Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Tâm

I/ Mục tiêu.

- Hệ thống các kiến thức về lịch sử XHPK châu Âu và phương Đông: sự hình thành và phát triển của XHPK.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và so sánh các sự kiện lịch sử.

II/ Chuẩn bị.

- GV: hệ thống câu hỏi bài tập.

- HS: soạn và học bài.

III/ Các bước lên lớp:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ.

 - Cơ sở kinh tế của XHPK là gì?

 - Trong XHPK có những giai cấp nào? Quan hệ ra sao?

3/ Bài mới.

 

doc252 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh sập ý đồ xâm lược của nhà nguyên đối với nước ta.
 * Công lao của Trần Quốc Tuấn:-
 - Chỉ huy cuộc kháng chiến.
 - Là nhà lí luận quân sự tài ba, là tác giả của bộ “Binh thư yếu lược”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”
 - Là người tổ chức và chỉ đạo cuộc phản công trong cuộc kháng chiến lần hai chống quân Nguyên.
 - Là người quyết định tổ chức trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên 
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Chuẩn bị bài mới 
- Nêu nguyên nhân tháng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
 Tuần 14 Ngày soạn: 01/12/18 Ngày dạy: 03/12/18 
Tiết 27 Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN THẾ KỈ XIII. (tt)
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN .
 I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được vì sao ở thế kỉ XIII, trong 3 lần kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên, quân dân ĐV đều thắng lợi . Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống xâmlược Mông Nguyên .
2. Kỹ năng: Phân tích so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung .	
	3. Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
- Bài học kinh nghiệm lịch sử về truyền thống đoàn kết dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về công cuộc bảo vệ đất nước ta hiện nay. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về cuộc khãng chiến của ông cha ta.
II. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
III. Phương tiện: Tranh ảnh, lược đồ diễn biến ba lần cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.
IV. Chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
 - Lược đồ diễn biến ba lần cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
 - Đoạn trích Hịch Tướng Sĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các tướng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên.
 	V. Tiến trình dạy học 
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
	3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là nguyên nhân tháng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Thời gian: 2 phút.
 - Tổ chức hoạt động
 - GV cho học sinh đọc câu : “ Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” Em hãy nêu ý nghĩa của câu nói này? Muốn đánh giặc để bảo vệ đất nước phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc vì vậy nhà Trần rất quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, gần giũ dân
 - Dự kiến sản phẩm 
 Tạo điều kiện để dân phát triển là kế sách lâu dài và quan trọng nhất để giữ nước. Muốn đánh giặc để bảo vệ đất nước phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc vì vậy nhà Trần rất quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, gần giũ dân
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Qua ba lần khãng chiến chống quân Mông Nguyên giành thắng lợi đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu và mặc dù tương quan lực lượng luôn nghiên về quân giặc nhưng quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang và có ý nghĩa gì đối với đất nước, trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học này.
 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
 1. Hoạt động 1 Nguyên nhân thắng lợi.
	- Mục tiêu: Học sinh nắm được các nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi của quân dân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
- Phương pháp: cá nhân, nhóm.
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 15 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi
Những nguyên nhân nào làm cho cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên dân tộc ta đều thắng lợi ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
? Hãy nêu 1 số dẫn chứng vế tinh thần đoàn kết của dân tộc ta? 
? Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho 3 lần kháng chiến?
? Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1.Nguyên nhân thắng lợi :
- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia .
- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt .
- Tinh thần hi sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần .
- Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những ngươì chỉ huy .
2. Hoạt động 2 Ý nghĩa lịch sử.
- Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của thắng lợi trong ba lần lkhangs chiến chống Mông Nguyên.
- Phương pháp: cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
 - Thời gian: 16 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi
 Những thắng lợi đó của quân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Hoạt động nhóm đôi
B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp. Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 
Thảo luận : Bài học lịch sử từ 3 lần chiến thắng xâm lược Mông Nguyên ?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
 B3: HS: báo cáo, thảo luận 
 B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
 GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
. Ý nghĩa lịch sử : 
-Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ .
-Góp phần xây đắp truyền thống quân sự VN .
-Để lại nhiều bài học vô cùng quí giá 
-Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác .
3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mộng.
	- Thời gian: 3 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan
1.Nhận biết:
Câu 1: Người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên là 
A. Trần Hưng Đạo. B. Trần Quang Khải . C. Trần Thủ Độ. D. Trần Thái Tông.
Câu 2: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên là
A. tự vũ trang đánh giặc
B. Bắt sứ giả của giặc . 
C. Chặn đánh địch khi chúng mới đến 
D. Thực hiện “ vườn không nhà trống” 
2.Thông hiểu:
 Câu 3: Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên?
 A. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên, .
 B. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc . 
 C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.
 D. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
 Câu 4: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên?
A. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến . B. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết.
C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. 
D. Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ .
3.Vận dụng
Câu 5: Thắng lợi của 3 lần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên để lại bài học quí giá là 
A. dốc toàn bộ lực lượng để đối phó.
B. lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều..
C. củng cố khối đoàn kết toàn dân .
D. Xây dựng phòng tuyến để chống giặc.
	- Dự kiến sản phẩm
	+ Phần trắc nghiệm 
Câu
1
2
3
4
5
ĐA
B
D
D
C
C
	3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- HS biết nhận xét, phân tích nguyên nhân thắng lợi của nhân dân ta .
 2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành 
 Câu hỏi: Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên do chiến lược chiến thuật đúng đắn của sáng tạo của bộ chỉ huy. Bằng kiến thức đẫ học em hãy chứng minh 
+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử 
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi. 
 3. Dự kiến sản phẩm:
 * Chiến lược chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy được biểu hiện là:
 - Thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc.
 - Biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã chuẩn bị từ trước.
 - Buộc từ thế mạnh sang thế yếu, từ thế chủ động sang thế bị động.
Học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài15.
 Ngày soạn:	 05 - 12 – 2018 	 Ngày dạy: 07 - 12 – 2018 
 TUẦN 14 TIẾT 28 BÀI 15
 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ & VĂN HÓA THỜI TRẦN.
 I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Biết được một số nét chủ yếu về tình hình kinh tế, xã hội của nước ta sau chiến tranh chống xâm lược Mông- Nguyên.
- Biết được một số thành tựu phản ánh sự phát triển của văn hoá, giáo dục, khoa học kinh tế thời Trần.
2. Kỹ năng - Nhận xét, đánh giá những thành tựu kinh tế, văn hoá.
- So sánh sự phát triển giữa thời Lý và thời Trần.
3. Thái độ - Tự hào về văn hoá dân tộc thời Trần.
 - Bồi dưỡng ý thức giữ gìn phát huy nền văn hoá dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt: - Năng lực chuyên biệt, Tái tạo kiến thức năng lịch sử dụng tranh ảnh và lược đồ rút ra nhận xét.quan sát so sánh hình vẽ
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp 
III. Phương tiện 
- Ti vi, Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word .
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
V. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (3 p) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là, Nền kinh tế và xã hội thời Trần sau chiến tranh đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 2 phút.
 - Tổ chức hoạt động: Nền kinh tế sau chiến tranh về nông nghiệp .thủ công nghiệp .thương nghiệp ?
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.
Sau chiến tranh nhà Trần đã đề ra chính sách để phát triển kinh tế nền kinh tế sau chiến tranh phục hồi nhanh chóng.
- Giaó viên nhận xét rút ra bài học mới về sự phát triển kinh tế thời trần . những chính sách của nhà trần nhằm phát triển kinh tế: nông nghiệp thủ công nghiệp thương nghiệp. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Nền kinh tế sau chiến tranh.
 - Mục tiêu: - Sau chiến tranh nhà Trần đã đề ra chính sách gì để phát triển kinh tế ?
 - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện 
+ Ti vi, Máy vi tính.
 - Thời gian: 12 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc SGK mục 1.
- Tìm hiểu tình hình kinh tế sau chiến trnh
? Sau chiến tranh nhà Trần đã đề ra chính sách gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
? Nhờ những chính sách ấy nền kinh tế thời Trần như thế nào?
- Phát triển nhanh chóng
? So với thời Lý ruộng đất thời Trần có gì thay đổi?
- Ruộng tư tăng.
? Vì sao số ruộng đất tư tăng nhanh?
- Chính sách khai hoang, phong thưởng, mua bán ruộng đất->địa chủ đông
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: ? 
- Câu hỏi thảo luận nhóm: 
Nhóm 1,2: Sau chiến tranh kinh tế nông nghiệp như thế nào?
Nhóm 3,4: Trình bày tình hình thủ công nghiệp thời Trần sau chiến tranh?
Nhóm 5,6: Tình hình thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh như thế nào?
- Trình độ kĩ thuật thời Trần tinh xảo hơn
? Thời Trần có hai nghề mới đó là nghề gì?
- Đóng tàu, chế tạo vũ khí
? Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp thời Trần?
- Phát triển nhiều ngành nghề, kĩ thuật cao.
? Thương nghiệp thời Trần hoạt động như thế nào?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Nền kinh tế sau chiến tranh.
- Kinh tế :
+ Nông nghiệp: công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc.
+ Thủ công nghiệp: do nhà nước trực tiếp quản lí rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề : làm đồ chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
+ Thương nghiệp: Chợ búa mọc lên nhiều.Việc trao đổi buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.
2. Hoạt động 2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.
- Mục tiêu: Tình hình XH sau chiến tranh 
 - Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Phương tiện 
+ Ti vi, Máy vi tính.
 - Thời gian: 12 phút.
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến SP 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 2 SGK.
- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận: 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
? Sau chiến tranh xã hội có mấy tầng lớp cư dân? Đời sống của họ ra sao?
? Sự phân hoá tầng lớp thời Trần có gì khác so với thời Lý?
- Phân hoá sâu sắc hơn: địa chủ ngày càng đông, nông nô và nô tì ngày càng nhiều
? Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự phân hoá trong xã hội thời Trần.
Vua
vương hầu,Quý tộc
Quan lai địa chủ
-Tầng lớp bị trị:
Thương nhân,Thợ thủ công
Nông dân, tá điền
Nông nô
Nô tì
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện 
nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã 
hình thành cho học sinh. 
2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.
Xã hội gồm 5 tầng lớp.
- Vương hầu, quý tộc.
- Địa chủ.
- Nông dân., nông dân tá điền.
- Thợ thủ công, thương nhân .
- Nông nô, nô tỳ.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình kinh tế, xã hội thời Trần sau chiến tranh.
	- Thời gian: 3 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).	 
4. Củng cố: 
A. Trắc nghiệm: 
Câu 1: Sau chiến tranh nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp?(B)
A. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế B. Khai hoang
C. Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt D. Lập đồn điền
Câu 2: Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý gồm:(B)
A. nghề làm đồ gốm tráng men, nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển
B. nghề làm đồ gốm tráng men
C. nghề dệt vải,lụa, chế tạo vũ khí
D. đóng thuyền đi biển
Câu 3:Thủ công nghiệp trong nhân dân, nổi bật là nghề:(B)
A. Làm đồ gốm. Đúc đồng, xây dựng
B. Làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng..
C. nghề đúc đồng, làm giấy và khắc bản in 
D. nghề mộc và xây dựng, làm gốm, dệt
Câu 4 : Sự phát triển kinh tế thời trần nguyên nhân nhờ vào đâu (vd)
A. Khuyến khích sản xuất B. Đẩy mạnh khai hoang 
C. Mở rộng ruộng đất công D. Mở rộng ruộng đất tư
Câu 5: Tầng lớp nào đông đảo nhất trong xã hội 
 A. Quan lại B. Địa chủ C. Qúy tộc D. Nông dân 
Tự Luận:
Câu 4: Thủ công nghiệp & thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có gì mới?(vd)
* TCN thời Trần sau chiến tranh:
- TCN do nhà nước quản lý được mở rộng ( nhiều ngành nghề )
- TCN trong nhân dân rất phổ biến & phát triển.
- Xuất hiện các làng nghề ( một số người tới T.Long lập ra các phường nghề )
- Sản phẩm thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn.
* Tình hình TN thời Trần sau chiến tranh: - Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên nhiều nơi ( xuất hiện một số thương nhân )
- T.Long là trung tâm k. tế khá sầm uất ( có nhiều phường TC, nhiều chợ thu hút người buôn bán các nơi )
- Trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ( thương cảng Vân Đồn )
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Nhận xét được tình hình kinh tế nhà trần sau chiến tranh có điểm gì mới.	
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. 
? Thủ công nghiệp & thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có gì mới?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
* TCN thời Trần sau chiến tranh:
- TCN do nhà nước quản lý được mở rộng ( nhiều ngành nghề )
- TCN trong nhân dân rất phổ biến & phát triển.
- Xuất hiện các làng nghề ( một số người tới T.Long lập ra các phường nghề )
- Sản phẩm thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn.
* Tình hình TN thời Trần sau chiến tranh: - Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên nhiều nơi ( xuất hiện một số thương nhân )
- T.Long là trung tâm k. tế khá sầm uất ( có nhiều phường TC, nhiều chợ thu hút người buôn bán các nơi )
- Trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ( thương cảng Vân Đồn ) 
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Chuẩn bị bài mới 
 chuẩn bị mục II: Sự phá

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12663442.doc