Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột)
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS củng cố lại kiến thức đã học về chế độ PK ở phương Đông và phương Tây
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thực hành tổng hợp.
3. Năng lực
- Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
- Thực hành với đồ dùng trực quan.
- So sánh, phân tích, khái quát hóa.
- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử.
- Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết tình huống đặt ra.
- Thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình.
4. Nội dung tích hợp
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên chuẩn bị
2.Học sinh chuẩn bị
- SGK và tài liệu tham khảo
III.Phương pháp
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy
1.Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
. V. Rút kinh nghiệm - Hoàn thành bài giảng Ngày soạn 8/10/2019 Tiết 19 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ (PHẦN CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II) I.Mục tiêu 1.Kiến thức - Tổ chức, hướng dẫn HS khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồ LS, giúp các em biết được phương pháp khai thác và nắm được nội dung của tranh ảnh, lược đồ, bản đồ gắn liền với nội dung SGK 2.Kĩ năng Củng cố, rèn luyện các kĩ năng: Lập bảng thống kê, tường thuật diễn biến trên lược đồ, sơ đồ hóa nội dung kiến thức 3. Năng lực - Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. - Thực hành với đồ dùng trực quan. - So sánh, phân tích, khái quát hóa. - Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử. - Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết tình huống đặt ra. - Thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình. 4. Nội dung tích hợp II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên chuẩn bị -Tranh ảnh,bản đồ, lược đồ, phiếu bài tập, bảng phụ. 2.Học sinh chuẩn bị -cSGK và tài liệu tham khảo III.Phương pháp - Thảo luận, thuyết trình..... IV. Tiến trình bài dạy 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Câu 1: Hãy kể tên các triều đại phong kiến VN chúng ta vừa học? Câu 2: Lập bảng thống kê những nội dung chính của cuộc kháng chiến chống Tống do LTK chỉ huy theo mẫu: Thời gian Hoàn cảnh Diễn biến Nguyên nhân thắng lợi Ý nghĩa lịch sử Câu 3: Nêu những chính sách cơ bản để củng cố nền độc lập, thống nhất đất nước của Nhà Lý? Củng cố tổ chức bộ máy nhà nước. Tăng cường tình đoàn kết dân tộc. Ban hành bộ luật “Hình thư”. Thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”. Xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để dạy học, tổ chức khoa thi để tuyển chọn quan lại. Thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích và phát triển kinh tế Câu 4: Thành tựu lớn nhất về văn hóa của Đại Việt là gì? Lấy VD để chứng minh? => Văn hóa Thăng Long: - Giáo dục: Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Nhiều sản phẩm thủ công chất lượng cao. - Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển. - Sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú. Câu 5: Hãy so sánh đời sống văn hoá xã hội thời Lý với thời nhà Đinh - Tiền Lê theo yêu cầu: ND S2 Nhà Đinh - Tiền Lê Nhà Lý 1. Xã hội - Bộ máy thống trị: vua, quan văn, quan võ và một số nhà sư. - Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, ng buôn bán nhỏ, ít địa chủ, nô tì. - Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu. - Bộ máy thống trị: vua, quan, hoàng tử, công chúa. - Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, ng buôn bán, nô tì. - Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu. 2. Văn hoá - Giáo dục chưa phát triển. - Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. - Phật giáo phát triển. Chùa chiền xây dựng nhiều nơi. - Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua. - Tổ chức khoa thi để chọn ng làm quan. - Phật giáo phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng bái đạo phật. 4.Củng cố - Gv hệ thống lại kiến thức của chương. 5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, chuẩn bị cho bài sau - Ôn tập lại kiến thức từ đầu năm, giờ sau ôn tập V. Rút kinh nghiệm - Hoàn thành bài giảng ******************************* Ngày soạn 9/10/2019 Tiết 20 ÔN TẬP I.Mục tiêu 1.Kiến thức - HS nắm được những kiến thức cơ bản từ bài 1 à bài 11. - Tình hình nước ta thời trung đại, các triều đại, các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. 2.Kĩ năng - Tổng hợp kiến thức. 3. Năng lực - Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. - Thực hành với đồ dùng trực quan. - So sánh, phân tích, khái quát hóa. - Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử. - Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết tình huống đặt ra. - Thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình. 4. Nội dung tích hợp II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên chuẩn bị 2.Học sinh chuẩn bị - SGK và tài liệu tham khảo III.Phương pháp - Thảo luận, thuyết trình ..... IV. Tiến trình bài dạy 1.Ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Gv nêu đề cương thuộc bài 1, bài 2 và bài 3 ? Người Giéc man đã làm gì sau khi tràn vào lãnh thổ các nước ở châu Âu ? ? Miêu tả về lãnh địa phong kiến ? à tổng hợp ý kiến à trả lời. ? Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ? ? Nêu một số nhà phát kiến địa lí tiêu biểu ? ? Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến ? ? Nêu nội dung tư tưởng cải cách của Luthơ và Canvanh ? Hoạt động 2: Gv nêu đề cương thuộc bài 4, bài 5, bài 6 ? Các triều đại Trung Quốc được thành lập như thế nào ? ? Đặc điểm của những chính sách cai trị? ? Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúp - ta được biểu hiện như thế nào ? ? Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ? Hoạt động 3: Gv nêu đề cương thuộc các bài 7, bài 8, bài 9 ? Nêu nội dung đặc điểm ? ? Nhận xét về tổ chức nhà nước thời Ngô ? ? Tình hình nước ta như thế nào sau khi Ngô Quyền mất ? ? Tại sao lại xãy ra “loạn 12 sứ quân”? ? Trình bày những ngành nghề chính của nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ ? ? Đời sống XH có gì thay đổi khác trước ? ? Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế nước ta phát triển ? Hoạt động 4: Gv ra đề cương thuộc các bài 10, bài 11 ? Nguyên nhân dẫn đến sự thành lập nhà Lý ? ? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý ? ? Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến ? ? Ý nghĩa lịch sử trận thắng ? Bài 1 : Sự hình thành và phát triển của XHPK ở châu Âu (phần 1, 2 ). Bài 2 : Những cuộc phát kiến địa lí Bài 3 : Cuộc đấu tranh của giai cấp Tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu. Bài 4 : Trung Quốc thời Tống – Nguyên Minh – Thanh Bài 5 : Ân Độ thời Phong Kiến Bài 6 : Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Bài 7 : Những nét chung về xã hội phong kiến (phần cơ sở kinh tế ) Bài 8 : Nước ta buổi đầu độc lập (phần 1 và 2) Bài 9 : Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê Bài 10 : Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước Bài 11 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075 – 1077 ) 4.Củng cố - Nhận xét buổi ôn tập, đúc kết những kiến thức cơ bản nhất để HS nắm chắc về Lịch sử TG và lịch sử Việt Nam . 5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, chuẩn bị cho bài sau - Ôn tập lại kiến thưc cho tiết sau kiểm tra 1 tiết. Ngày soạn 15/10/2019 Tiết 19 KIỂM TRA MỘT TIẾT I.Mục tiêu 1.Kiến thức - Giúp học sinh củng cố, ghi nhớ toàn bộ những nét chính về phần lịch sử thế giới trung đại và phần lịch sử Việt Nam từ TKX đến TKXII. - Thông qua giờ kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức lịch sử của học sinh từ đó giáo viên nhận được tín hiệu ngược để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, phát huy những em có năng khiếu sử, hạn chế những mặt còn tồn tại của giáo viên và học sinh. 2.Kĩ năng - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp. II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên chuẩn bị -Ma trận, đề kiểm tra và đáp án chấm. 2.Học sinh chuẩn bị -Ôn tập, bút và giấy kiểm tra. III.Tiến trình tổ chức 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: có mặt. học sinh, vắng mặt. học sinh ( lí do) 2.Ma trận đề 3.Thiết lập ma trận đề kiểm tra Tên Chủ đề Các mức độ cần đánh giá Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Xã hội phong kiến phương Đông Trung Quốc thời phong kiến : Nhận biết được những công trình kiến trúc là kì quan của thế giới cổ đại. Các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV-XVI Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 4= 40% Số câu:2 2 điểm = 20% Chủ đề 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX Công lao của Đinh Bộ Lĩnh, Ngô Quyền, bộ luật Hình thư ban hành dưới triều Lý Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê, thời Lý Ý thức xây dựng đất nước của Ngô Quyền, Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống Vì sao Lý Thái Tổ chuyển kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm 0,5= 5% Số câu: 1 Số điểm: 2=20% Số câu: 1 Số điểm: 0,5= 5% Số câu: 1 Số điểm: 2,5= 25% Số câu: 1 Số điểm: 0,5= 5% Số câu :8 Số điểm: 8= 80% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 4,5 45% Số câu: 2 Số điểm: 2,5 25 % Số câu: 2 Số điểm: 3 30% Số câu: 10 Số điểm: 10 3.Đề bài A. Phần trắc nghiệm ( 3điểm ) -Chọn đáp án em cho là đúng. Câu 1 Ngô Quyền xây dựng đất nước với ý thức: A. Ý thức được làm vua B. Ý thức giàu có C. Ý thức độc lập tự chủ D . Ý thức văn minh Câu 2: Âm mưu chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống A. Xúi giục Chăm pa đánh từ phía Nam C.Cấm nhân dân bên biên giới qua lại B. Cho quân sang nước ta cướp bóc. D . Lôi kéo tù trưởng dân tộc ít người Câu 3: Quân Tống vượt qua ải Nam Quan vào nước ta thời gian nào? A . Đầu năm 1075 C . Đầu năm 1077 B . Cuối năm 1076 D . Cuối năm 1077 Câu 4: Bộ hình thư được ban hành dưới triều nào? A . Thời Ngô C . Thời Tiền Lê B . Thời Đinh D .Thời Lý Câu 5: Nối các sụ kiện lịch sử với các niên đại cho đúng Niên đại Sự kiện lịch sử 1 2 3 4 5 939 967 979 1009 1077 A B C D Nhà Lý thành lập Ngô quyền dựng nền độc lập Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước Nhà Tiền Lê thành lập B. Phần tự luận ( 7 điểm ) Câu 1: Kê tên những công trình kiến trúc nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng mà em biết? công trình nào được xếp vào là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại? Câu 2: Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống ra sao? Câu 3: Vẽ sơ đồ và nêu tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? 4. Đáp án và biểu điểm I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C A C D 4-A; 1-B; 3-D; 2-C II. Tự luận Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Câu 1: + Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng: Vạn Lý Trường Thành, Cung A Phòng, Lăng Ly Sơn + Công trình được xếp là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại: Vạn Lý Trường Thành 2 2 Câu 2: + Cách đánh giặc độc đạo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống: Tấn công trước để tự vệ, Khích lệ tinh thần quân ta bằng bài thơ thần, xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt, Bất ngờ tấn công, kết thúc chiến tranh bằng phương pháp hòa bình, giảng hòa 2 3 Câu 3: + Vẽ sơ đồ và nêu tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê Vua Thái Sư Thái Sư Quan Văn Quan Võ Tăng quan Lộ Lộ Lộ Lộ Phủ Châu Phủ - Tổ chức chính quyền trung ương: Vua đứng đầu, dưới vua là quan văn, quan võ và tăng quan - Tổ chức chính quyền địa phương: Cả nước chia thành 10 lộ, dưới Lộ là Phủ và châu 3 5. Đánh giá , nhận xét giờ kiểm tra 6. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, chuẩn bị cho bài sau Ngày soạn 16/10/2019 Tiết 20 Bài 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ I.Mục tiêu 1.Kiến thức - Dưới thời Lý nền KT nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt một số thành tựu nhất định: diện tích đất đai được mở rộng, thuỷ lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện. - Việc buôn bán với nước ngoài được phát triển. 2.Kĩ năng - Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích , lập bảng so sánh, đối chiếu và vẽ sơ đồ. 3. Năng lực - Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. - Thực hành với đồ dùng trực quan. - So sánh, phân tích, khái quát hóa. - Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử. - Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết tình huống đặt ra. - Thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình. 4. Nội dung tích hợp II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên chuẩn bị - Tranh ảnh trong SGK. Sưu tầm thêm một số tranh ảnh tư liệu cần thiết khác. 2.Học sinh chuẩn bị SGK và tài liệu tham khảo III.Phương pháp - Phát vấn, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề IV. Tiến trình bài dạy 1.Ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh 2.Kiểm tra bài cũ ? Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? - Tinh thần đoàn kết và anh dũng chiến đấu của nhân dân ĐV. - Sự chỉ huy tài tình, kiệt xuất của LTK. ? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này? -- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử dân tộc. - Củng cố nền độc lập, tự chủ. - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược ĐV 3. Bài mới Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi, đất nước được thanh bình. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta chứng minh. Người Việt không chỉ giỏi trong chiến đấu chống xâm lược mà còn rất sáng tạo, anh hùng trong lao động sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế. Nhân dân thời Lý đã đạt được những bước phát triển về KT như thế nào? Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển biến của nền nông nghiệp HS đọc SGK GV Khẳng định: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý. ? Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hĩu của ai? -> Của nhà vua. GV: Thực tế, ruộng đất đều do nông dân canh tác. H»ng n¨mHHằng năm, nhân dân các địa phương theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua.Tuy nhiên, trong xã hội thời Lý, sự phân hoá ruộng đất diễn ra khá mạnh. Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ... - Gọi HS đọc phần in nghiêng trong SGK: ? Trong lễ tịch điền nhà Vua tự cầy mấy đường thể hiện điều gì? -> Để khuyến khích nhân dân sản xuất. ? Những biện pháp nhà Lý khuyến khích phát triển nông nghiệp? -> Khai hoang, đào kênh mương, đắp đê, phong lụt. -> Ban hành luật cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. GV: Do vậy, dưới thời nhà Lý nhiều năm mùa màng bội thu. ? Tại sao N2 thời Lý phát triển mạnh như vậy? -> Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. + Nhân dân chăm lo sản xuất. Hoạt động 2: Tìm hiểu về thủ công nghiệp và thương nghiệp Giảng: Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. HS đọc phần in nghiêng SGK. ? Nội dung trong đoạn in nghiêng trên cho thấy nghề thủ công nào phát triển? -> Nghề dệt. ? Tại sao vua Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống? -> Bởi nhà Lý muốn nâng cao giá trị hàng trong nước. GV: Ngoài nghề dệt, có nhiều nghề thủ công khác: chăn tằm ươm tơ, nghề gốm, xây dựng đền đài cung điện... đó là các nghề dân gian. Ngoài ra các nghề: làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt... đều phát triển. - Cho HS xem các hình đồ gốm tráng men. - Yêu cầu HS nhận xét về chúng. GV: Bên cạnh đó, bàn tay người thủ công Đại Việt đã tạo dụtn nhiều công trình nổi tiếng như: vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền...(sưu tầm: tranh ảnh về các công trình trên). ? Bước phát triển mới của TCN thời Lý là gì? -> Tạo ra nhiều sản phẩm mới, kỹ thuật ngày càng cao. GV: Thương nghệp: Việc buôn bán trong ngoài nước càng được mở mang phát triển. Vùng biên giới hải đảo giữa hai nước đã được chính quyền 2 bên cho lập nhiều chợ để trao đổi buôn bán. - Gọi HS đọc phần chữ nhỏ in nghiêng. ? Việc thuyền buôn nước ngoài vào nước ta phản ánh điều gì? ? Thương cảng Vân Đồn có vai trò gì? GV: Vân Đồn thuộc Quảng Ninh là một hải đảo, nơi thương nhân nước ngoài thường đến buôn bán. ? Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không cho họ tự do đi lại ở nội địa? -> Thể hiện ý thức cảnh giác, tự vệ đối với nhà Tống. ? Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì? -> Nhân dân Đại Việt đã có đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển. * ND tích hợp -Việc khai thác điều kiện tự nhiên (khẩn hoang, trồng dâu...) để phát triển SX -Giáo dục tinh thần tự hào dân tộc về những thành tựu văn hoá. Giáo dục ý thức gìn giữ các di tích, hiện vật lịch sử - vh ở địa phương 1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp: - Ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của vua, do nông dân canh tác. - Nhà Lý rất quan tâm đến nông nghiệp và đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển. 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp: - Thủ công nghiệp có rất nhiều ngành nghề tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. - Hoạt động trao đổi buôn bán ở trong và ngoài nước diễn ra rất mạnh. - Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất thuận tiện với thương nhân nước ngoài. 1.Củng cố ? Nhà Lý làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp? ? Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp? 5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, chuẩn bị cho bài sau - Học bài theo câu hỏi SGK. - Trả lời các câu hỏi phần in đậm màu xanh phần II tiếp theo. V. Rút kinh nghiệm - Hoàn thành bài giảng Ngày soạn 17/10/2019 Tiết 21 Bài 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ I.Mục tiêu 1.Kiến thức - Thời Lý có sự phân hoá mạnh về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội. - Văn hoá giáo dục phát triển mạnh, hình thành văn hoá Thăng Long. 2.Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ. 3. Năng lực - Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. - Thực hành với đồ dùng trực quan. - So sánh, phân tích, khái quát hóa. - Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử. - Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết tình huống đặt ra. - Thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình. 4. Nội dung tích hợp II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên chuẩn bị - Tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Lý. 2.Học sinh chuẩn bị - SGK và tài liệu tham khảo III.Phương pháp - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề IV. Tiến trình bài dạy Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh 2.Kiểm tra bài cũ ? Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp? -- Ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của vua, do nông dân canh tác. - Nhà Lý rất quan tâm đến nông nghiệp và đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển 3. Bài mới Bên cạnh việc phát triển đời sống kinh tế thì văn hoá xã hội thời Lý cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Bài học hôm nay cho thấy rõ điều đó. Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu những thay đổi về mặt xã hội. HS đọc SGK Thời Lý, xã hội chia làm 2 tầng lớp: ? So với thời Đinh - Tiền Lê, sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào? -> Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn. Địa chủ ngày càng nhiều, nông dân tá điền tá điền bị bóc lột ngày càng nhiều. ? Đời sống của các tầng lớp trong giai cấp thống trị như thế nào? -> Đầy đủ, sung túc. ? Nêu đời sống của các tầng lớp trong giai cấp bị trị? -> Thợ thủ công và thương nhân sông rải rác ở các làng. Họ sản xuất các đồ dùng hàng ngày và buôn bán trao đổi cho nhau. Họ phải nộp thuế, làm nghĩa vụ với nhà vua. + Nông dân: Là lực lượng SX chính của XH. Đinh nam được chia ruộng đất theo tục lệ và làm nghĩa vụ cho N2. Nông dân nghèo phải cày ruộng nộp tô cho địa chủ, có những người phải bỏ đi nơi khác sinh sống. + Nô tì: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ phục vụ các nhà quan làm công việc nặng. Họ vốn là những tù binh, nợ nần hoặc tự bán thân, cuộc sống không bảo đảm. ? So với thời Đinh-Tiền lê, XH thời Lý có những thay đổi ntn? -> Sự phân biệt GC sâu sắc hơn, địa chủ ngày càng tăng, ND tá điền bị bóc lột nhiều hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu về giáo dục, văn hóa - Gọi HS đọc từ đầu đến "1000 người ở Thăng Long làm sư". ? Văn Miếu được xây dựng năm nào? nhằm mục đích gì? -> Năm 1070, làm nơi dạy học cho các hoàng tử. ? Việc tuyển chọn quan lại diễn ra như thế nào? So với thời Đinh - Tiền Lê có gì khác? + Nhà Lý quan tâm đến giáo dục, chọn được nhiều nhân tài để phục vụ đất nước. song chế độ thi cử chưa quy củ, nền nếp. GV: Văn Miếu chính thức được xây dựng vào tháng 9- 1070. Đây là miếu thờ tổ đạo Nho (do Khổng Tử sáng lập) và nơi dạy học cho các con vua. Văn Miếu dài 350m, ngang 75m. Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở tại đây. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được dựng lên trong khu Văn Miếu và được coi là trường đại học đầu tiên của Đại Việt. Lúc đầu ở đây chỉ dành cho các con vua, sau đó nhà Lý mở rộng cho các con em quan lại và những người giỏi trong nước. ? Nêu những dẫn chứng thời Lý, đạo Phật được sùng bái? -> Vua Lý sai người dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật. HS đọc phần in nghiêng trang 48. - Giới thiệu cho HS xem các công trình của nhà Lý H.24 - H.25 trong SGK. + Tượng Phật Adiđà nằm trong chùa Phật Tích ở Bắc Ninh được xây dựng ở thế kỉ thứ VII - X. Bức tượng này được vua Lý Thánh Tông cho đúc bằng vàng năm 1057. + Chùa
File đính kèm:
- Giao an hoc ki 1_12729592.doc