Học bài, chuẩn bị bài mới Tiết 51 Bài 24: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII NS: 15.2.2020 NG: 18.3.2020 I/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Sự suy tàn, mục nát của chế độ phong kiến Đàng Ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất, đời sống nhân dân khổ cực, đói kém, lưu vong. Phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến, tiêu biểu là khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất. 2.Kỹ năng: Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân. 3.Tư tưởng: Thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta. 4. Năng lực hình thành: - Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác trong học tập, giải quyết vấn đề. - Năng lực: Đánh giá, nhận xét phong trào nông đân Đàng Ngoài. II.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm, phân tích so sánh, rút ra nhận xét. III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, phiếu học tập. IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Tranh ảnh có liên quan. - Phiếu học tập. - Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh trò chơi dân gian lễ hội. - Lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Bài cũ: Nhận xét tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong - Đàng Ngoài? Tại sao kinh tế đàng Trong phát triển? 3.Bài.mới: 3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT. Mục tiêu: GV cho HS Thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta. Phương thức: - Giáo viên cho học sinh đọc khẩu hiệu « Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo » + Em hãy cho biết câu khẩu hiệu này được Nguyễn Hữu Cầu được nêu ra trong cuộc khởi nghĩa để làm gì ? - HS quan sát, trả lời Dự kiến sản phẩm - Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời: + Để khích lệ động viên tinh thần đấu tranh của nhân dân ta chống lại sự đàn áp bóc lột của chính quyền phong kiến. - Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Có áp bức có đấu tranh cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta diễn ra như thế nào. Chúng ta vào bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ1: Tình hình chính trị Mục tiêu:Biết được những biểu hiện về đời sống khô cực của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của hiện trạng đó. HTHĐ: Hoạt động cá nhân. TG: 15 phút * Tổ chức hoạt động: -B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: N 1+2: Nhận xét về chính quyền phong kiến Đảng Ngoài giữa TK XVIII? - Mục nát đến cực độ. + Vua Lê là bù nhìn. + Chúa Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc. + Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân. GV nhấn mạnh: từ tầng lớp vua chúa, quan lại cho đến bọn hoạn quan đều ra sức ăn chơi hưởng lạc, phè phỡn, không còn kỷ cương phép tắc. N 3+4: HS đọc in nghiêng SGK Chính quyền phong kiến mục nát dẫn đến hậu quả gì? (Sản xuất) - Sản xuất nông nghiệp đình đốn. - Đề điều vỡ liên tục, mất mùa, lụt lội thường xuyên xảy ra. N 5+6: Nhân dân phải chịu cảnh tô thuế nặng, đời sống nhân dân? Nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút. GV nhấn mạnh: đây là nét đen tối trong bức tranh lịch sử nửa sau TK XVIII. N 7+8: Trước cuộc sống cực khổ ấy nhân dân có thái độ như thế nào? B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). -B3: HS: báo cáo, thảo luận -B4: HS: phân tích, nhận xét, đ
File đính kèm:
- Tiet 495051 Bai 23 Kinh te van hoa the ki XVI XVIII_12799374.doc