Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 41 đến 42 - Năm học 2019-2020

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

-Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê Sơ nền kinh tế phát triển nhanh về mọi mặt.

-Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính: Địa chủ phong kiến và nông dân .Đời sống các tầng lớp khác ổn định .

2.Kĩ năng:

-Bồi dưỡng kỹ năng phân tích tình hình kinh tế -xã hội từ đó có nhận xét chung.

 3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự hào dân tộc về thời kỳ thịnh trị của đất nước.

4. Định hướng phát triển năng lực:

-Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

+So sánh được kinh tế thời Lê Sơ so với thời Lý-Trần

+Nhận xét được tình hình xã hội thời Lê Sơ

+Vận dụng kiến để làm bài tập

 III.Phương tiện dạy học:

.-Sơ đồ để trống các tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ.

-Tư liệu về sự phát triển kinh tế -xã hội thời Lê Sơ.

 IV.Chuẩn bị:

1.Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước

-Nắm được tình hình kinh tế-xã hội thời Lê Sơ

-So sánh tình hình kinh tế thời Lê Sơ với thời Lý-Trần

 V.Tiến trình tổ chức dạy học:

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 41 đến 42 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIÊT: 41
BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
I.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
 I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
-Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức.
-So sánh với thời Trần để chứng minh thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỉ cương,trật tự xã hội.
 2 Kĩ năng:
-Phát triển kĩ năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở thời kỳ Lê Sơ.
 2.Thái độ:
-Giáo dục HS niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước ,có ý thức bảo vệ độc lập dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+So sánh được bộ máy chính quyền, luật pháp thời Lê Sơ với thời Trần
+Lý giải được vì sao nhà Lê Sơ quan tâm đến quân đội, pháp luật.Liên hệ với thời Lý-Trần 
+Vận dụng kiến thức làm bài tập thực hành
 III.Phương tiện dạy học:
IV.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học
-Bản phụ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ
-Bản phụ một số ý kiến đánh giá về bộ luật Hồng Đức.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước
+ Tìm hiểu bộ máy chính quyền, quân đội, luật pháp thời Lê Sơ
+ So sánh được bộ máy chính quyền, luật pháp thời Lê Sơ so với thời Trần
V.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Ổn định:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 Thuật lại chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang (10/1427) ?
 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 
 3. Bài mới:
 3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát
 - Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.
Gv cho HS quan sát các tranh ảnh sau:
f
Đặt câu hỏi vào bài
 H. Nhìn vào hình em biết gì về bộ luật Quốc Triều hình luật? HS trả lời..
 H. Em hiểu gì về hình bên trái?
HS trả lời
 Đây là nghệ thuật quân đội thời Lê Sơ, bài thơ khắc đá đầu tiên của Lê Lợi ở Thạch An-Cao Bằng.
GV:Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới .Lê Lợi lên ngôi vua .Nhà Lê bắt tay ngay vào việc xây dựng đất nước, tổ chúc bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội, luật pháp nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội. Các em cùng học bài 20:..
 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
DỰ KIẾN SẢN PHẨM (NỘI DUNG)
Hoạt động 1: Tổ chức bộ máy chính quyền:
-Mục tiêu:Trình bày được về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ 
-Phương thức tiến hành:Cá nhân-Nhóm
-Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cá nhân:
B1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng.Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế xưng Lê Thái Tổ khôi phục quốc hiệu Đại Việt, xây dựng bộ máy chính quyền.
H.Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được thể hiện như thế nào ?
( Dùng bảng phụ )
H.Đứng đầu là ai ?
Yêu cầu HS nhắc tên 6 bộ (Binh,.Hình, Công, Lễ, Lại, Hộ) và giải thích chức năng của các cơ quan chuyên môn dựa vào chữ nghiêng.)
H.Bộ máy chính quyền ở địa phương được chia như thế nào ?
H.Thời Lê Thánh Tông việc trông coi quản lí 13 đạo có gì mới?
Y/cầu HS nói rõ công việc mỗi ti phụ trách
B2: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu
B3: HS trả lời câu hỏi:
B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1)
GV: Bổ sung , phân tích, nhận xét (trường hợp cần thiết)
Cụ thể sau mỗi câu hỏi đã đưa ra và hướng chuẩn xác kiến thức
-Đứng đầu triều đình là Vua, các quan đại thần
-Ở triều có 6 bộ. giúp việc 6 bộ có 6 tự, 6 khoa giám sát.
-Các quan chuyên môn:Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.
-Thời Lê Thái Tổ 5 đạo
-Thời Lê Thánh Tông 13 đạo thừa tuyên.
-Đứng đầu mỗi đạo có 3 ti phụ trách ,3 ti hoạt động khác nhau ở mỗi thừa tuyên có (Đô ti, Hiến ti, Thừa ti)
Hoạt động nhóm:
B1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, nghiên cứu sgk và thảo luận câu hỏi của nhóm
B2: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu, GV theo dõi hổ trợ các nhóm học tập
B3: HS báo cáo, thảo luận
B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn
HS quan sát lược đồ hành chính Đại Việt thời Lê sơ và tên 13 đạo thừa tuyên thảo luận:
 Nhóm 1-4: So sánh tổ chức nhà nước thời Lê sơ với thời Trần nhiều người cho rằng tổ chức nhà nước thời Lê sơ tập quyền hơn. (Tập quyền là sự thống nhất tập trung quyền lực vào triều đình trung ương) điều này được thể hiện như thế nào trong chính sách thời Lê ?
Nhóm 5-8:.Nhìn vào lược đồ em thấy nước Đại Việt thời Lê sơ khác gì thời Trần ?(Bộ máy quan lại, sự phân chia khu vực hành chính.)? Nhận xét bộ máy chính quyền thời Lê Sơ
Hoạt động 2: Tổ chức quân đội:
-Mục tiêu:Biết được tổ chức quân đội thời Lê Sơ –So sánh với thời Lý-Trần
-Phương thức tiến hành:Cá nhân
-Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cá nhân:
B1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
H.Nhà Lê tổ chức quân đội như thế nào? HS liên hệ với thời Lý và giải thích chế độ “ngụ binh ư nông”
H.Tại sao nói “Trong hoàn cảnh lúc đó chế độ Ngụ binh ư nông là tối ưu”?
H. Nhà Lê quan tâm phát triển quân đội như như thế nào ?
H. Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lê sơ đối với lãnh thổ đất nước qua đoạn trích trên ?
B2: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu
B3: HS trả lời câu hỏi:
B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1)
GV: Bổ sung , phân tích, nhận xét (trường hợp cần thiết)
Cụ thể sau mỗi câu hỏi đã đưa ra và hướng chuẩn xác kiến thức dưới đây theo thứ tự các câu hỏi
*Tiếp tục thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”
-Quân đội có 2 bộ phận:
+Quân triều đình
+Quân ở các địa phương
*Vì thường xuyên có giặc ngoại xâm nên vừa kết hợp sản xuất với quốc phòng.
*Quân lính thường xuyên luyện tập võ nghệ
-Bố trí quân đội vùng biên giới
* Nhận xét:
HS đọc phần chữ nghiêng SGK
-Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất nước 
-Thực thi chính sách vừa cương vừa nhu.với kẻ thù
-Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi công dân ,trừng trị thích đáng kẻ bán nước.
Hoạt động 3: Luật pháp
-Mục tiêu: Trình bày nét nổi bật về luật pháp 
-Phương thức tiến hành:Cá nhân
-Tổ chức hoạt động
Hoạt động nhóm
B1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, nghiên cứu sgk và thảo luận câu hỏi của nhóm
B2: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu, GV theo dõi hổ trợ các nhóm học tập
B3: HS báo cáo, thảo luận
B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn
Nhóm 1-4:
H1.Vì sao thời Lê quan tâm đến Luật Pháp? Liên hệ thời Lý Trần?
H2.Nội dung của bộ luật Hồng Đức? Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ ?
GV chuẩn xác kiến thức của các nhóm
Lê Thánh Tông ban hành bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) đây là bộ luật lớn nhất có giá trị nhất của thời phong kiến nước ta .
H1.-Gìn giữ trật tự kỹ cương xã hội
-Ràng buộc nhân dân với chế độ phong kiến để triều đình quản lí chặt chẽ hơn.
H2.-Bảo vệ quyền lợi của Vua và hoàng tộc-Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị -Bảo vệ phụ nữ.
-Quyền lợi ,địa vị người phụ nữ đựợc tôn trọng,
1. Tổ chức bộ máy chính quyền:
a/a
a/Sơ đồ bộ máy chính quyền:
HS dựa sơ đồ trình bày được tổ chức bộ máy chính quyền
b/Nhận xét:
-Thời Lê sơ nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh.
-Vua nắm mọi quyền hành 
-Lê Thánh Tông bãi bỏ 1 số chức vụ cao cấp:Tể tướng ,Đại tổng quản, Đại hành khiển 
-Vua trực tiếp tổng chỉ huy quân đội 
* Sự khác nhau nhà nước Đại Việt thời Lê Sơ và thời Trần :
-Quyền lực nhà Vua ngày càng được củng cố 
-Các cơ quan giúp việc cho vua ngày càng được sắp xếp quy cũ và bổ sung đầy đủ 
-Cả nước chia nhỏ thành các khu vực hành chính ( 13 đạo ) 
=>Nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh
2.Tổ chức quân đội:
-Thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”
-Quân đội có 2 bộ phận : Quân triều đình và quân ở các địa phương.
-Vũ khí có đao, kiếm, cung tên
-Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi nhất là nơi hiểm yếu
3. Luật pháp:
-Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức
-Nội dung :
-Bảo vệ vua,hoàng tộc 
-Bảo vệ quyền lợi g/c thống trị
-Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
-Bảo vệ quyền lợi,địa vị phụ nữ.
3.3.Hoạt động luyện tập:
*Mục tiêu:
 +Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê Sơ?
 +Trình bày luật pháp và quân đội thời Lê Sơ.So sánh với thời Lý-Trần?	
*Phương thức tiến hành:
 +Thực hành
*Dự kiến sản phẩm:
GV chuẩn bị đáp án đúng, nếu HS trả lời sai thì HS khác bổ sung và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
Câu hỏi: GV trình chiếu các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm khách quan-HS trả lời
Nhận biết:
Câu 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ chia làm mấy đạo:
A.Mười đạo B.Sáu đạo C.Năm đạo D.Bốn đạo
Câu 2: Trong cải cách hành chính của mình, Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vị nào?
A.Tể tướng B.Đại hành khiển C.Tể tướng, Đại hành khiển D.Ngự sử đài
Câu 3:Bộ luật được ban hành dưới thời nhà Lê có tên gọi là gì?
A. Luật hình sự B.Quốc triều hình luật C.Hình luật quốc gia D.Luật Hồng Bàng
Thông hiểu:
Câu 4:Vì sao bộ Quốc triều Hình luật còn gọi là Luật Hồng Đức?
A.Do vua Lê Thánh Tông biên soạn và ban hành
B.Do vua Lê Nhân Tông biên soạn và ban hành
C.Do vua Lê Thánh Tông biên soạn và ban hành, có niên hiệu là Hồng Đức nên gọi là luật Hồng Đức
D. Bộ luật đầu tiên, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến
Vận dụng:
Câu 5: Chế độ “Ngụ binh ư nông” trong quân đội thời Lê Sơ có tác dụng là:
A.Khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân
B.Khi hòa bình thì binh lính thay phiên nhau về làm ruộng
C.Quân lính vừa sản xuất, vừa chiến đấu
D.Khi hòa bình thì về làm ruộng
3.4.Hoạt động tìm tòi và mở rộng:
*Mục tiêu:
-Học bài theo câu hỏi SGK
-Chuẩn bị bài mới tìm hiểu:
+Những nét chính về kinh tế thời Lê Sơ
+Thời Lê Sơ xã hội có những giai cấp, tầng lớp nào?
*Phương thức tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành 
+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử 
-GV đánh giá sản phẩm của học sinh, nhận xét,tuyên dương, khen thưởng.
*Dự kiến sản phẩm:
-Nắm được biện pháp của nhà nước Lê Sơ đối với nông nghiệp, công thương nghiệp
 -Các giai cấp, tầng lớp thời Lê Sơ. Chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì thời Lê Sơ?
Tiết: 42
BÀI 20 :NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
II.TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI
 I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
-Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê Sơ nền kinh tế phát triển nhanh về mọi mặt.
-Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính: Địa chủ phong kiến và nông dân .Đời sống các tầng lớp khác ổn định .
2.Kĩ năng:
-Bồi dưỡng kỹ năng phân tích tình hình kinh tế -xã hội từ đó có nhận xét chung.
 3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự hào dân tộc về thời kỳ thịnh trị của đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+So sánh được kinh tế thời Lê Sơ so với thời Lý-Trần
+Nhận xét được tình hình xã hội thời Lê Sơ
+Vận dụng kiến để làm bài tập
 III.Phương tiện dạy học:
.-Sơ đồ để trống các tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ.
-Tư liệu về sự phát triển kinh tế -xã hội thời Lê Sơ.
 IV.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước
-Nắm được tình hình kinh tế-xã hội thời Lê Sơ
-So sánh tình hình kinh tế thời Lê Sơ với thời Lý-Trần
 V.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Ổn định:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy cho biết tổ chức chính quyền thời Lê Sơ? Nhận xét?
 Nêu luật pháp thời Lê Sơ? Luật pháp thời Lê Sơ khác thời Lý-Trần như thế nào?
 3. Bài mới:
 3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát
 - Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.
Gv cho HS quan sát trả lời: 
*Phương thức: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
 Em biết gì về những hình ảnh trên?
*Dự kiến sản phẩm:
-Hình 1,2: Đây là đồ ngự dụng dành riêng cho vua thời Lê (Di tích Hoàng thành Thăng Long)
Hinh 3, 4 : Gốm sứ thời Lê Sơ
-Hình 5, 6:Vân Đồn xưa và nay-GV dẫn dắt vào bài học
 Song song với việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, thời Lê có nhiều biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế .Nền kinh tế xã hội thời Lê sơ có nhiều điểm mới. Hôm nay các em học phần II bài 20
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kinh tế
Mục tiêu:Biết được về tình hình kinh tế nông nghiệp , công nghiệp ,thương nghiệp nước ta thời Lê Sơ 
-Phương thức tiến hành:Cá nhân
-Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cá nhân:
B1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
H.Để khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp nhà Lê đã làm gì ?
-Vấn đề đầu tiên cần giải quyết là ruộng đất 
-Đất nước vừa trải qua chinh chiến ,bị nhà Minh đô hộ ,làng xóm tiêu điêu ,ruộng đồng bỏ hoang
H.Nhà Lê giải quyết ruộng đất bằng cách nào ?
GV: Khuyến nông sứ có nhiệm vụ chiêu tập dân phiêu tán về quê làm ăn.
-Đồn đồn sứ: Tổ chức khai hoang.
Hà đê sứ : Quản lí và xây dựng đê điều.
Phép quân điền (cứ 6 năm chia lại ruộng công làng xã,các quan được nhiều ruộng ,phụ nữ và người có hoàn cảnh khó khăn cũng được chia ruộng )=>nhiều điểm tiến bộ đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
H. Vì sao nhà Lê quan tâm đến bảo vệ đê điều ?
-Chống thiên tai lũ lụt
-Khai hoang lấn biển.
B2: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu
B3: HS trả lời câu hỏi:
B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1)
GV: Bổ sung , phân tích, nhận xét (trường hợp cần thiết)
Hoạt động nhóm đôi:
B1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận câu hỏi
B2: HS thực hiện yêu cầu, GV theo dõi hổ trợ các nhóm học tập
B3: HS báo cáo, thảo luận
B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn
 GV bổ sung và chuẩn hóa kiến thức
 Câu hỏi:
H.Nhận xét những biện pháp của nhà nước thời Lê sơ đ/v nông nghiệp ?
Quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Nền nông nghiệp đựơc khôi phục, đời sống nhân dân đựơc cải thiện.
Hoạt động cá nhân:
B1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
H.Ở nước ta thời kì Lê sơ có những ngành thủ công nào tiêu biểu ?
H.Em có nhận xét gì về tình hình thủ công thời Lê sơ ?
H.Nông nghiệp và thủ công nghiệp có mối quan hệ với nhau ntnào?
H.Nhà Lê có biện pháp gì để phát triển buôn bán trong nước 
GV:Việc nhà vua khuyến khích lập chợ, ban hành điều lệ cụ thể (chợ mới không được trùng ngày với chợ cũ không tranh giành khách hàng.)
H.Hoạt đông buôn bán với nước ngoài ntnào?
H.Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thời Lê sơ ?
B2: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu
B3: HS trả lời câu hỏi:
B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1)
GV: Bổ sung , phân tích, nhận xét (trường hợp cần thiết)
-Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã :kéo tơ ,dệt lụa
-Các phường thủ công ở Thăng Long .Nghi Tâm,Yên Thái
-Các công xưởng do nhà nước quản lí (Cục bách tác)được quan tâm.
-Xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công 
-Các phường thủ công ra đời và phát triển mạnh
-Xuất hiện các xưởng mới
-Giao lưu trao đổi hàng hóa nông nghiệp phát triển mạnh,nhiều ngành nghề thủ công phát triển. 
-Ổn định ngày càng phát triển.
Hoạt động 2: Xã hội:
-Mục tiêu:Biết được giai cấp, tầng lớp thời Lê Sơ
-Phương thức tiến hành: Nhóm-Cá nhân
-Tổ chức hoạt động:
Hoạt động nhóm
B1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, nghiên cứu sgk và thảo luận câu hỏi của nhóm
B2: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu, GV theo dõi hổ trợ các nhóm học tập
B3: HS báo cáo, thảo luận
B4: HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn
Câu hỏi thảo luận: Vẽ sơ đồ các giai cấp, tầng lớp thời Lê Sơ?
Đại diện các nhóm lên trình bày, nhận xét
Hoạt động cá nhân:
H.Xã hội thời Lê sơ có những g/c tầng lớp nào? Quyền lợi, địa vị.So sánh với thời Trần?
-Giai cấp địa chủ nhiều ruộng đất ,nắm chính quyền.
-Giai cấp nông dân ít ruộng đất ,cày thuê cho địa chủ,nộp tô
-các tầng lớp khác phải nộp thuế cho nhà nước .Nô tì là tầng lớp thấp nhất.
-2 tầng lớp :thống trị (vua,quan,)bị trị (nông dân thủ công,nô tì.)khác nhà Lê hình thành giai cấp ,tầng lớp nô tì giảm dần rồi xóa bỏ.
-Tiến bộ có quan tâm đến đời sống của nhân dân 
H.Nhận xét về chủ trương hạn chế việc nuôi và bán nô tì của thời Lê sơ ?
-Thỏa mãn phần nào yêu cầu của nhân dân giảm bớt bất công trong xã hội.
GV: Do vậy nền độc lập thống nhất của đất nước được củng cố.
Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
1.Kinh tế
a.Nông nghiệp:
-Giải quyết ruộng đất 
-Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng 
-Đặt ra 1 số chức quan chuyên lo về nông nghiệp 
-Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng
-Thực hiện phép quân điền
-Khuyến khích bảo vệ sản xuất
=>Quan tâm đến sản xuất, nền sản xuất được khôi phục và đời sống nhân dân được cải thiện .
b. Thủ công nghiệp:
-Phát triển nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
-Xuất hiện các phường thủ công các xưởng thủ công .
c.Thương nghiệp:
-Trong nước chợ phát triển
-Buôn bán với nước ngoài được duy trì
2. Xã hội:
-Giai cấp địa chủ nhiều ruộng đất ,nắm chính quyền.
-Giai cấp nông dân ít ruộng đất ,cày thuê cho địa chủ,nộp tô
-Thương nhân, thợ thủ công phải nộp thuế cho nhà nước .Nô tì là tầng lớp thấp nhất.
-Nhà nước có quan tâm đến đời sống của nhân dân 
-Thỏa mãn phần nào yêu cầu của nhân dân giảm bớt bất công trong xã hội.
3.3.Hoạt động luyện tập:
 *Mục tiêu:
 -Trình bày được tình hình kinh tế thời Lê Sơ? Nhận xét về kinh tế thời Lê Sơ?
- Nắm được các giai cấp, tầng lớp thời Lê Sơ?
*Phương thức tiến hành:
 +Thực hành
*Dự kiến sản phẩm:
GV chuẩn bị đáp án đúng, nếu HS trả lời sai thì HS khác bổ sung và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
Câu hỏi: GV trình chiếu các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm khách quan-HS trả lời
Nhận biết:
Câu 1:Thời nhà Lê,nhà nước ban hành chính sách gì để khuyến khích phát triển nông nghiệp?
A.Lộc điền B.Quân điền C.Điền trang D.Thái ấp
Câu 2: Dưới thời nhà Lê, nơi nào tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?
A.Vân Đồn B.Vạn Kiếp C.Thăng Long D.Vạn ninh
Câu 3: Để nhanh chóng khôi phục nông nghiệp sau chiến tranh, Lê Thái Tổ đã có những chính sách gì?
A.Cho 25 vạn lính về quê làm nông nghiệp
B.Cho 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp
C.Cho 10 vạn lính về quê làm nông nghiệp
D.Cho 20 vạn lính về quê làm nông nghiệp
Thông hiểu:
Câu 4: Dưới thời Lê Sơ, việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã được gọi là:
A.Phép quân điền B.Phép lộc điền C.Phép tịch điền D.Phép hạn điền
3.4.Hoạt động tìm tòi và mở rộng:
*Mục tiêu:
-Học bài theo sgk, chuẩn bị tình hình văn hóa, giáo dục
*Phương thức tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành 
+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử 
-GV đánh giá sản phẩm của học sinh, nhận xét, tuyên dương, khen thưởng.
*Dự kiến sản phẩm:
.-Chính sách của nhà nước và sự phát triển của văn hóa, giáo dục, văn học, khoa học và nghệ thuật.

File đính kèm:

  • docTiet 4142 Bai 20 Nuoc Dai Viet thoi Le so 1428 1527_12799331.doc