Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 21, Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỷ I - đến giữa thế kỷ VI)

1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TK I – VI.

- Đầu TK III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.

- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.

- Thu nhiều thứ thuế, lao dịch và cống nạp nặng nề.

- Bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ.

2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I - VI có gì thay đổi.

- Nghề sắt vẫn phát triển

- Biết đắp đê phòng lụt, biết trồng lúa 2 vụ một năm.

- Nghề gốm, nghề dệt, . cũng được phát triển.

- Thương nghiệp : được trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 21, Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỷ I - đến giữa thế kỷ VI), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22	
Tiết 21	
BÀI 19
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(GIỮA THẾ KỶ I- GIỮA THẾ KỶ VI)
I. Mục tiêu: Giúp HS
1. Kiến thức: 
- Sau khi đàn áp được cuộc k/c của Hai Bà Trưng, bọn phong kiến phương Bắc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc, nhằm biến nước ta thành 1 bộ phận của TQ. Chính sách “đồng hoá” được thực hiện triệt để ở mọi phương diện.
- Chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc là không chỉ xâm chiếm nước ta lâu dài mà còn muốn xoá bỏ sự tồn tại của dân tộc ta.
2. Thái độ:
- Căm thù phong kiến phương Bắc đã áp bức, đọa đày dân tộc ta.
- Biết ơn tổ tiên trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
3. Kĩ năng:
- HS biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc .
- Biết tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của phong kiến phương Bắc.
II. Chuẩn bị 
1. GV:
Bảng phụ
 2. HS: 
- Học bài cũ, tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk.
- Tìm đọc LSVN bằng tranh tập lớp 6, 7.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6’)
- Hai bà Trưng đã làm gì sau khi giành được đọc lập?
- Vì sao nhiều nơi ở nước ta, nhân dân đều lập đền thờ Hai Bà Trưng?
(Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những vị anh hùng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước; khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của dân tộc ta)
3. Bài mới:
 Cuộc k/c thời Hai Bà Trưng đã thất bại, đất nước ta lại bị bọn phong kiến phương Bắc cai trị. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự độc ác, dã man trong chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta; đồng thời cũng thấy nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh để duy trì cuộc sống và sản xuất trong thời gian từ TK I – VI như thế nào.
Thời lượng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung viết bảng
15’
- GV: Dùng lược đồ Âu Lạc TK I – III để trình bày: Sau khi đàn áp cuộc KN Hai Bà trưng, nhà Hán chiếm lại được nước ta và vẫn giữ nguyên là châu Giao.
- Hỏi: Em hãy nhớ lại miến đất Âu Lạc cũ bao gồm những quận nào của châu Giao?
- Hỏi: Sau khi đàn áp được cuộc KN Hai Bà Trưng, nhà Hán đã có thay đổi gì về bộ máy cai trị so với trước?
.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?
- Hỏi: Nhà Hán bóc lột tàn bạo nhân dân ta như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS đọc đoạn in nghiêng SGK
- Hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ?
- Hỏi: Ngoài việc bóc lột tàn bạo nhân dân ta, nhà Hán còn thực hiện âm mưu nham hiểm gì?
- GV: Cho HS thảo luận nhóm: (3 phút)
1/ Vì sao phong kiến phương Bắc tiến hành “đồng hóa” dân tộc ta?
2/ Nhà Hán đã dùng những thủ đoạn gì để “đồng hóa” dân tộc ta?
- GV: Nhận xét & ghi bảng.
GV chuyển ý sang mục. 2: Dưới sự thống trị rất thâm độc và tàn bạo của bọn đô hộ phong kiến phương Bắc nền kinh tế nước ta từ TK I – TK VI có gì thay đỏi? Chúng ta tìm hiểu sang mục. 2
- Hỏi: Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?
- Hỏi: Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng mặc dù nhà Hán giữ độc quyền về sắt, đánh thuế sắt rắt nặng nhưng nghề rèn sắt lúc bấy giờ rất phát triển?
- Hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?
- Hỏi: Nghề thủ công cổ truyền của nhân dân ta thế kỉ I – VI là gì?
- Hỏi: Những biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp nước ta thời kì này?
=> GV: Chốt lại và yêu cầu HS ghi nhớ:
- Sau cuộc k/c của Hai Bà Trưng, nước ta lại bị các triều đại PK phương Bắc tiếp tục thống trị với các chính sánh rất dã man, tàn bạo.
- Tuy bị lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập dân tộc. 
- HS: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
- HS: Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện
- HS: Nhằm loại bỏ người Việt ra khỏi bộ máy cai trị để chúng dễ bề áp bức, bóc lột nhân dân ta. Đây cũng là mưu đồ của nhà Hán trong việc thôn tính vĩnh viễn nước ta, thực hiện chính sách “đồng hóa”, dần dần “Hán hóa” dân tộc ta. (HS trả lời tốt - vỗ tay)
- HS: Tiếp tục đưa người Hán sang Giao Châu, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ.
- HS: Thảo luận nhóm và trình bày:
1/ Vì chúng thực hiện âm mưu xóa bỏ nước ta, dân tộc ta bằng nhiều biện pháp nham hiểm nhằm biến nước ta thành một bộ phận của nhà Hán.
2/ Chính sách “đông hóa” được thực hiện trên nhiều phương diện:
- Từ tổ chức sắp xếp bộ máy cai trị đến việc tổ chức bóc lột triệt để mọi người dân Âu Lạc.
- Từ việc loại trừ người Âu Lạc ra khỏi bộ máy cai trị đến đến việc đưa người Hán sang nước ta, buộc ta phải học chữ Hán, tiếng Hán, tìm cách xóa bỏ phong tục tập quán của người Âu Lạc để dần dần “Hán hóa” dân ta.
- HS: Công cụ và vũ khi bằng sắt thì sắc nhọn hơn bằng đồng, do vậy sản xuất đạt năng suất cao, chiến đấu có hiệu quả hơn -> nhà Hán giữ độc quyền về sắt, về kinh tế, để hạn chế sự phát triển sản xuất ở Giao Châu; về an ninh, để hạn chế được sự chống đối của nhân dân.
HS: Trả lời theo SGK.
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TK I – VI.
- Đầu TK III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.
- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.
- Thu nhiều thứ thuế, lao dịch và cống nạp nặng nề.
- Bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ.
2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I - VI có gì thay đổi.
- Nghề sắt vẫn phát triển
- Biết đắp đê phòng lụt, biết trồng lúa 2 vụ một năm.
- Nghề gốm, nghề dệt, ... cũng được phát triển.
- Thương nghiệp : được trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
Thời lượng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS:
Nội dung viết bảng
16’
Hoạt động 1:
- Gv: Những chuyển biến về kinh tế kéo theo sự chuyển biến trong xã hội & văn hoá.Treo sơ đồ phân hoá xã hội trang 55 sgk để hs theo dỏi & đặt câu hỏi: Quan sát sơ đồ em hãy so sánh, nhận xét gì về sự chuyển biến xh nước ta?
-Gv:Khái quát lại .
-Gv: gọi hs đọc sgk đoạn cuối trang 55 & hỏi:chính quyền đô hộ phương bắc đã thực hiện c/s văn hoá thâm độc như thế nào để cai trị dân ta?
-Gv: Cho hs nhắc lại nội dung từng đạo.
-Gv: Phân tích thêm để giáo dục HS.
-Gv: Theo em , việc chính quyền đô hộ mở trường học ở nước ta nhằm mục đích gì?
- -Gv: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán & tiếng nói của tổ tiên?
Hoạt đông 2:
- Gv: Gọi hs đọc mục 4 sgk &hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
-Gv: Lời tâu của Tiết Tổng nói lên ý gì?
- Gv: Em hãy nói những hiểu biết của mình về Bà Triệu?
-Gv: Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bà Triệu được dẫn trong Sgk?
-Gv: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ như thế nào?
- Gv: Trích dẫn câu nói của nhà Ngô: “Năm 248 toàn thể Giao Châu chấn động”
- Gv: Khi ra trận trông Bà triệu như thé nào?
-Gv: Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa ?
-Gv: Vì sao cuộc khởi nghĩa của bà Triệu bị thất bại?(thảo luận)
-Gv: Cuộc k/n có ý nghĩa như thế nào?(Thảo luận).
-Gv: Qua câu ca dao, em thấy thái độ của nhân dân ta đối với cuộc k/n Bà Triệu như thế nào?
-Gv: cho hs xem tranh lăng Bà Triệu.
-Hs trả lời: -Thời Văn Lang- Âu Lạc
-Hs Trả lời 
Hs: Nhằm đồng hoá nhân dân ta.
- Hs: - Chỉ có1 số ít tầng lớp trên mới có tiền cho con ăn học, còn nhân dân lao động nghèokhổ không có điều kiện.
 - Do các phong tục tập quán & tiếng nói của tổ tiên được hình thành lâu đời, vững chắc , nó trở thành bản sắc riêng của dân tộc Việt, có sức sống bất diệt.
-Hs đọc mục 4
-Hs Trả lời
-Hs: Nói rằng nhân dân ta rất căm thù quân đô hộ, không cam chịu áp bức, bóc lột sẵn sàng đứng lên chống lại chúng, không dễ gì để chúng cai trị được.
-Hs: Dựa vào Sgk & đã đọc LSVN bằng tranh để trình bày
-Hs: Bà Triệu có ý chí đấu tranh rất kiên cường để giành lạiđộc lập dân tộc, không chịu làm nô lệ cho nhà Ngô, bà nguyện hy sinh hạnh phúc cá nhân cho độc lập dân tộc.
-Hs: Trả lời ,gv tóm tắt & ghi bảng.
-Hs: dựa vào sgk trả lời.
-Hs: Do lực lượng quá chênh lệch, nhà Ngô mạnh, nhiều mưu kế hiểm độc.
-Hs: Tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành độc lập.
-Hs: Nói lên niềm tự hào của nhân dân ta về bà Triệu & lịch sử ghi nhớ công lao to lớn của Bà Triệu.
3/ Nhưng biến chuyển trong xã hội và văn hoá nước ta ở các TK I - VI:
- (Lập sơ đồ về sự phân hóa xã hội).
- Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán 
- Du nhập Nho giáo, Đạo giáo  và những phong tục của người Hán vào nước ta. 
- Tổ tiên ta đã kiên trì bảo vệ tiếng nói, phong tục và nếp sống của dân tộc; nhưng cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa các nước khác làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.
4/ Cuộc KN Bà Triệu (năm 248)
a. Nguyên nhân: Nhân dân ta không chịu kiếp sống nô lệ nên đã nổi dậy đấu tranh.
b. Diễn biến:
- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc- Thanh Hoá)
- Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá quân Ngô ở quận Cửu Chân, rồi đánh khắp Giao Châu.
- Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. 
- Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Bà Triệu hy sinh ở núi Tùng ( Phú Điền) .
c. Ý nghĩa: Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.
 4/ Củng cố luyện tập(5’)
	- Những nét mới về văn hoá nước ta trong thế kỷ I-VI là gì?
	- Gv hướng dẫn hs làm bài tâp trắc nghiệm để củng cố bài học.
 5/Hướng dẫn hs tự học ở nhà (3’) 
 - Học bài cũ theo câu hỏi SGK.
 - Làm bài tập SBT.
 - Ôn toàn bộ chương III để tiết sau làm bài tập lịch sử chương III.

File đính kèm:

  • docBai 19 Tu sau Trung Vuong den truoc Ly Nam De Giua the ki I Giua the ki VI_12786480.doc