Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Hàn Thị Hà

 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây( thời gian, địa điểm)

- Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội cổ đại phương Tây.

2. Thái độ

- Giúp học sinh có ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội.

3. Kỹ năng

- Bước đầu thấy được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.

4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt:

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử

 +Thấy được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.

II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, tổng hợp, nhóm

III. PHƯƠNG TIỆN: Lược đồ các quốc gia cổ đại.

IV. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word .

- Lược đồ các quốc gia cổ đại.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

 V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

 

doc173 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Hàn Thị Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có những phát triển phù hợp với cuộc sông vật chất của họ.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1: Xã hội Văn Lang gồm mấy tầng lớp ? Địa vị của mỗi tầng lớp trong xã hội ra sao? 
+ Nhóm 2,3: Trình bày những nét chính trong đời tinh thần của cư dân Văn Lang.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
+ Sau những ngày lao động mệt nhọc cư dân Văn Lang làm gì?
+ Trong các ngày lễ hội họ thường làm gì?
+ Các truyện Trầu cau, Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết thời Văn Lang có những phong tục 
gì ?
+ Tín ngưỡng của cư dân Văn Lang ra sao?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
- Xã hội chia thành 3 tầng lớp: những người quyền quý, dân tự do, nô tì. 
- Thường tổ chức lễ hội, vui chơi.
- Cư dân Văn Lang có một số phong tục, tập quán như làm bánh chưng, bánh giầy, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu.
3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang. 
	- Thời gian: 6 phút 
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu1. Văn Lang là một nước
A. công nghiệp. B. nông nghiệp.
C. nông, công nghiệp. D. thương nghiệp. 
Câu 2. Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang là
A. sắn, bầu bí. B. ngô, khoai.
C. thóc, lúa. D. lúa mì.
Câu 3. Nghề đúc đồng thời Văn Lang thể hiện rõ tài năng người thợ đúc đồng ở dụng cụ tiêu biểu nào?
A. Lưỡi cày, lưỡi giáo. B. Trống đồng, thạp đồng.
B. Vũ khí, cung tên. D. Mũi tên, lưỡi liềm đồng.
Câu 4. Trong những ngày lễ hội cư dân Văn Lang có tục nhảy múa, ca hát, đánh trống, điều đó có nghĩa gì?
A.Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các chiềng, chạ.
B. Làm cho cuộc sống vui tươi hơn, tăng sự gắn bó trong cộng đồng.
C. Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
D. Phản ánh đời sống sinh hoạt phong phú, tín ngưỡng phồn vinh.
Câu 5. Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” nói lên quan niệm gì?
A. Cách chế biến thức ăn.
B. Trời tròn, đất vuông.
C. Phải thờ cúng tổ tiên trong ngày tết, lễ hội.
D. Nguồn gốc của con người.
Câu 6. Cư dân Văn Lang thường tổ chức ngày hội với tiếng trống đồng rộn vang thể hiện mong muốn điều gì?
A. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
B. Con cháu đông, mùa màng bội thu.
C. Cầu mong sức khỏe cho dân làng.
D. Đất nước yên bình, không có giặc ngoại xâm.
 + Phần tự luận
Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
 - Dự kiến sản phẩm
 + Phần trắc nghiệm khách quan
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐA
B
C
B
D
C
A
 + Phần tự luận
- Ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa
- Ăn cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá...
- Trang phục:
+ Nam : đóng khố, mình trần, đi chân đất .
+ Nữ : mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
- Việc đi lại chủ yếu bằng thuyền 
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS nhận xét về về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. 
	- Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
 Em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
- Thời gian: 4 phút.
	- Dự kiến sản phẩm: Đời sống của cư dân Văn Lang xuất phát từ điều kiện tự nhiên và nền kinh tế. Chính vì vậy, đời sống vật chất và tinh thần của họ khá phong phú, đã hoà quyện vào nhau, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong con người Lạc Việt. Đó chính là cở sở nguồn gốc hình thành nên nền văn minh sông Hồng, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
 Học bài cũ - Soạn bài 15
 + Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
 + Sự thay đổi về sản xuất và đời sống xã hội của nước Âu Lạc như thế
 Ngày soạn: 15/11/2019 Ngày dạy: /1 /2019
TUẦN 15-Tiết 15
Bài 14
 NƯỚC ÂU LẠC
 I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, học sinh
- Trình bày được hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc, sự tiến bộ trong sản xuất (sử dụng công cụ bằng đồng, bằng sắt, chăn nuôi, trồng trọt, các nghề thủ công)
2. Thái độ 
- Giáo dục tình cảm, tinh thần yêu quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng luôn nhớ về cội nguồn. 
3. Kĩ năng 
- Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
 4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt
 + Tái hiện sự kiện lịch sử về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, sự ra đời của nước Âu Lạc
+ So sánh, nhận xét, đánh gía sự tiến bộ của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang.
+ Vận dụng kiến thức thực hành
 II. PHƯƠNG PHÁP: giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm ....
III. PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, lược đồ cuộc kháng chiến.
IV. CHUẨN BỊ 
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Hoàn thành các nội dung giáo viên đã giao ở tiết trước. 
 V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Điểm những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ?
	- Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang ?
 3. Bài mới
 3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc... để đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm ....
 - Thời gian: 2 phút. 
 - Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho HS yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
 Tình hình nhà nước Văn Lang ở thế kỉ III TCN như thế nào?
 - Dự kiến sản phẩm : Đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước, vua chỉ lo ăn uống vui chơi, lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn....
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: 
Nhà nước Văn Lang ở thế kỉ III TCN đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước, vua chỉ lo ăn uống vui chơi, lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn....Vua Hùng thứ 18 không chú ý đến việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ở phương Bắc nhà Tần mở rộng bờ cõi xuống phía Nam, nhân dân đoàn kết chống ngoại xâm giành thắng lợi, trên cơ sở đó nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào, tổ chức nhà nước ra sao? Để hiểu rõ nội dung đó, chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
 1. Hoạt động 1 
 Mục 1. Cuộc kháng chiến chống Tần xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
	- Mục tiêu: HS trình bày diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Tần.
- Phương pháp: : giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
- Phương tiện: giáo án,sgk
 - Thời gian: 8 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
GV dùng lược đồ giới thiệu:
 Tần là một nước ở phía bắc Văn Lang, năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất TQ lập ra nhà Tần.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 1 SGK thực hiện các yêu cầu sau.
+ Tình hình nhà nước Văn Lang như thế nào trước khi quân Tần xâm lược?
+ Tại sao nhà Tần lại xâm lược Văn Lang?
+ Quân dân ta đã kháng chiến chống quân xâm lược Tần như thế nào? Kết quả ra sao?
+ Nguyên nhân thắng lợi?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
- Năm 218 TCN, nhà Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
- Năm 214 TCN, quân Tần kéo đến vùng phía bắc Văn Lang
- Ban đầu, quân Tần thắng. Sau đó, họ bầu một người tài giỏi tên là Thục Phán lên làn thủ lĩnh, chỉ huy cuộc kháng chiến, ngày ở trong rừng, đêm đến ra đánh quân Tần.
- Cuộc kháng chiến diễn ra suốt 6 năm, người Việt đã đại phá quân Tần. Kháng chiến thắng lợi vẻ vang. 
2. Hoạt động 2
 Mục 2. Nước Âu Lạc ra đời 
	- Mục tiêu: HS trình bày được hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc.
- Phương pháp: giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
- Phương tiện: giáo án,sgk
 - Thời gian: 11 phút
 - Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2, thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1: Nhà nước Âu Lạc ra đời năm nào, trong hoàn cảnh như thế nào?
+ Nhóm 2: Tại sao đặt tên nước là Âu Lạc? An Dương Vương đóng đô ở đâu? Vì sao?
+ Nhóm 3,4: Vẽ sơ đồ nhà nước Âu Lạc, nêu nhận xét.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
- Sau khi đánh thắng quân Tần, năm 207 TCN, Thục Phán hợp nhất vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc.
- Thục Phán lên làm vua, lấy hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay)
- Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi so với thời Hùng Vương. 
3. Hoạt động 3 
 Mục 3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi? 
	- Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi rõ nét về sản xuất và đời sống xã hội của nước Âu Lạc.
- Phương pháp: giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
- Phương tiện: giáo án,sgk
 - Thời gian: 9 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 3, quan sát H39, 40 SGK thực hiện các yêu cầu sau.
+ Trong kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp đã có những tiến bộ gì? Tại sao có sự tiến bộ đó?
 + Xã hội thời Âu Lạc có sự thay đổi như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
*Kinh tế
- Nông nghiệp 
+ Lưỡi cày đồng được cải tiến dùng phổ biến hơn .
+ Chăn nuôi, trồng trọt, đánh cá , săn bắn đều phát triển .
- Các nghề thủ công
+ Làm gốm, dệt, làm đồ trang sức đều tiến bộ. 
 + Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển.
 + Công cụ sản xuất bằng sắt ngày càng nhiều.
* Xã hội: Dân số tăng, sự phân biệt giữa các tầng lớp sâu sắc hơn.
3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc, sự tiến bộ trong sản xuất. 
	- Thời gian: 6 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Để đối phó với hành động xâm lược của quân Tần, nhân dân Tây Âu - Lạc Việt đã sử dụng cách đánh nào?
 A. Tổ chức những trận phục kích nhỏ. B. Đánh quân Tần cả ngày lẫn đêm.
 C. Ngày ở yên, đêm ra đánh quân Tần. D. Tổ chức những trận đánh lớn và liên tiếp. Câu 2. Nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở nào?
 A. Sau khi đánh tan quân Tần. B. Hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt. 
 C. Nhu cầu trị thuỷ và làm thủy lợi. D. Nước Âu lạc mạnh hơn nước Văn Lang. Câu 3. Kinh đô của nước Âu Lạc ở
 A. Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ). B. Gia Ninh (Phú Thọ).
 C. Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội). 
 D. Hoa Lư ( Ninh Bình).
Câu 4. Điểm khác trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời vua Hùng là 
 A. vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.
 B. giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng.
 C. cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
 D. tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn, vua có nhiều quyền hành hơn.
Câu 5. Nước Âu Lạc do ai đứng đầu?
 A. An Dương Vương. B. Hùng Vương.
C. Ngô Quyền. D. Đinh Bộ Lĩnh.
 + Phần tự luận
Câu 1. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi?
 - Dự kiến sản phẩm:
 + Phần trắc nghiệm khách quan
CÂU
 1
 2
 3
 4
 5
ĐA
 C
 B
 C
 D
 A
 + Phần tự luận:......
3.4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
 + HS biết nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của nhà nước Âu Lạc so với nước Văn Lang. 
	- Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
 Điểm giống và khác nhau của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang.
- Thời gian: 4 phút.
	- Dự kiến sản phẩm
 + Giống nhau: Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
 + Tuy còn đơn giản nhưng là tổ chức chính quyền cai quản của cả nước.
 + Khác nhau: Thời Âu Lạc, quyền hành nhà nước đã cao và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế trong việc trị nước.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
 Học bài - xem trước bài 15: NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo)
+ Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ thứ III – II TCN ở nước Âu Lạc ?
	+ Theo em, truyện Mỵ Châu - Trọng Thủy nói lên điều gì?
	+ Nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc.
 + Sự thất bại của An Dương Vương để lại bài học gì cho đời sau?
TUẦN 16 -Tiết 16 Ngày soạn: 20/11/2019 Ngày dạy: /1 /2019
Bài 15
NƯỚC ÂU LẠC
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh 
 - Trình bày được Thành Cổ Loa và sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN.
 2. Thái độ
 - Giáo dục HS biết trân trọng những thành qủa mà cho ông đã xây dựng trong lịch sử.
 - Giáo dục cho HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống phải kiên quyết gìn giữ độc lập dân tộc.
 3. Kỹ năng
 - Rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử theo bản đồ và kỹ năng nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
 - Năng lực chuyên biệt: 
 + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Mô tả thành Cổ Loa qua kênh hình SGK và giá trị của nó. 
II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan
III. PHƯƠNG TIỆN: Ti vi, sơ đồ thành Cồ Loa, phiếu thảo luận.
IV. CHUẨN BỊ 
 1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước
V . TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 
 1. Ổn định 
 2. KTBC: (4 phút)
 - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
 3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là mô tả nét chính về Thành Cổ Loa . để đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: giải quyết vấn đề vấn đề, nhóm
 - Thời gian: 3 phút. 
 - Tổ chức hoạt động: GVcho HS quan sát H41,42/SGK trang 44,45; yêu cầu HS trả lời câu hỏi : 
 + Những hình ảnh trên gợi cho em vấn đề gì?
- Dự kiến sản phẩm: Đây là khu di tích thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương. 
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Đây là khu di tích thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương. Tuy nhiên các em không thể trình bày cụ thể các lĩnh vực đó. Để tìm hiểu rõ hơn về công trình Cổ Loa và giá trị của nó. Nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? Bài học kinh nghiệm. Mời các em cùng cô nghiên cứu nội dung bài học hôm nay.
 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
 1. Hoạt động 1 
 Mục 1. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng
	- Mục tiêu: HS biết mô tả nét chính về thành Cổ Loa và giá trị của nó.
- Phương pháp: giải quyết vấn đề vấn đề, nhóm
- Phương tiện: G/a, sơ đồ thành Cồ Loa ở sgk
 - Thời gian: 12 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
- GV mô tả thành Cổ Loa theo sơ đồ
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 1 SGK thực hiện các yêu cầu sau.
+ Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III-II TCN ở nước Âu Lạc?
( Là công trình lao động quy mô nhất của Âu Lạc, thể hiên tài năng sáng tạo và kỹ thuật xây dựng của nhân dân ta.)
 + ADV cho xây dựng thành Cổ Loa nhằm mục đích gì?
+ Em hãy nêu những điểm khác nhau của nhà nước Âu Lạc và nhà nước Văn Lang? (Nước Âu Lạc có quân đội, có xây thành để bảo vệ kinh đô)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
 GV lồng ghép BVMT: Biết sử dụng những điều kiện của tự nhiên để xây dựng thành Cổ Loa. Giáo dục ý thức bảo vệ di tích cho HS
a. Thành Cổ Loa
An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn, có 3 vòng khép kín với chu vi khoảng 16000 m, hình trôn ốc gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa.
- Các thành đều có hào bao quanh và thông nhau.
- Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của ADV và các Lạc hầu, Lạc tướng
b. Lực lượng quốc phòng
- Cổ Loa còn là một quân thành
- Quân đội có thủy binh, bộ binh
- Vũ khí bằng đồng, đặc biệt là nỏ
2. Hoạt động 2
 Mục 2. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? 
	- Mục tiêu: HS nhận biết và ghi nhớ diễn biến chính của cuộc kháng chiến, nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc.
- Phương pháp : giải quyết vấn đề vấn đề, nhóm
- Phương tiện: sgk,g /a
 - Thời gian: 15 phút
 - Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 2, thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1:
 Em biết gì về Triệu Đà?
 Cuộc kháng chiến c

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12756533.doc
Giáo án liên quan