Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 39, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Tiết 3) - Năm học 2020-2021

3.2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426-1427: phản công diệt viện và giải phóng đất nước.

 2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Biết.

Câu1. Sau khi mất Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, quân Minh muốn giành lại thế chủ động đã làm gì?

A. Tạm hòa hoãn để đàm phán với Lê Lợi. B. Mở cuộc phản công lớn ở Cao Bộ .

C. Xin thêm viện binh. D. Phản công giành lại Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.

Câu 2. Khi Vương Thông xuất quân tiến về Cao Bộ, quân Lam Sơn đặt phục binh ở

A. Tốt Động – Chúc Động. B. Cao Bộ. C. ải Chi Lăng. D. Ninh Kiều.

Câu 3. Khi hùng hổ dẫn quân tiến vào biên giới nước ta đã bị nghĩa quân Lam Sơn mai phục và giết tại ải Chi Lăng. Đó là ai?

A. Vương Thông. B. Lương Minh. C. Liễu Thăng. D. Mộc Thạnh.

Hiểu.

Câu 4. Nghĩa quân Lam Sơn đã đề ra kế hoạch đối phó với viện binh của quân Minh như thế nào?

A. Chuẩn bị một lực lượng đông để đối phó quân Minh.

B. Tấn công và tiêu diệt lực lượng ở thành Đông Quan.

C.Đem quân vây hãm thành Đông Quan .

D. Tập trung lực lượng tiêu diệt viện binh.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 39, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Tiết 3) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39
Bài 19. CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427 ) T3
III/ KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG
(CUỐI NĂM 1426 ĐẾN CUỐI NĂM 1427)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.: 
-Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn: Chiến thắng Tốt Động- Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang.
-Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa: Lòng yêu nước, đoàn kết nhân dân, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
2. Kĩ năng: 
-Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử.
-Lập niên biểu và tường thuất được diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên lược đồ.
3. Thái độ:
 - GD lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi,...
4. Định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở giai đoạn cuối phản công giành thắng lợi..
+ Tường thuật diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên Lược đồ.
 + Lập niên biểu những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
II.PHƯƠNG PHÁP: 
Nêu vấn đề, quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm, phân tích so sánh, rút ra nhận xét.
III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, phiếu học tập.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về lãnh địa phong kiến, thành thị trung đại.
 V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
 1.Ổn định: 
 2.Bài cũ: 
-HS1.Trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425?
-HS2.Trình bày kế hoạch tiến công ra Bắc của Lê Lợi?
3.Bài.mới:
 3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.
1. Mục tiêu: GV cho HS quan sát tranh: Ải Chi Lăng, hình ảnh Trận Chi Lăng. HS trả lời một số câu hỏi gợi ý liên tưởng đến nội dung bài học: Những hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở giai đoạn phản công giành thắng lợi.
 2. Phương thức: 
- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:
+ Những hình ảnh trên cho em biết điều gì?
+ Từ cuối 1426 quân Minh có âm mưu gì?
+ Nghĩa quân Lam Sơn đã đối phó như thế nào?
+ Những hoạt động chính của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối1426- cuối 1427 diễn ra như thế nào?
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời: Có thể HS trả lời được một số ý về diễn biến chính giai đoạn phản công giành thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối 1426-cuối 1427. Điều đó tạo cho HS đứng trước tình huống có vấn đề để tìm hiểu bài học. 
- Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Sau khi mất vùng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, quân Minh cố thủ trong thành Đông Quan đồng thời tăng viện binh mở cuộc phản công lớn với âm mưu giành thế chủ đông. Quân Lam Sơn đẫ lợi dụng địa hình, địa thế, tập trung lực lượng tiêu diệt viện binh địch, đưa dịch vào thế bị động rồi tiêu diệt chúng. Những diễn biến chính của hoạt động nghĩa quân Lam Sơn từ cuối 1426 – cuối 1427 diễn ra như thế nào?
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động của thầy và trò
Nội Dung
 Hoạt động nhóm
Mục 1. Trận Tốt Động, Chúc Đông. ( Cuối 1426)
Mục 2.Trận Chi Lăng – Xương Giang.( Cuối 1427).
Mục 3.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
* Mục tiêu: Lập niên biểu và tường thuất được diễn biến của cuộc khởi nghĩa lam Sơn trên Lược đồ từ cuối 1426 – cuối 1427- Giai đoạn phản công diệt viện và giải phóng đất nước. 
-Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 * Phương thức: Hoạt động nhóm .(15 -30 phút) thực hiện yêu cầu của phiếu học tập.
* Tổ chức hoạt động:
-B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành nhóm 6 HS. Các nhóm đọc mục 1,2 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau trên Phiếu học tập của nhóm.
+N1, 2. Lập niên biểu các hoạt động chính của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối 1426 – cuối 1427 theo mẫu.
Trận đánh chính
Diễn biến chính
Kết quả
Trận Tốt Động – Chúc Động
Trận Chi Lăng – Xương Giang.
+N3. Trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động qua Lược đồ?
+N4. Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang qua Lược đồ?
+N5. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
+N6. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
+ N7+ 8. Cách đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn ở trận Tốt Đông- Chúc Đông, trận Chi Lăng - Xương Giang?
-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
-B3: HS: báo cáo, thảo luận 
-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn. 
 GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Tường thuật các diễn biến trên Lược đồ.
Sauk hi mất Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoa, quân Minh cố thủ trong thành Đông Quan đồng thời tăng cường viện binh âm mưu mở cuộc phản công giành thế chủ động. Nghĩa quân Lam Sơn đã lợi dụng địa hình, địa thế bố trí hai trận địa phục kích ở Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang, tập trung lực lượng tiêu diệt viện binh, đưa giặc vào thế bị động rồi tiêu diệt hoàn toàn. 
1. Trận Tốt Động, Chúc Đông. ( Cuối 1426)
2.Trận Chi Lăng – Xương Giang.( Cuối 1427).
Trận đánh chính
Diễn biến chính
Kết quả
Trận Tốt Động – Chúc Động. 
( Cuối 1426)
Vương Thông cùng 5 vạn quân đến Đông Quan.
-Ta phục binh ở Tốt Động, Chúc Động.
Thắng 11-1426. Quân Minh tiến về Cao Bộ. Quân ta từ mọi phía xông vào đánh quân địch.
5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan.
Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm thành Đông Quan,
Trận Chi Lăng – Xương Giang.
(10/ 1427)
15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta chia làm 2 đạo:
Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và giết ở ải Chi Lăng. 1 vạn tên.
-Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang. Liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát tiêu diệt 3 vạn tên.
-Quân Minh còn lại co cụm ở Xương Giang -> bị quân ta bao vây và tiêu diệt 5 vạn tên.
-Biết Liễu Thăng tử trận Mộc Thanh vội vã rút quân về nước.
-Liễu Thăng và Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị giết.
-3/1/1428.Quân Minh rút khỏi nước ta
3.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
a.Nguyên nhân thắng lợi.
-Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập
-Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc, đoàn kết đánh giặc.
-Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn trãi.
b. nghĩa lịch sử.
-Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
-Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước- thời Lê Sơ.
	LƯỢC ĐỒ TRẬN TỐT ĐÔNG- CHÚC ĐỘNG
	LƯỢC ĐỒ TRẬN CHI LĂNG – XƯƠNG GIANG
3.2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426-1427: phản công diệt viện và giải phóng đất nước.
	2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Biết.
Câu1. Sau khi mất Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, quân Minh muốn giành lại thế chủ động đã làm gì?
A. Tạm hòa hoãn để đàm phán với Lê Lợi. B. Mở cuộc phản công lớn ở Cao Bộ . 
C. Xin thêm viện binh. D. Phản công giành lại Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa. 
Câu 2. Khi Vương Thông xuất quân tiến về Cao Bộ, quân Lam Sơn đặt phục binh ở
A. Tốt Động – Chúc Động. B. Cao Bộ. C. ải Chi Lăng. D. Ninh Kiều.
Câu 3. Khi hùng hổ dẫn quân tiến vào biên giới nước ta đã bị nghĩa quân Lam Sơn mai phục và giết tại ải Chi Lăng. Đó là ai?
A. Vương Thông. B. Lương Minh. C. Liễu Thăng. D. Mộc Thạnh.
Hiểu.
Câu 4. Nghĩa quân Lam Sơn đã đề ra kế hoạch đối phó với viện binh của quân Minh như thế nào?
A. Chuẩn bị một lực lượng đông để đối phó quân Minh. 
B. Tấn công và tiêu diệt lực lượng ở thành Đông Quan.
C.Đem quân vây hãm thành Đông Quan .
D. Tập trung lực lượng tiêu diệt viện binh.
Câu 5. Đâu không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A Lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giành độc lập của dân ta. 
B. Tinh thần đoàn kết, chiến đấu của toàn dân.
C. Quân Minh tàn bạo nhưng không đa mưu và nhiều kinh nghiệm. 
D. Chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ tham mưu.
Vận dụng.
Câu 6. Theo em, tại sao nghĩa quân Lam Sơn quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện binh của giặc trước? 
A. Nếu tiêu diệt 15 vạn viện binh buộc Vương Thông phải đầu hàng.
B. Quân Minh vừa mới tiến vào biên giới dễ đánh hơn.
C.Liễu Thăng không đa mưu, túc trí như Vương Thông.
D. Quân ta chưa có kinh nghiệm vây thành.
Câu 7. Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
A. Là cuộc chiến tranh phong kiến tranh giành quyền lực.
B. Là cuộc khởi nghĩa huy động được sức mạnh toàn dân.
C.Từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D.Là cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân chống áp bức.
3. Dự kiến sản phẩm
GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
Đáp án.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
A
C
D
C
A
C
3.3. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
 1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để lập niên biểu các hoạt động chính của nghĩa quân Lam Sơn từ 1418-1427.
2. Phương thức: 
a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức: Lập niên biểu các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng vào Tân Bình, Thuận Hóa rồi phản công diệt viện rồi giải phóng đất nước.
b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử 
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
3. Dự kiến sản phẩm:
Câu 8.
Thời gian
Hoạt động chính
7/2/1418
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn.
Giữa 1418
Quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh quyết bắt giết Lê Lợi. Lê Lai liều mình cứu chủ tướng.
Hè 1423 
Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh
5/1423
Nghĩa quân về căn cứ Lam Sơn.
1424
-Tấn công thành Đa Căng, hạ thành Trà Lân, tiến đánh Khả Lưu. Giải phóng Nghệ An
1425
-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.Vùng giải phóng kéo dài từ Thanh hóa đến đèo Hải Vân.
9/1426
Lê Lợi chia làm ba đạo quân tiến ra Bắc.Nghĩa quân thắng nhiều trận lớn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công
7/11/1426
Nghĩa quân Lam Sơn đặt phục binh ở Tốt Động – Chúc Động tiêu diệt 5 vạn tên, bắt sống 1 vạn tên giặc.
10/1427
Trận Chi Lăng – Xương Giang tiêu diệt 15 vạn viện binh giặc.
10/12/1427
Vương Thông ở Đông Quan vội vàng xin hòa và chấp nhận mở Hội thề Đông Quan rút quân về nước.
3/1/1428
Toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta.
4. Dặn dò. 
-Học bài theo câu hỏi SGK và yêu cầu của GV.
-Chuẩn bị bài mới. 
+Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ. Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước?
+Vua Lê Thánh Tông đã có những đóng góp gì trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp?

File đính kèm:

  • docxTiet 39 Bai 19 Cuoc khoi nghia Lam Son 1418 1427_12799323.docx
Giáo án liên quan