Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 10, Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

*HĐ1: (10 phút) Tìm hiểu về đời sống vật chất của Người tinh khôn

KT: Nhận biết sự phát triển về đời sống vật chất của Người tinh khôn.

KN: Quan sát tranh ảnh, rút ra nhận xét, so sánh.

 - Năng lực thực hành bộ môn ( HS biết xem tranh, khai thác nội dung lịch sử qua tranh và tư liệu)

- So sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn. Sự tiến bộ trong công cụ sản xuất của người tối cổ và người tinh khôn. - Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những vấn đề lịch sử

 - Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn.

*HS nhận biết sự phát triển về đời sống vật chất của Người tinh khôn. GD HS ý thức quý trọng bước tiến trong việc chế tác công cụ của cha ông để nâng cao cuộc sống của mình. Có KN quan sát tranh ảnh, rút ra nhận xét, so sánh.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 10, Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 10 Thời gian dự kiến: 45 phút
Bài 9 ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA.
I. MỤC TIÊU
1. KT Giúp HS hiểu: sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ về đời sống vật chất, tổ chức xã hội, đời sống tinh thần.
-Ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trong đời sống vật chất của người Việt cổ thời kì văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn
- Hiểu tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thủy và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.
2. TT Bồi dưỡng ý thức về lao động và tinh thần cộng đồng.
 3. RLKN Bồi dưỡng kĩ năng quan sát tranh ảnh, hiện vật và rút ra nhận xét, so sánh.
 4. Năng lực cần hình thành cho học sinh qua chủ đề
 - Tái hiện sự kiện, lịch sử.
 - Xác định và giải quyết mối liên hệ tác động giữa các sự kiện lịch sử.
 - Năng lực thực hành bộ môn ( HS biết xem tranh, khai thác nội dung lịch sử qua tranh và tư liệu)
 - So sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn. Sự tiến bộ trong công cụ sản xuất của người tối cổ và người tinh khôn.
 - Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những vấn đề lịch sử
 - Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
 II. ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC 
- GV: Tranh, ảnh công cụ và công cụ phục chế. Hình vẽ của người nguyên thuỷ.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức Chuẩn bị S-V, điểm danh (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
- Nêu những giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy trên đất nước ta? (Thời gian, địa điểm chính, công cụ chủ yếu).
- Em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của Người tối cổ trên đất nước ta? Điều đó có ý nghĩa ntn?
3. Bài mới
 a) GT bài: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta ra sao?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
*HĐ1: (10 phút) Tìm hiểu về đời sống vật chất của Người tinh khôn
KT: Nhận biết sự phát triển về đời sống vật chất của Người tinh khôn.
KN: Quan sát tranh ảnh, rút ra nhận xét, so sánh.
 - Năng lực thực hành bộ môn ( HS biết xem tranh, khai thác nội dung lịch sử qua tranh và tư liệu)
- So sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn. Sự tiến bộ trong công cụ sản xuất của người tối cổ và người tinh khôn. - Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những vấn đề lịch sử
 - Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
*HS nhận biết sự phát triển về đời sống vật chất của Người tinh khôn. GD HS ý thức quý trọng bước tiến trong việc chế tác công cụ của cha ông để nâng cao cuộc sống của mình. Có KN quan sát tranh ảnh, rút ra nhận xét, so sánh.
HS: Đọc M1/ 27 SGK và xem H25.
GV: Hướng dẫn học sinh xem công cụ bằng đá phục chế Hòa Bình - Bắc Sơn.
H: Trong quá trình sống, người nguyên thủy Việt Nam đã làm gì để nâng cao năng suất lao động?
HS: Cải tiến công cụ lao động.
GV: Công cụ chủ yếu làm bằng gì?
HS: Công cụ bằng đá
GV: Đến thời Hòa Bình - Bắc Sơn (đồ đá giữa đá mới) kĩ thuật chế tác công cụ của người nguyên thủy có gì khác trước?
HS: Công cụ ghè đẽo qua loa → mài đá chế tác nhiều công cụ khác nhau, rìu mài vát 1 bên có chuôi tra cán chày.
 - Công cụ bằng sừng, xương - Làm đồ gốm.
GV: Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá. Việc đó có ý nghĩa ntn?
HS: Đòi hỏi kĩ thuật cao hơn, sáng tạo hơn.
 → Sản xuất được cải tiến, đời sống nâng cao.
GV: Điểm mới về sản xuất thời Hòa Bình - Bắc Sơn là gì? Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi?
HS: Biết trồng trọt và chăn nuôi → thức ăn nhiều → cuộc sống ổn định.
3. Sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ 
a. Đời sống vật chất
- Người tinh khôn thuờng xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ: 
+ Thời Sơn Vi: Công cụ là những chiếc rìu bằng hòn cuội +Thời Hòa Bình- Bắc Sơn họ biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các công cụ như: rìu, bôn, chày.
+ Họ biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ. 
- Biết làm đồ gốm.
- Biết trồng trọt và chăn nuôi. → Cuộc sống ổn định hơn.
*HĐ2: (10 phút) Tìm hiểu về tổ chức xã hội của Người tinh khôn
KT: Nắm được tổ chức xã hội của Người tinh khôn.
KN: Hình thành khái niệm thị tộc, và thị tộc mẫu hệ.
- Năng lực: - Tái hiện sự kiện, lịch sử.
 - Xác định và giải quyết mối liên hệ tác động giữa các sự kiện lịch sử. 
* HS nắm được tổ chức xã hội của Người tinh khôn.
Có KN Hình thành khái niệm thị tộc, và thị tộc mẫu hệ.
HS: Đọc M2 SGK.
GV: Người nguyên thủy Hòa Bình - Bắc Sơn sống ntn?
HS: Dựa SGK trả lời: từng nhóm, định cư – Dẫn chứng di chỉ.
GV: Quan hệ XH của người Hòa Bình- Bắc Sơn ntn ?
H thế nào là chế độ thị tộc
HS: Tổ chức những người có cùng quan hệ lâu dài, cùng huyết thống sống trong cùng một hang động, một mái đá hoặc trong cùng một vùng nhất định nào đó.
HS: Những người cùng huyết thống sống với nhau, tôn người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ → thị tộc mẫu hệ.
2. Tổ chức xã hội 
 - Sản xuất phát triển , đời sống không ngừng nâng cao, dân số ngày càng tăng. 
 - Người tinh khôn sống thành từng nhóm có cùng huyết thống, ở 1 nơi ổn định, tôn vinh người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ → gọi là thị tộc mẫu hệ.
*HĐ3: (12 phút) Tìm hiểu về đời sống tinh thần của Người tinh khôn
KT: Nắm được đời sống tinh thần của Người tinh khôn.
KN: Quan sát tranh ảnh mô tả đời sống tinh thần.
Năng lực - So sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn. Sự tiến bộ trong công cụ sản xuất của người tối cổ và người tinh khôn.
- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những vấn đề lịch sử - Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
* HS nắm được đời sống tinh thần của Người tinh khôn. Có KN quan sát tranh ảnh mô tả đời sống tinh thần.
 HS: Đọc M4 trang 28, 29 và xem H26,27.
GV: HS xem đồ trang sức phục chế
H: Ngoài chế tác công cụ lao động, người Hòa Bình - Bắc Sơn còn biết làm gì?
HS: Đồ trang sức bằng đá, vỏ ốc, đất nung.
GV: Sự xuất hiện những đồ trang sức trong các di chỉ nói trên có ý nghĩa gì?/ Thảo luận nhóm
HS: Cuộc sống vật chất ổn định, nhu cầu cuộc sống tinh thần phong phú hơn, nhu cầu làm đẹp.
- Cho HS xem hình vẽ trên các vách đá, mô tả 
GV: Theo em, việc chôn công cụ theo người chết nói lên điều gì?
- Cho HS thảo luận nhóm.
HS: Đã biết bày tỏ tình cảm với người chết, có sự phân biệt giàu nghèo.
? Các em cần có ý thức ntn đối với các di vật , di tích về đời sống tinh thần của cha ông ta? 
- Bảo vệ, tôn tạo di vật , di tích LS . Liên hệ thực tế địa phương .
 * Kết luận: Đời sống của người nguyên thủy ở Hòa Bình, Bắc Sơn phát triển phong phú. Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo. Cuộc sống ổn định và phát triển. Đây là giai đoạn mở đầu cho bước tiếp theo vượt qua thời nguyên thủy.
3. Đời sống tinh thần
 - Biết đeo đồ trang sức, làm đẹp bản thân.
 - Biết vẽ hình trên vách đá để mô tả cuộc sống tinh thần của mình.
 - Biết chôn công cụ sản xuất theo người chết trong mộ táng để bày tỏ tình cảm với người chết. 
4. Củng cố :* BÀI TẬP (5 ph)
+ Ý nghĩa của việc xuất hiện nghề trồng trọt và chăn nuôi ?
+ Theo em,việc người xưa chôn công cụ theo người chết có ý nghĩa gì?
a. Vì công cụ SX đã bị hư hỏng. b. Người sống không dùng công cụ của người chết.
 c. Người xưa quan niệm rằng người chết ở thế giới bên kia vẫn tiếp tục LĐ. Biết bày tỏ tình cảm với 
người chết
	 - BT trắc nghiệm về chế độ thị tộc mẫu hệ: 2/25 VBT lịch sử.
	 - Những điểm mới trong đời sống vật chất và tổ chức xã hội và đời sống tinh thần của người tinh khôn?
 - Em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy
5. Dặn dò: (2 ph)
* Học bài theo câu hỏi đã củng cố . Ôn kĩ bài từ 1-9 đã học để tiết sau kiểm tra 
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai 9 Doi song cua nguoi nguyen thuy tren dat nuoc ta_12825452.docx