Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Thu Trang

1-MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

 - Những đổi mới trong đời sống vật chất của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình-Bắc Sơn. Ghi nhận tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.

 - Ý nghĩa quan trọng của tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.

 1.2. Kĩ năng:

 -Kĩ năng quan sát, so sánh để nắm nội dung, đọc phát hiện nội dung.

 1.3.Thái độ:

 - ý thức cộng đồng .

 - Có tính tôn trong cộng đồng, tập thể.

 -Giáo dục môi trường.

2-CHUẨN BỊ:

 -GV: Tranh ảnh, công cụ phục chế

 -HS:Tập ghi –SGK –VBTLS.

3-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

*HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

-Hình thức: Tổ chức dạy học trong lớp, hoạt động cá nhân

-Phương pháp: Gợi tìm, vấn đáp, diễn giảng

-Phát triển năng lực: Giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự học

 Câu 1: Di tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta ? Việc tìm thấy di tích của người tối cổ trên đất nước ta có ý nghĩa như thế nào ?(10 đ) (HS xác định trên lược đồ )

 HS: Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai). Điều đó có thể khẳng định rằng :Việt Nam là 1 trong những quê hương của loài người.

Câu 2: Tổ chức xã hội của người nguyên thủy trên đất nước ta như thế nào?

 Hs: Sống theo từng nhóm (cùng huyết thống), ở cố định 1 nơi và tôn người phụ nữ lớn tuổi nhất lên làm chủ, đó là thời kì thị tộc mẫu hệ .

 

doc154 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Thu Trang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lang,trên mặt trống đồng có nhiều hoa văn thể hiện cảnh sinh hoạt về đời sống vật chất-tinh thần của cư dân Văn Lang.Chính giữa trống đồng là ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho mặt trời (lúc đó cư dân Văn Lang thờ thần Mặt Trời)
 .Trống đồng được coi là trống sấm,người ta đánh trống để cầu mưa thuận, gió hoà,trong những ngày lễ hội,được mùa
 ? Truyện trầu cau và bánh giầy,bánh chưng cho ta biết người thời Văn Lang có những tục gì?
HS:Lễ tết ,lễ hỏi
1-Nông nghiệp và các nghề thủ công:
 a-Nông nghiệp:
.Họ biết trồng trọt và chăn nuôi.
b-Các nghề thủ công.
 .Họ biết làm đồ gốm,dệt vải, làm nhà ở,đóng thuyền.
.Nghề luyện kim được chuyên môn hoá.
 .Họ còn đúc được thạp đồng và trống đồng.
 .Họ còn biết nghề rèn sắt.
2-Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
 .Họ ở nhà sàn.
 .Đi lại chủ yếu bằng thuyền,
hoặc voi, ngựa.
.Họ ăn cơm nếp,cơm tẻ với rau, cà, thịt, cá.
 .Nam mình trần,đi chân đất,đóng khố.
 .Nữ mặc váy, có yếm che, tóc cắt ngắn hay tết đuôi sam.
3-Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
Vua quan.
 Nông dân tự do.
 Nô tỳ.
.Họ thường tổ chức lễ hội vui chơi ca hát.
.Nhạc cụ: Trống đồng,khèn,chiêng.
.Có tục nhuộm răng ăn trầu và thờ cúng các vị thần.
.Đời sống vật chất,đời sống tinh thần tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
*HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH 
- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp với hoạt động theo cá nhân, theo nhóm
- Phương pháp: thuyết trình
- Kĩ thuật DH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
- Phát triển năng lực: tự học, năng lực giao tiếp tiếng Việt thông qua bài viết; năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, các vấn đề mới
Câu 1:Điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất,đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở,ăn,mặc,đi lại và tín ngưỡng?
Câu 2:Ý thức cộng đồng của cư dân Văn Lang được hình thành bởi các yếu tố nào sau đây:
 a-Các bộ lạc,chiềng chạ cùng nhau làm thuỷ lợi để bảo vệ mùa màng.
 b-Thông qua lễ hội,họ gần gũi nhau hơn.
 c-Các bộ lạc,chiềng chạ cùng nhau chống kẽ thù xâm lược.
 d-Cả 3 yếu tố trên.(x)
*HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG 
-Hình thức: tổ chức dạy học trong lớp theo cách học cá nhân, nhóm.
-Phương pháp: thuyết trình
-Kĩ thuật: Trình bày 1 phút
-Hình thành năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Tiếng Việt 
*Liên hệ thực tế.
-Ngày nay chúng ta vẫn còn duy trì phong tục của thời Văn Lang về lễ tết,lễ hỏi
*Gíao dục thái độ :
-Sự tồn tại của quốc gia Văn Lang có ý nghĩa như thế nào?
HS:Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc ,ý thức về cội nguồn –cơ sở của các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc sau này .
*HOẠT ĐỘNG 5: BỔ SUNG
-Hình thức tổ chức: Dạy học trong lớp, hoạt động cá nhân.
-Phương pháp. kĩ thuật dạy học: Gợi tìm, vấn đáp, đặt câu hỏi.
-Phát triển năng lực: tự quản lí,năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,năng lực sáng tạo,theo nhiều cách và bằng nhiều phương tiện, từ đó HS vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, nhận thức vấn đề mới.
 GV:Hướng dẫn học tập: 1 phút
 +Đối với bài học ở tiết này:Các em về nhà học thuộc bài chú ý phần 2,phần 3.
 Làm hoàn chỉnh các bài tập ở VBTLS.
 + Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 14: NƯỚC ÂU LẠC.
Câu 1:Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
Câu 2:Nước Au Lạc ra đời như thế nào?
Câu 3:Đất nước thời Au Lạc có gì thay đổi?
Tuần 15
NS:
ND:	
 Tiết theo CĐ:5 Tiết 15: Bài 14 :
NƯỚC ÂU LẠC
1. Mục tiêu:
 1.1-Kiến thức:
 - HS biết: tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ khi buổi đầu dựng nước.
 - HS hiểu: bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
 1.2-Kĩ năng:
 - HS thực hiện được: nhận xét, so sánh bước đầu tìm hiểu bài học lịch sử.
 - HS thực hiện thành thạo: nhận thấy tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ khi buổi đầu dựng nước; bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
1.3. Thái độ:
 - Thói quen: nhận xét,so sánh, tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt buổi đầu dựng nước và giữ nước.
 - Tính cách: tự hào, biết ơn và phát huy truyền thống đó của ông cha ta ngày trước;lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù.(giáo dục môi trường)
1.4.Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, phân tích liên hệ, năng lực giao tiếp tiếng Việt thông qua bài viết; năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, các vấn đề mới
2. Chuẩn bị:
 3.1. Giáo viên:Lược đồ k/c chống Tần, tranh công cụ lao động
 3.2. Học sinh: Tập vở,SGK,bài chuẩn bị.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
*HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
-Hình thức: Tổ chức dạy học trong lớp, hoạt động cá nhân
-Phương pháp: Gợi tìm, vấn đáp, diễn giảng
-Phát triển năng lực: Giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự học
 3.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 	 
 3.2. Kiểm tra 15 phút: 
Caâu 1: Thời Văn Lang vào ngày tết có tục lệ:
A. Làm bánh chưng, bánh dày. 	B. Nhuộm răng ăn trầu.
C. Xăm mình. 	D. Thờ các vị thần.
Caâu 2: Vua Hùng Vương đứng đầu nhà nước:
A. Đại Việt. 	B. Đại Cồ Việt. 	C. Âu lạc. D. Văn Lang. 
Caâu 3: Nền văn hóa Óc Eo từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, ở tỉnh :
A. An Giang. 	B. Quãng Ngãi. 
C. Long An. 	D. Huỳnh Văn ở Nghệ An
Caâu 4: Trong các tư liêu sau đây, tư liệu nào thuộc tư liệu hiện vật.
A. Trống đồng, bia đá, công cụ lao động 	B. Truyện Âu Cơ, Lạc Long Quân. 
C. Truyện Thánh Giống. 	D. Chữ tượng hình ở ai cập.
Caâu 5: Cuộc sống của người Tinh khôn có gì khác với người Tối cổ.
A. Sống theo bầy đàn. B. Sống đơn lẻ.
C. Sống trong hang động, mái đá. D. Sống theo từng nhóm nhỏ gọi chung là thị tộc.
Caâu 6: Ngày nào là ngày giổ tổ vua Hùng Vương : 
A. 10/3 	B. 3/10 	C. 8/3 	D. 2/9
Câu 7: Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, năm đó cách ngày nay (2018) là :
A. 2197 năm.
B. 2010 năm. 
C. 1838 năm. 
D. 179 năm.
Câu 8: Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm đã xuất hiện:
A. Loài vượn cổ. 
B. Người tối cổ 
C. Người tinh khôn
D. Người hiện đại.
Câu 9: Thuật luyện kim ra đời trên cơ sở của nghề:
A. Rèn sắt
B. Làm đồ đá
C. Làm đồ trang sức.
D. Làm gốm
Câu 10 : Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp khác nhau là :
A. Người quyền quý, dân tự do 
B. Người quyền quý, dân tự do, nô tì
C. Người quyền quý, nông dân, công xã, nông nô 
D. Cả 3 ý đều sai.
GV thu bài, nhận xét .
*HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
-Hình thức: tổ chức dạy học trong lớp với hoạt động theo cá nhân, theo nhóm
-Phương pháp: Gợi tìm, vấn đáp, diễn giảng, thuyết trình, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống
-Kĩ thuật DH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
-Phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, phân tích liên hệ
 3.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
NỘI DUNG GHI BÀI.
GTB .Cư dân Văn Lang ở các thế kỉ IV-III TCN,có cuộc sống rất bình yên.Nhưng lúc bấy giờ ở Trung Quốc là thời kì chiến quốc,kết quả là nhà Tần được thành lập
(221 TCN)và tiếp tục bành trướng lãnh thổ xuống phương Nam.Trong hoàn cảnh đó nước Au Lạc được ra đời.
? Tình hình nước Văn Lang ở cuối thế kỉ III TCN như thế nào?
 HS:Đời Hùng Vương thứ 18,nước Văn Lang không còn bình yên như trước kia nữa vì vua chỉ biết lo ăn chơi,xa xỉ để cho lụt lội thường xuyên xảy ra,đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
 ? Trong cuộc tiến quân xuống phương Nam (218-214 TCN)quân Tần đã chiếm được những nơi nào?
 GV gọi HS lên chỉ bản đồ những nơi quân Tần chiếm đóng
 HS:Chúng chiếm vùng Bắc Văn Lang,nơi người Tây Au-Lạc Việt sinh sống,hai bộ lạc này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
 GV giải thích thêm:Bộ lạc Tây Au(hay Au Việt)sống ở phía Nam của Trung Quốc (thuộc tỉnh Quảng Đông-Quảng Tây ngày nay)
 ?HSTL: Khi quân Tần xâm lược lãnh thổ của người Tây Au-Lạc Việt thì 2 bộ lạc này đã làm gì ?
 HS:Họ đứng lên kháng chiến,khi thủ lĩnh của người Tây Au bị giết thì người Tây Au –Lạc Việt vẫn không chịu đầu hàng mà họ vẫn tiếp tục kháng chiến.
 ? Người Việt đã làm thế nào để chống lại quân Tần?( giáo dục môi trường)
 HS:Họ trốn vào rừng,chọn người chỉ huy, ngày ở yên,đêm ra đánh
 ? Người được chọn ấy là ai?
 HS:Đó là Thục Phán.
Đại diện nhóm trình bày về Thục Phán.
 ? Kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tần ra sao?
 HS:Cuộc chiến đấu rất kiên cường,anh dũng.Qua 6 năm chiến đấu đã đánh bại được quân Tần và giết được tướng hiệu quý Đồ Thư.
GV chuyển ý sang phần 2.
 ? Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Au và người Lạc Việt?
HS:Kiên quyết ,quyết liệt..
? Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần ai là người có công nhất?
 HS:Thục Phán.
 GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận.
.Nhóm 1:Nước Au Lạc ra đời như thế nào?
.Nhóm 2:Tại sao có tên là Au Lạc?
.Nhóm 3:Tại sao An Dương Vương lại chọn vùng đất Phong Khê để đóng đô?
.Nhóm 4:Vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương.
.Các nhóm lần lượt trình bày và bổ sung.
 GV giải thích thêm: Vùng đất Phong Khê có sông Hoàng chảy qua tuy nhỏ nhưng là đường nối giữa sông Hồng và sông Cầu,đây là đầu mối giao thông quan trọng về đường thuỷ của nước ta lúc bấy giờ.
 Gv:Về bộ máy nhà nước thì cơ bản giống nhau,nhưng dưới thời An Dương Vương thì quyền lực của vua thì cao hơn.
GV chuyển sang phần 3
 ? Đất nước ta dưới thời An Dương Vương có gì thay đổi?
Gv tích hợp, giáo dục môi trường:
 HS:Về nông nghiệp:Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến.Trồng trọt –chăn nuôi phát triển hơn trước.
 -Về thủ công nghiệp:Có nhiều tiến bộ:ngành xây dựng ,ngành luyện kim rất phát triển:Giáo,mác,mũi tên đồng,rìu đồng,cuốc sắt,rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều.
GV cho HS xem 1 số công cụ phục chế .
 ? Tại sao có sự tiến bộ này?(HS giỏi)
-Do dân số ngày càng đông,do nhu cầu xây dựng quân đội hùng mạnh,nhu cầu chống giặc ngoại xâm sau cuộc kháng chiến chống Tần.
1-Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
 .Năm 218 TCN,nhà Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng bắc Văn Lang nơi người Lạc Việt cùng chung sống với người Tây Au.
 Cuộc kháng chiến bùng nổ. Thủ lĩnh Tây Au bị giết nhưng nhân dân Tây Au -Lạc Việtkhông chịu đầu hàng. Họ tôn người tuấn kiệt tên Thục Phán lên làm tướng , ngày ở trong rừng đêm đến ra đánh quân Tần 
-Năm 214 TCN người Việt đã đánh bại được quân Tần và giết được tướng Đồ Thư. Nhà Tần hạ lệnh rút quân.
2-Nước Au Lạc ra đời.
 Năm 207 TCN Thục Phán lên làm vua lấy hiệu là An Dương Vương.
 Đặt tên nước là Au Lạc.
 Đóng đô ở Phong Khê.
 Bộ máy nhà nước,so với thời Hùng Vương thì không có gì thay đổi.
3-Đất nước thời Au Lạc có gì thay đổi?
 +Nông nghiệp:Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến,trồng trọt chăn nuôi-----đều phát triển.
 +Thủ công nghiệp:Có nhiều tiến bộ.
*HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH 
- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp với hoạt động theo cá nhân, theo nhóm
- Phương pháp: thuyết trình
- Kĩ thuật DH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
- Phát triển năng lực: tự học, năng lực giao tiếp tiếng Việt thông qua bài viết; năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, các vấn đề mới
 ? Tình hình nước Văn Lang ở thế kỉ III TCN như thế nào ?
HS: Đời Hùng Vương thứ 18,nước Văn Lang không còn bình yên như trước kia nữa vì vua chỉ biết lo ăn chơi,xa xỉ để cho lụt lội thường xuyên xảy ra,đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
 ? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
.Năm 218 TCN,nhà Tần đem quân đánh xuống nước Văn Lang
 .Người Việt đã trốn vào rừng chọn Thục Phán lên làm chủ tướng,ngày ở yên,đêm ra đánh
 .Qua 6 năm chiến đấu anh dũng người Việt đã đánh bại
được quân Tần và giết được tướng Đồ Thư.
*HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG 
-Hình thức: tổ chức dạy học trong lớp theo cách học cá nhân, nhóm.
-Phương pháp: thuyết trình
-Kĩ thuật: Trình bày 1 phút
-Hình thành năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Tiếng Việt 
 + Đối với bài học ở tiết này:
 Các em về nhà học bài theo câu hỏi cuối bài.
 Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Au Lạc
*HOẠT ĐỘNG 5: BỔ SUNG
-Hình thức tổ chức: Dạy học trong lớp, hoạt động cá nhân.
-Phương pháp. kĩ thuật dạy học: Gợi tìm, vấn đáp, đặt câu hỏi.
-Phát triển năng lực: tự quản lí,năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,năng lực sáng tạo,theo nhiều cách và bằng nhiều phương tiện, từ đó HS vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, nhận thức vấn đề mới.
 + Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 .Phần chuẩn bị:Bài 14:Chú ý
 Nêu điểm giống nhau và khác nhau của nhà nước Văn Lang –Au Lạc. 
 Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho ta bài học gì?
*RKN :
Tuần 16 :
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
NƯỚC ÂU LẠC
	Bài 15 : Tiết 16: (tiếp theo)
1-MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức:
 - HS biết: 
 + Thấy rõ giá trị thành Cổ Loa.
 + Thành Cổ Loa là trung tâm kinh tế_chính trị_quân sự của nước Au Lạc.
 + Thành Cổ Loa là công trình quân sự độc đáo,thể hiện được tài năng quân sự của ông cha ta.
 - HS hiểu:
 + Do mất cảnh giác mà nhà nước Au Lạc đã rơi vào tay của Triệu Đà.
 1.1.Kĩ năng:
 - HS thực hiện được:
 + Trình bày 1 vấn đề lịch sử theo bản đồ và kĩ năng nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm lịch sử.
 - HS thực hiện thành thạo: 
 + Nắm được giá trị kinh tế, chính trị, quân sự của thành Cổ Loa.
 1.3.Thái độ:
 - Thói quen: tìm hiểu, nghiên cứu các công trình kiến trúc của cha ông ta ngày xưa. 
 - Tính cách: biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng trong lịch sử (thành Cổ Loa); có tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống phải kiên quyết giữ gìn độc lập dân tộc.
 1.4.Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, phân tích liên hệ, năng lực giao tiếp tiếng Việt thông qua bài viết; năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, các vấn đề mới
2-CHUẨN BỊ:
 2.1.GV:Câu chuyện Trọng Thuỷ-Mỵ Châu.
 2.2.HS:Tập_SGK_VBTLS.
3-TIẾN TRÌNH:
*HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
-Hình thức: Tổ chức dạy học trong lớp, hoạt động cá nhân
-Phương pháp: Gợi tìm, vấn đáp, diễn giảng
-Phát triển năng lực: Giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự học
 3.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: 	 
 3.2:Kiểm tra miệng: 5 phút
 A-Trắc nghiệm:(3đ)
? Người Lạc Việt đã dùng cách nào để đánh bại quân Tần?
Sử dụng chiến thuật du kích.
b- Dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở.
c- Ngày ở yên,đêm ra đánh.
d- Tất cả các cách đánh trên.
 B-Tự luận:(7đ)
 ? Nước Au Lạc ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
 TL: Sau khi đánh bại quân Tần.Năm 207 TCN Thục Phán lên làm vua và lấy hiệu là An Dương Vương.Đặt tên nước là Au Lạc,đóng đô ở Phong Khê.
 GV nhận xét và chấm điểm.
 3.3-Tiến trình bài học:
*HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
-Hình thức: tổ chức dạy học trong lớp với hoạt động theo cá nhân, theo nhóm
-Phương pháp: Gợi tìm, vấn đáp, diễn giảng, thuyết trình, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống
-Kĩ thuật DH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
-Phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, phân tích liên hệ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
NỘI DUNG GHI BÀI.
* Giới thiệu bài: Sau khi lên ngôi vua An Dương Vương đã cho xây dựng khu thành Cổ Loa rất kiên cố,tại đây có 1 lực lượng quân đội rất lớn để bảo vệ.Thế nhưng tại sao nhà nước Au Lạc bị sụp đổ.Đó là nội dung chính của bài học hôm nay.
GV sau khi thành lập nước Au Lạc,An Dương Vương đã chọn Cổ Loa làm kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa rất kiên cố,trở thành trung tâm của đất nước và là 1 căn cứ quân sự rất vững chắc và lợi hại .Thành nằm ở vị trí trung tâm của đất nước và là đầu mối giao thông đường thuỷ,ở đây có sông Hoàng chảy qua thuận lợi cho việc đi lại quanh vùng rồi từ đó có thể toả ra đi khắp nơi theo sông Hồng,sông Đáy xuôi về đồng bằng rồi ra biển cả,hoặc ngược lên sông Cầu qua sông Thương,sông Lục Nam tới
vùng núi Đông Bắc.
 GV cho HS quan sát sơ đồ khu thành Cổ Loa kết hợp nội dung SGK/43.
 ? Em hãy mô tả thành Cổ Loa?
 HS:Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa Thành (hay gọi thành Cổ Loa)
 -Thành có 3 vòng khép kín,tổng chiều dài:16.000m.
 -Chiều cao:5_10m.
 -Chiều rộng:10m.
 -Chân thành:10_20m.
 Các hào nước bao bọc,thông với nhau
 GV giải thích thêm:3 vòng thành gồm:
 Vòng thành nội có 1 cửa.
 Thành trung có 5 cửa.
 Thành ngoại có 3 cửa.
 ? Bên trong thành nội là khu vực gì?
 HS:Là nơi ở và làm việc củaVua,Lạc Hầu,Lạc Tướng.
 ? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kĩ III_II TCN? (GV cho HS thảo luậm nhóm)
 HS:Là công trình kiến trúc quân sự độc đáo của nhân dân Au Lạc.
 GV dân cư của Au Lạc lúc bấy giờ có khoảng 1 triệu người mà đắp được 3 vòng thành Cổ Loa ,đó là 1 kì công thể hiện cái tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây dựng thành của ông cha ta .
 ? Vì sao Cổ Loa được xem là 1 quân thành?
 HS:Vì ở đây có 1 lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thuỷ binh,được trang bị các loại vũ khí bằng đồng như:Giáo rìu chiến,dao găm,đặc biệt là nỏ.Đây là 1 khu thành phòng thủ,bảo vệ kinh đô An Dương Vương chống lại các cuộc tấn công xâm lược của các nước bên ngoài.
 ? Căn cứ vào đâu mà chúng ta kết luận thành Cổ Loa là 1 thành quân sự ?
 HS:Ở phía Nam thành người ta đã phát hiện hàng vạn mũi tên đồng,Đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến vừa sẵn sàng tham chiến khi có chiến sự.
? Em hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang với nhà nước Au Lạc ? (HS giỏi trả lời ).
+Giống nhau:Vua có quyền quyết địng mọi việc.
 Giúp Vua có Lạc Hầu,Lạc Tướng.
 Lạc Tướng đứng đầu các bộ,Bồ Chính đứng đầu các Chiềng,Chạ.
+Khác nhau:Kinh đô Văn Lang ở vùng trung du (BH-PT)
 Kinh đô Au Lạc ở vùng đồng bằng (ĐA-HN)
 .Au Lạc có thành Cổ Loa,vừa là kinh đô,vừa là trung tâm kinh tế-chính trị,vừa là công trình quân sự để bảo vệ an ninh quốc gia.
.An Dương Vương có quyền lực cao hơn Hùng Vương.
 GV chuyển ý sang phần 5.
? Em biết gì về Triệu Đà?
 HS:Trả lời.
? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của quân dân Au Lạc diễn ra như thế nào?
 HS:Quân dân Au Lạc có vũ khí tốt và tinh thần đoàn kết chiến đấu dũng cảm đã đánh bại được quân của Triệu Đà giữ vững nền độc lập của tổ quốc.
GV :Sau nhiều lần bị thất bại,Triệu Đà đã vờ xin cầu hoà để tìm mọi cách thôn tính nước Au Lạc
? Theo em Triệu Đà đã dùng kế gì để đánh nước Au Lạc?
 GV cho HS liên hệ câu chuyện Trọng Thuỷ-Mỵ Châu.
 ?Trong cuộc chiến chống quân xâm lược Triệu Đà,theo em thì nguyên nhân nào làm cho An Dương Vương bị thất bại?
 HS(giỏi):Do tính chủ quan ỷ lại vào chiếc nỏ thần,không tin tưởng các trung thần (đuổi Nội Hầu và Cao Lỗ về quê) nội bộ không đoàn kết.
 ? Sự thất bại của An Dương Vương đã để cho đời sau những bài học gì?
 HS:Đối với kẽ thù tuyệt đối phải cảnh giác.
 Phải tin tưởng bậc trung thần.
 Phải dựa vào dân để đánh giặc.
 GV kết luận:An Dương Vương vừa có công, vừa có tội với lịch sử.Ong có công xây dựng nước,nhưng có tội là mất cảnh giác để nước ta rơi vào tay của Triệu Đà,mở đầu cho thời kì Bắc thuộc.
4-Thành Cổ Loa và Lực lượng quốc phòng.
.An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê 1 khu thành đất lớn gọi là Loa Thành (hay thành Cổ Loa)
 .Thành có 3 vòng khép kín.
 .Tổng chiều dài 16.000m
 .Chiều cao :5_10m.
 .Mặt thành :10m. 
 .Chân thành:10_20m.
 .Có hào nước bao quanh và 
ăn thông vói nhau.
.Thành vừa là kinh đô vừa là 1 công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
5-Nhà nước Au Lạc sụp đổ 
trong hoàn cảnh nào?
.Năm 181-180 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Au Lạc.
.Nhờ có vũ khí tốt và tinh thần đoàn kết,chiến đấu dũng cảm mà quân dân Au Lạc đã đánh bại được quân của Triệu Đà.
.Năm 179 TCN An Dương Vương mắc mưu của Triệu Đà nước Au Lạc bị thất bại .
*HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH 
- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp với hoạt động theo cá nhân, theo nhóm
- Phương pháp: thuyết trình
- Kĩ thuật DH: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
- Phát triển năng lực: tự học, năng lực giao tiếp tiếng Việt thông qua bài viết; năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, các vấn đề mới
 1- Thành Cổ Loa xây dựng theo hình gì?
 a-Hình tròn. c-Hình chữ nhật.
 b-Hình xóay trôn ốc. d-Hình vuông.
 2-Vũ khí lợi hại của người Au Lạc là gì?
 a-Dao găm. c-Giáo mác.
 b-Nỏ. d-Rìu chiến.
 3-Vì sao cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của An Dương Vương bị thất bại?
 4-Em hãy mô tả thành Cổ Loa bằng bản đồ và nêu ý nghĩa lịch sử thành Cổ Loa?
GV giải thích câu ca dao: “Ai về qua huyện Đông Anh.
 Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
 Cổ Loa thành ốc khác thường.
 Trải bao năm tháng dấu t

File đính kèm:

  • docBai 26 Cuoc dau tranh gianh quyen tu chu cua ho Khuc ho Duong_12687990.doc