Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 22, Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế từ giữa thế kỉ I-đến giữa thế kỉ VI - Năm học 2019-2020 (Tiếp theo)

Hoạt động 1:Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I - VI

*Mục tiêu: Nhận biết được sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc và cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc.

*Phương thức: hoạt động nhóm

*Tổ chức hoạt động:

B1.

1.HS quan sat sơ đồ phân hóa xã hội Quan sát sơ đồ, cho biết sự phân hóa xã hội nước ta thời kì bị đô hộ, có điểm gì khác so với thời Văn lang –Âu Lạc ?

GV: chiếu cả hai sơ đồ phân tích sự phân hóa .

?Qua đó, em nhận xét gì về sự phân hóa xã hội ở nước ta ?

 Gọi học sinh chú ý từ '' Chính quyền đô hộ -> hết.

 2.Chúng thực hiện chính sách văn hoá thâm độc như thế nào để cai trị nước ta?

 ?Theo em, phong kiến Trung Quốc thực hiện chính sách văn hoá đó, nhằm mục đích gì? Kết quả việc đồng hoá này như thế nào?

3.?Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?

B2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao

B3: Hs báo cáo kết quả

B4. HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 22, Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế từ giữa thế kỉ I-đến giữa thế kỉ VI - Năm học 2019-2020 (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 5.2.2020 D: 17.2.2020
TIẾT 22 BÀI 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
GIỮA THẾ KỈ I - GIỮA THẾ KỈ VI (TT) 
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- HS hiểu và biết được cùng với sự phát triển kinh tế của Giao Châu từ thế kỉ I - thế kỉ VI tuy chậm chạp nhưng xã hội, văn hóa cũng có biến đổi sâu sắc, do chính sách cướp đoạt ruộng đất và bóc lột nặng nề của bọn đô hộ, tuyệt đại đa số nhân dân ngày càng nghèo đi, một số ít trở thành nông dân lệ thuộc và nô tì.
-Trong cuộc đấu tranh chống chính sách “đồng hóa” của người Hán, tổ tiên ta đã kiên trì bảo vệ tiếng Việt, phong tục tập quán, nghệ thuật của người Việt.
-Những nét chính: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu.
Kĩ năng: 
- Làm quen với phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử;
Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc.
- Biết ơn Bà Triệu anh dũng chiến đấu giành độc lập dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày diễn biến, sử dụng lược đồ, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.
II. Phương pháp:
 Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
III. Phương tiện: Lược đồ, bảng phụ, tài liệu liên quan đến bài.
IV. Chuẩn bị:
GV: tranh ảnh về Bà Triệu (Tranh bà Triệu khi ra quân, đền thờ bà Triệu), bảng phụ sơ đồ phân hóa xã hội/55, bảng phụ trò chơi, tranh ảnh về sự áp bức của nhà Ngô với nhân dân
 -Lược đồ cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
HS: Học và chuẩn bị bài.
V. Các hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức;
Kiểm tra kiến thức cũ; 
 -Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
Bài mới:
 Tình huống xuất phát:
*Mục tiêu: HS nhớ lại những chính sách bóc lột, đàn áp nặng nề của nhà Hán đối với dân ta từ thế kĩ I đến thế kĩ VI. Để thấy được đó cũng chính là nguyên nhân làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
*Phương thức: Cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời: Ngoài ra nhà Hán còn có những chính sách đàn áp bóc lột nào đối với dân ta nữa?
HS quan sát, nhớ lại kiến thức cũ trả lời.
*Dự kiến sản phẩm: Hình ảnh trên là cho thấy dân ta tìm sản vật quý để cống nộp. ngoài ra dân ta phải nộp nhiều loại thuế và bị đồng hóa.
Tuy bị bóc lột, kìm hãm nền kinh tế nước ta vẫn phát triển. Từ sự phát triển về kinh tế kéo theo sự chuyển biến về xã hội, văn hóa. Vậy xã hội, văn hóa nước ta có những chuyển biến gì ? Vì sao lại nổ ra khởi nghĩa Bà Triệu? bài học hôm nay cô sẽ cùng các em trả lời ...
Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I - VI
*Mục tiêu: Nhận biết được sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc và cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc.
*Phương thức: hoạt động nhóm
*Tổ chức hoạt động:
B1. 
1.HS quan sat sơ đồ phân hóa xã hội Quan sát sơ đồ, cho biết sự phân hóa xã hội nước ta thời kì bị đô hộ, có điểm gì khác so với thời Văn lang –Âu Lạc ? 
GV: chiếu cả hai sơ đồ phân tích sự phân hóa .
?Qua đó, em nhận xét gì về sự phân hóa xã hội ở nước ta ?
 Gọi học sinh chú ý từ '' Chính quyền đô hộ -> hết.
 2.Chúng thực hiện chính sách văn hoá thâm độc như thế nào để cai trị nước ta?
 ?Theo em, phong kiến Trung Quốc thực hiện chính sách văn hoá đó, nhằm mục đích gì? Kết quả việc đồng hoá này như thế nào?
3.?Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao
B3: Hs báo cáo kết quả
B4. HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận
3. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I - VI
a-Xã hội:
Nông dân 
công xã
Nô tì 
Quý tộc
Lạc hầu, lạc tướng
Bồ chính
 Nông dân
Thợ thủ công
Vua
 Là lực lượng làm ra của cải vật chất
 nuôi sống xã hội
Là người Việt, họ chiếm địa vị thống trị, bóc lột nông dân
 công xã, nô tì.
Thời 
Văn
 Lang 
- Âu
Lạc
Là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội
Chiếm số lượng ít, có thân phận thấp kém trong xã hội
GV: Xã hội Văn Lang-Âu Lạc, trước khi bị phong kiến trung Quốc đô hộ, bước đầu đã có sự phân hóa giàu nghèo, địa vị sang hèn, nhưng vẫn là một xã hội có tinh thần đoàn kết, tương trợ trong các làng xã.
 từ khi bị nhà Hán, nhà Ngô đô hộ, do chính sách cướp đoạt ruộng đất và áp bức, bóc lột tàn khốc của chính quyền đô hộ xã hội tiếp tục chuyển biến.
GV: chiếu sơ đồ phân hoá xã hội thời Văn Lang-Âu Lạc và thời kì đô hộ / T55
 * Thời kì đô hộ:
+ Quan lại đô hộ -> Phong kiến Trung Quốc nắm quyền thống trị. Trực tiếp nắm đến các huyện, từ huyện trở xuống là người Việt cai quản.
+ Có thêm địa chủ Hán, cướp đất: Giàu lên nhanh chóng -> có quyền lực.
+ Địa chủ Việt, quí tộc Âu Lạc mất quyền thống trị trở thành các hào trưởng địa phương có thế lực ở địa phương nhưng vẫn bị quan lại địa chủ Hán chèn ép. Lực lượng lãnh đạo nhân dân đứng lên chống phong kiến phương Bắc.
+ Nông dân công xã chia thành: Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
+ Nô tì: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội bị bóc lột thậm tệ, khổ cực.
đáp án trên máy chiếu.
-Người Hán trực tiếp nắm đến cấp huyện.
Thời
 kì
 bị 
đô 
hộ
Hào trưởng 
Việt
Nông dân
Công xã
Nô tì
Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội
Bị mất quyền thống trị, có thế lực ở địa phương, bị quan 
lại, địa chủ Hán chèn ép, khinh rẻ. 
Không có ruộng, lệ thuộc vào địa chủ
Địa chủ Hán
Tầng lớp có địa vị và nắm quyền thống trị.
Ngày càng giàu lên nhanh chóng và có quyền lực lớn.
Quan lại Hán
-Đưa nho giáo, phật giáo, đạo giáo và phong tục của người Hán vào nước ta.
GV: cho HS đọc phần in nghiêng/ SGK trang 55.
 GV: chính quyền đô hộ đưa văn hóa của chúng sang nhưng những nội dung đó có mặt tích cực. Có tác dụng giáo dục quan trong đối với con người. Dạy con người sống biết giữ đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín; nữ thì tu dưỡng: Công, Dung, Ngôn, Hạnh, con người sống lương thiện,
HS:- Dân ta vẫn nói Tiếng Việt và giữ phong tục, tập quán của mình: nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, làm bánh chưng, bánh dày.... đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác -> làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. 
 - Chính quyền đô hộ mở trường học nhưng chỉ tầng lớp trên mới có quyền đi học, còn tuyệt đại đa số nhân dân ta không có quyền cho con theo học -> Họ vẫn giữ được phong tục tập quán của tổ tiên.
- Mặt khác tiếng nói và phong tục tập quán người Việt được hình thành lâu đời vững chắc nó đã trở thành bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Việt, có sức sống bất diệt.
 không cam chịu kiếp sống nô lệ, chịu sự chèn ép, bóc lột tàn bạo, chính sách đồng hóa, nhân dân ta đã liên tiếp vùng lên khởi nghĩa. Một cuộc khởi nghĩa lớn thời kì này, đó là ..
*Hoạt động 2: HS hiểu và biết về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu - 248.
* Mục tiêu: Nhận biết và ghi nhớ nguyên nhân, diễn biến chính, ý nghĩa của khởi nghĩa.
* Phương thức: cá nhân
*Tổ chức hoạt động: 
B1.- Học sinh đọc: Từ đầu -> cai trị
 GV: cho HS quan sát ảnh minh họa
 Quan sát hình minh họa kết hợp với SGK, cho biết: Do đâu mà cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ?
Lời tâu của Tiết Tổng và lời tâu của Đào Hoàng nói lên điều gì ?
Em biết gì về thân thế Bà Triệu?
Căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc-Thanh Hóa). Đấy là một thung lũng giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển lại vừa là cửa ngõ từ đồng bằng phía Bắc vào. Khi đó, có người khuyên bà lấy chồng, bà đã nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì tiếp cho người !”
Qua câu nói đó, em hiểu Bà Triệu là người như thế nào ?
Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao
B3:HS báo cáo kết quả
B4: HS nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả, kết luận
GV: Thái Thú Giao Chỉ là Tiết Tổng cũng phải thú nhận rằng: '' Giao Chỉ đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị''. Rồi, thứ sử Giao Châu-Đào Hoàng, dâng thư lên vua, xin đừng bớt quân đồn trú ở đây vì dân Giao Chỉ “chán sự yên vui, thích gậy bạo loạn”
HS: nhân ta liên tiếp đấu tranh chống sự đô hộ xâm lược của chúng.
 GV: Một cuộc khởi nghĩa lớn -> khởi nghĩa của Bà Triệu.
HS: Tên thật là Triệu Thị Trinh, em gái Triệu Quốc Đạt- một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (huyện Yên Định-Thanh Hóa). Là người có sức khoẻ, có chí lớn, mưu trí. Năm 19 tuổi bà đã cùng anh trai mài gươm luyện tập võ nghệ, chiêu tập nhiều binh sĩ trên đỉnh núi Nưa chuẩn bị khởi nghĩa. Mến mộ bà, nghĩa quân ngày đêm luyện tập chờ ngày nổi dậy.
 Căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc-Thanh Hóa). Đấy là một thung lũng giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển lại vừa là cửa ngõ từ đồng bằng phía Bắc vào. Khi đó, có người khuyên bà lấy chồng, bà đã nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì tiếp cho người !”
Qua câu nói đó, em hiểu Bà Triệu là người có -ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, kiên quyết đấu tranh để giành độc lập dân tộc không chịu làm nô lệ cho quân Ngô, tinh thần anh dũng hi sinh hạnh phúc cá nhân cho độc lập dân tộc.
 GV: trong dân gian còn lưu truyền truyền thuyết về việc bà thu phục con voi trắng một ngà:
- Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân, Giao Châu...
 Hình ảnh Bà Triệu khi ra trận được miêu tả
 Mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi trắng, trông rất oai phong, lẫm liệt.
 GV:chiếu ảnh vẽ minh họa Bà Triệu ra trận.
 GV: chiếu và thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa: năm Mậu Thìn 248 khởi nghĩa bùng nổ Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc -Thanh Hoá ), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân. Bọn cai trị kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép: “Năm 248 toàn thể Giao Châu đều chấn động”. Quân Ngô kinh hồn, bạt vía đã phải thốt lên:
“Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà Vương nan.
(Vung giáo chống hổ dễ, Giáp mặt vua bà khó”
Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu ?
HS: Đó là một cuộc nổi dậy lớn. gây nhiều khó khăn cho quân Ngô.
Thắng lợi đó khiến quân Ngô có hành động ra sao ?
-Sau khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ nhà Ngô sai Lục Dận-một tướng từng kinh qua trận mạc, rất quỷ quyệt, đem 6000 quân tinh nhuệ sang đàn áp, chúng vừa đánh vừa dùng tiền, chức tước mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân . 
 Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
GV: Tuy vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không nao núng. Sau 6 tháng chống chọi với kẻ phản bội bà đã hy sinh trên núi Tùng. Bấy giờ bà mới có 23 tuổi. 
 Vậy, do nguyên nhân nào mà cuộc khởi nghĩa thất bại ? 
- Lực lượng chênh lệch.
-Quân Ngô lại lắm mưu nhiều kế hiểm độc.
 Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng có ý nghĩa như thế nào ?
 Hiện nay còn đền thờ và lăng mộ của Bà Triệu ở Thanh Hóa.
 HS: quan sát H.46/ SGK T57. (Chiếu hình: Lăng thờ Bà Triệu)
 GV: Trên núi Tùng hiện có mộ Bà Triệu, dưới chân núi là đền thờ chính của Bà Triệu. Hội đền được tổ chức hằng năm vào ngày 21 tháng 2 âm lịch. Bà Triệu mất, nhưng hình ảnh Bà luôn sống mãi trong lòng dân người Việt. Nhân dân ta đời đời biết ơn Bà Triệu.
 GV: Gọi học sinh đọc bài ca dao cuối bài/T.57 
 Cho biết nội dung của bài ca dao ấy?
- Thấy rõ tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc và sự ghi nhớ công lao, lòng tôn kính, và sự ủng hộ của nhân dân với Bà Triệu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập.
Qua hành động, sự hy sinh anh dũng của Bà Triệu, theo em, mỗi người HS chúng ta cần có trách nhiệm và hành động gì ?
HS: gắng học hành, rèn luyện, bảo vệ các di tích lịch sử
 GV: Để nhắc nhở thế hệ trẻ, luôn rèn luyện và nhớ công lao các vị anh hùng, tên tuổi của bà Trưng, Bà Triệu... được dùng làm tên các con đường, phố lớn trong cả nước.
GV: Sau thất bại của cuộc kháng chiến chống xâm Ngô, tình hình nước ta ra sao ? Còn những phong trào đấu tranh nào nổ ra ...-> tiết sau....
->Phân hoá sâu sắc.
b-Văn hoá:
- Mở trường dậy chữ Hán.
-Đưa văn hóa, luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
-> Đồng hoá dân tộc ta.
2. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
a- Nguyên nhân:
 - Ách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Ngô.
-Đời sống nhân dân cực khổ -> Nổi dậy đấu tranh.
b- Diễn biến: 
-248 khởi nghĩa bùng nổ ở Thanh Hoá.
-Đánh ra khắp Giao Châu
-Quân Ngô cử sáu nghìn quân sang đàn áp.
c-Kết quả: khởi nghĩa bị đàn áp.
d- Ý nghĩa: 
- Tiêu biểu ý chí đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.
Hoạt động luyện tập:
*Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức toàn bài cho HS nắm kĩ hơn.
*Phương thức tiến hành: Hoạt động cá nhân 	
? Qua bài học, chúng ta cần nắm được nội dung gì ?
? Những chuyển biến về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I-VI là gì ?
* Bài tập vui: GV: đưa các câu trả lời được gắn đảo lộn trên bảng, yêu cầu: mỗi tồ chọn một bạn đứng gần bục giảng. GV ghi tên nhóm lên bảng và đọc câu hỏi -> vạch phương án đúng của từng nhóm theo cách vạch đường thẳng -> đếm các đường thẳng đó. Sau khi HS chọn xong, GV nhận xét -> GV trưng đáp án đúng.
 -Nêu yêu cầu của bài tập: Nhìn kĩ các đáp án, khi cô đọc câu hỏi xong, bạn nào nhìn nhanh và chọn đúng đáp án và đập trúng vào đó, và đội nào tìm được nhiều phương án đúng nhất thì đội đó chiến thắng. 
 ? Hãy tìm các phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau, bằng cách đập vào đáp án đúng nhất trong số các đáp án đã cho sau:
TT
Nội dung câu hỏi
đáp án
1
Dưới chính sách cai trị của nhà Hán, nhà Ngô, xã hội nước ta phân hóa ntn?
sâu sắc
2
Chính quyền đô hộ mở trường học chữ Hán ở nước ta nhằm mục đích gì?
đồng hóa
3
Do đâu mà cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ?
thống trị, bóc lột tàn bạo
4
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm nào ?
248
5
Đầu tiên, nghĩa quân đánh chiếm các thành ấp ở đâu ?
Cửu Chân
6
Sau đó, nghĩa quân đánh ra khắp đâu ? 
Giao Châu
7
Toàn thể Giao Châu đều bị làm sao ? 
chấn động
8
Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ở đâu ?
Thanh Hóa
9
Quân Ngô lo sợ cử sáu nghìn quân sang đàn áp, do ai chỉ huy ?
Lục Dận
10
Chúng vừa đánh vừa mua chuộc và... còn thủ đoạn nào nữa ?
chia rẽ
11
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho điều gì ?
ý chí đấu tranh
Vận dung mở rộng;
*Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức đã học, trình bày được diễn biến trên lược đồ.
*Phương thức tiến hành: cá nhân
HS trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248?
*Dự kiến sản phẩm: Diễn biến cuộc khởi nghĩa
Chuẩn bị:
- Học bài theo câu hỏi SGK
-Đọc và chuẩn bị bài: Bài 21: KHỞI NGHĨA LÍ BÍ -NƯỚC VẠN XUÂN ( 542 - 602 )

File đính kèm:

  • docxTiet 22 Bai 20 Tu sau Trung Vuong den truoc Ly Nam De Giua the ki I Giua the ki VI tiep theo_1279926.docx