Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020
I.MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC: Học xong bài này học sinh cần
1.Kiến thức: Hiểu được
Chủ trương của Đảng sau khi Nhật đảo chính Pháp, diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
2.Kỹ năng.
Rèn kỹ năng quan sát sử dụng tranh ảnh, tập phân tích đánh giá các vấn đề lịch sử
3.Thái độ
Giáo dục các em lòng kính yêu, biết ơn chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng . ý thức trách nhiệm đối với đất nước
II.PHƯƠNG PHÁP :Tường thuật,diễn giảng
III.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Lược đồ khu giải phóng Việt Bắc.
IV.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
a: - Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng. - Đề ra đường lối cách mạng đúng đắn phù hợp thúc đẩy cuộc kháng chiến đến thắng lợi. IV- Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt 1- Chính trị - Ngày 3/3/1951 mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam ( Liên Việt ) - Ngày 11/3/1951 Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào ra đời cùng đoàn kết chống thực dân Pháp. 2- Kinh tế - Năm 1952 đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. - Tháng 12/1953 Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất. 3- Văn hoá - giáo dục * Giáo dục: - Tháng 7/1950 tiếp tục cải cách giáo dục với 3 phương châm : Phục vụ kháng chiến, Sản xuất, dân sinh - Tiếp tục duy trì lớp bình dân học vụ. * Văn hoá: + Phong trào thi đua yêu nước lan rộng khắp các ngành. + Ngày 1/5/1952 Đại hội thi đua toàn quốc lần I tại Việt Bắc. Tuyên dương 7 anh hùng. * Sau chiến dịch Biên giới ta liên tiếp mở các đợt tấn công + Từ 1950-1951 mở 3 chiến dịch: - Chiến dịch Trung du Trần Hưng Đạo) đánh địch ởVĩnh Yên, Phúc Yên - Chiến dịch đường số 18 ( Hoàng Hoa Thám ) : Phả Lại, Uông Bí - Chiến dịch Hà Nam Ninh ( Quang Trung) đánh : Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 vạn tên, diệt nhiều cứ điểm quan trọng Ta vẫn giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ V- Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường(Đọc thêm) + Chiến dịch Hoà bình Từ 10/11/1951- 23/2/1952 chiến dịch kết thúc, buộc địch rút lui khỏi Hoà Bình. * Chiến dịch Tây Bắc - Ngày 14/10/1952 tiến công địch ở Nghĩa Lộ, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái. - Kết quả: Giải phóng Nghĩa Lộ, Sơn La. * Chiến dịch Thượng Lào Kết quả: Giải phóng Sầm Nưa, một phần Xiêng Khoảng và Phong Xa Lì. 4. Củng cố:4p Giáo viên khái quát lại nội dung 2 tiết học : Tóm tắt những thắng lợi của quân và dân ta trên các mặt trận: chính trị , quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá ? 5.Hướng dẫn về nhà: 3p Trả lời câu hỏi trang 118 . Học thuộc bài +Đọc trước bài : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp ... *Rút kinh nghiệm giờ học: Ngày tháng năm 2019 Tổ trưởng ký duyệt Lê đình lượng ........................................................ Ngày soạn: 27/2/2019 Tiết 35: cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) Tiết 1 I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh cần 1. Kiến thức :Giúp học sinh biết được: - Âm mưu mới của Pháp, Mĩ ở Đông Dương được thể hiện trong kế hoạch Na-Va (5/1953),Chủ trương chiến lược của ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ để trình bày về chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. 3.Thái độ Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, biết ơn các vị anh hùng có công với đất nước II- phương pháp:Tường thuật,phân tích III.Chuẩn bị : Bản đồ chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và bản đồ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. IV- Tiến trình bài học 1.ổn định tổ chức (1ph) Ngàygiảng Thứ Tiết thứ Lớp Sĩ số-Tên HS vắng 9A 9B 2. Kiểm tra 2- Kiểm tra 8p Em hãy nêu những thắng lợi lớn của ta về chính trị, kinh tế và văn hoá, giáo dục (1951-1953) Lớp Học sinh được kiểm tra 9A 9B 3- Bài mới 30p Giáo viên: Sau gần 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam lần 2 Pháp thất bại liên tiếp. ? Pháp + Mĩ đã vạch ra kế hoạch gì ? ? Chúng vạch ra kế hoạch đó nhằm mục đích ? (Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong 18 tháng) ị Bại đ Thắng. ? Em có nhận xét gì về thời gian thay đổi tình hình chiến sự ở Đông Dương ? (Ngắn, có tính chất chủ quan). ? Em hãy nêu nội dung của kế hoạch Na-Va ? ? Để thực hiện kế hoạch Na-Va Pháp đã làm gì ? 1.Kế hoạch Na-Va của Pháp- Mĩ - Ngày 7/5/1953 cử tướng Na-Va chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. - Đề ra kế hoạch Na-Va. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong 18 tháng) chuyển bại đ Thắng. - Nội dung: 2 bước: + Bước 1: Thu Đông 1953, Xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược miền Nam. + Bước 2: Thu Đông 1954, chuyển lực lượng ra Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. +Biện pháp : Tăng viện trợ, xây dựng lực lượng cơ động mạnh, tăng ngụy quân. ị Nguy hiểm, chủ quan, ngoan cố, hiếu chiến. Giới thiệu H 52. Giáo viên: Tháng 9/1953 Hội nghị Bộ Chính trị họp ở Núi Hồng- Định Hoá- Thái Nguyên đề ra chiến cuộc Đông Xuân ... Từ trái sang phải :Nguyễn Trí Thanh, Phạm Văn Đồng , Hồ Chí Minh,Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp Ta có chủ trương như thế nào trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954? Giữ vững quyền chủ động đánh địch cả chính diện và sau lưng Tập trung đánh nơi địch yếu, buộc chúng phân tán lực lượng ? Để thực hiện phương hướng chiến lược trên quân ta đã làm gì ? ? Vì sao ta lại tấn công Tây Bắc trước ? (Là vị trí chiến lược quan trọng, địch sơ hở, bị động đối phó). ? Na-Va điều một lực lượng quân lớn lên Tây Bắc nhằm mục đích gì ? (Chiếm Điện Biên Phủ, giữ Tây Bắc ngăn cản sự phối hợp của quân Việt Nam - Lào ị Vùng Thượng Lào). GV dùng lược đồ thuật diễn biến ? Các cuộc tấn công của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-Va ? Buộc địch phân tán lực lượng cơ động, lúng túng đối phó một cách bị động. I.Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1- Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953-1954: a. Chủ trương chiến lược: - Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”. b. Chiến cuộc Đông Xuân: + Ngày 20/11/1953 Na va cho 6 tiểu đoàn nhảy dù xuống ĐBP- ta chuyển lên Tây Bắc. + Đầu tháng 12/1953 ta bao vây uy hiếp địch ở Điện Biên phủ, giải phóng Lai Châu. + Cuối tháng 12/1953 Liên quân Lào - Việt tấn công Trung Lào. + Cuối tháng 1/1954 mở cuộc tiến công Thượng Lào. + Đầu tháng 2/1954 tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên; bao vây, uy hiếp PLâyCu. Phân tán lực lượng cơ động, lúng túng đối phó một cách bị động. ? Điện Biên Phủ có vị trí quan trọng như thế nào ? ? Tại sao Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm ? (Mạnh chưa từng có). Ngoài có hệ thống dây thép gai, trong có bãi mìn, trong cùng là hầm ngầm cố thủ, hệ thống hoả lực nhiều tầng bảo vệ ? Chủ trương của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì ? Quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Giáo viên: Giới thiệu Hình 55: Bộ đội ta kéo pháo lên Điện Biên Phủ rất gian khổ phải kéo ngược dốc Gương anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo ... GV trình bày chiến dịch Điện Biên Phủ bằng lược đồ Yêu cầu HS thuật lại diễn biến + Gương anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận đánh Him Lam ? Em hãy nêu kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ ? Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân ta và thế giới ? 17h30’ ngày 7/5 tướng Đờ-Cat- Xtơ-Ri cùng toàn bộ Ban Tham mưu ra hàng. 2- Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 a. Cứ điểm Điện Biên Phủ - Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. + 16.200 quân, 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu: Bắc, Nam, Trung tâm. b. Chủ trương của ta: - Đầu tháng 12/1953 ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. c. Diễn biến: - Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954, chia thành 3 đợt. + Đợt 1: Từ 13- 17/3/1954 đánh chiếm Him Lam và Đồi Độc Lập- 17/3 địch ở Bản Kéo ra hàng + Đợt 2: Từ 30/3- 26/4/1954 ta đánh chiếm các căn cứ phía Đông khu Trung tâm. Đây là đợt gay go quyết liệt nhất. Để tránh thương vong ta đào hàng nghìn km hào + Đợt 3 : Từ 1/5 - 7/5/1954 ta đánh chiếm các căn cứ còn lại ở khu Trung tâm và phân khu Nam. d. Kết quả: - Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch phá huỷ 62 máy bay và toàn bộ phương tiện chiến tranh. e. ý nghĩa : SGK 4. Củng cố: 3p Trong 9 năm xâm lược Việt Nam, Pháp thay 8 tổng chỉ huy, hàng nghìn xe quân sự , hàng trăm máy bay, tốn hơn 3 ngàn tỷ Phơ răng, Mỹ viện trợ 2,6 triệu đô la 5.Hướng dẫn về nhà: 2p Tìm hiểu tiếp phần còn lại. *Rút kinh nghiệm giờ học: Ngày tháng năm 2019 Tổ trưởng ký duyệt Lê đình lượng Ngày soạn: 1/3/2019 Tiết 36: cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) T2 I.Mục tiêu của bài học:Học xong bài này học sinh cần 1.Kiến thức Học sinh hiểu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa hiệp định Giơ ne vơ . Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 2.Kỹ năng : Rèn kỹ năng nhận xét đánh giá 1 vấn đề lịch sử 3.Thái độ:Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Tinh thần đoàn kết giữa 3 nước Đông Dương. Lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng II.phương pháp:Phân tích III- Chuẩn bị - Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài. - Học sinh: Học + Đọc theo Sách giáo khoa. III- Tiến trình tiết dạy 1.- ổn định tổ chức.2p Ngày Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 2- Kiểm tra 8p Em hãy trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 ? Lớp Học sinh được kiểm tra 9A 9B 3- Bài mới: 28p Cùng với những chiến thắng trên mặt trận quân sự ta đẩy mạnh đánh địch trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Giơ Ne Vơ được ký kết - Kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ..... ? Hội nghị Giơ - Ne - Vơ được triệu tập trong hoàn cảnh nào ? Thành phần hội nghị gồm những ai ? Họp tại Giơ -ne vơ : 1 trong 3 trụ sở của Liên hiệp quốc , thành phần 5 nước trong Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc và 3 nước liên quan. ? Hội nghị Giơ - Ne - Vơ đã diễn ra như thế nào ? Vì sao ? ? Em hãy nêu nội dung cơ bản của hiệp định Giơ - Ne - Vơ ? Sách giáo khoa - Trang 126. GV : Đại biểu Mỹ bỏ ra về không ký vào văn bản chính thức của hiệp định sau này lấy cớ không thi hành gây chiến tranh xâm lược Việt Nam ? Hiệp định Giơ - Ne - Vơ được ký kết có ý nghĩa lịch sử như thế nào ? III.Hiệp định Giơ Ne Vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954) 1. Hoàn cảnh và tiến trình hội nghị Đọc thêm 2. Nội dung - Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.. - Hai bên ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.. - Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm gianh giới quân sự tạm thời..... -Việt Nam tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7/1956 *ý nghĩa: + Hiệp định đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. + Đó là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền cơ bản của nhân dân Đông Dương. + Buộc thực dân Pháp rút quân về nước, âm mưu kéo dài mở rộng chiến tranh của Pháp - Mĩ bị thất bại. + Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội. IV.ý nghĩa lịch sử,nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1.ý nghĩa lịch sử - Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH làm cơ sở thống nhất nước nhà. -Quốc tế:giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa trên thế giới. - Cổ vũ thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển ? Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ? 2- Nguyên nhân thắng lợi a- Chủ quan: - Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ Tịch. - Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, Mặt trận dân tộc thống nhất chuyên chính, mở rộng. - Có lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh. - Có hậu phương rộng lớn, vững chắc. b- Khách quan: - Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương. - Sự giúp đỡ của tận tình của Trung Quốc, Liên Xô và lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới. 4. Củng cố 6p Tại sao lại khẳng định chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ đã quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương ? Chúng phải ký hiệp định Giơ - Ne - Vơ: công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Hướng dẫn ôn tập để kiểm tra 1 tiết 2. Bài Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 4. Biện pháp chống giặc đói, dốt, khó khăn về tài chính, biện pháp chống ngoại xâm? 5. Chiến thắng Việt Bắc 1947, Biên giới 1950, Điện Biên Phủ 1954 ? 4.Nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp? *Rút kinh nghiệm giờ học 5. Hướng dẫn về nhà 1p Học theo các nội dung trên- Giờ sau kiểm tra viết 1 tiết *Rút kinh nghiệm giờ học: Ngày tháng năm 2019 Tổ trưởng ký duyệt Lê đình lượng . Ngày soạn: 1/2/2019 Tiết 37: kiểm tra viết 1 tiết I- Mục tiêu Giờ KIểM TRA - Qua bài kiểm tra giúp học sinh đánh giá kiến thức của mình về những kiến thức cơ bản trong phần lịch sử Việt Nam đã học . GV đánh giá được khả năng học tập của học sinh, từ đó uốn nắn những sai sót cho các em - Rèn luyện cách làm bài chính xác khoa học sạch sẽ - Giáo dục ý thức tự giác, cố gắng làm bài cho học sinh. II- Chuẩn bị - Giáo viên: Ra đề + Đáp án - Học sinh: Ôn tập III- Tiến trình kiểm tra 1. ổn định tổ chức 2p Ngày Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 2.Đề kiểm tra Câu 1: (3 điểm) Hãy chứng minh: Sau cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? Câu 2: (4 điểm) Phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của ta?Em có nhận xét gì về đường lối trên? Câu 3: (3 điểm) Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)? đáp án: Câu 1: (3 điểm) * Quân sự: (1đ) +MN: Anh dọn đường cho Pháp xâm lược + 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp 0.5đ + MB : 20 vạn quân Tưởng thay thế Nhật, Bọn phản cách mạng: Việt Quốc, Việt Cách chống phá...0.5đ * Chính trị: (0.25đ) Chính quyền còn non trẻ chưa được nước nào công nhận nền độc lập, giúp đỡ * Kinh tế: (1 đ) - Kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. .- Thiên tại, hạn hán, lụt lội... - Công nghiệp đình đốn, giá cả tăng vọt, tài chính kiệt quệ. - Ngân sách trống rỗng. * Văn hoá xã hội: (0.5đ) - 90% dân số không biết chữ. - Các tệ nạn xã hội tràn lan. Kết luận: (0.25đ) Câu 2: (4 điểm) +Chỉ ra đường lối kháng chiến chống Pháp của ta là:“Kháng chiến toàn dân toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế” +Giải thích:“kháng chiến toàn dân”:huy động sức mạnh của toàn thể nhân dân,không phân biệt già trẻ,gái trai,tôn giáo,đảng phái... -“toàn diện”: ta không chỉ đánh địch trên mặt trận quân sự và còn kháng chiến trên mặt trận ngoại giao,kinh tế,văn hóa.... -“trường kì”: đánh lâu dài để phát huy sức mạnh của ta,buộc địch bộc lộ điểm yếu.... - “tự lực cánh sinh”: dựa vào sức mình là chính - “tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”: báo chí,dư luận quốc tế lên án cuộc chiến tranh xâm lược VN của pháp,sự ủng hộ của ND thế giới.... +Nhận xét: Đây là đường lối kháng chiến đúng đắn,sáng tạo,đã đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi Câu 3: (3 điểm) -Chấm dứt ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân Pháp,miền Bắc .... 1đ -Đập tan âm mưu nô dịch...1đ -Cổ vũ phong trào gpdt trên thế giới... 1đ 3. Củng cố:1p Giáo viên: Thu bài + Nhận xét giờ làm bài. 5.Hướng dẫn về nhà: 1p Đọc bài 29 - Sách giáo khoa *Rút kinh nghiệm giờ kiểm tra: Ngày tháng năm 2019 Tổ trưởng ký duyệt Lê đình lượng ..................................................... Ngày soạn:4/2/2019 Tiết 38: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc đấu tranh chống đế quốc mĩ và chính quyền sài gòn ở miền nam (1954-1965) I- Mục tiêu CủA bài học: Học xong bài này học sinh cần 1. Kiến thức Giúp học sinh hiểu được: - Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ - ne - vơ (7/1954), nguyên nhân của việc đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền. - Nhiệm vụ của cách mạng XHCN miền Bắc (1954-1960 2.Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử. 3.Thái độ Giáo dục tinh thần yêu nước, tích cực lao động, yêu chủ nghĩa xã hội .Tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống II.phương pháp:diễn giảng,vấn đáp III. Chuẩn bị - Giáo viên:. + Tranh ảnh về giai đoạn lịch sử này. IV. Tiến trình TIếT DạY 1- ổn định tổ chức. 2p Ngày Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 2- Kiểm tra10p Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ? Nêu hoàn cảnh, nội dung ý nghĩa Hiệp định Giơ- ne -vơ 1954 ? Lớp Học sinh được kiểm tra 9A 9B 3- Bài mới 24p ? Sau hiệp định Giơ - Ne - Vơ 1954 đất nước taở trong hoàn cảnh như thế nào ? Giáo viên: Theo hiệp định 2 bên chuyển quân, chuyển giao khu vực. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. ? Tình hình miền Bắc ra sao ? Hoàn toàn giải phóng Giáo viên: Giới thiệu Hình 57. ? Em hãy nêu tình hình miền Nam ? Mỹ nhảy vào miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng ? Em hiểu như thế nào là thuộc địa kiểu mới ? Giáo viên: Dùng bản đồ giới thiệu vĩ tuyến 17 ranh giới quân sự tạm thời. I- Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ - ne - vơ 1954 về Đông Dương - Chiến tranh đã chấm dứt hoà bình được lập lại - Đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. + Miền Bắc: Hoàn toàn giải phóng ( ngày 10/10/1954 giải phóng thủ đô Hà Nội). Tháng 5/1955 Pháp rút khỏi Miền Bắc. + Miền Nam: - Mĩ nhảy vào thay Pháp. - Đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. ? Sau hòa bình lập lại miền Bắc đã làm gì ? hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất ? Kết quả ? Giáo viên: Ta đã thu 81 ha ? Trong cải cách ruộng đất ta đã mắc phải những sai lầm gì ? (Phần chữ nhỏ Trang 130 - Sách giáo khoa) ? Tuy thế việc thực hiện cải cách ruộng đất có ý nghĩa gì ? Giai cấp địa chủ, phong kiến bị đánh đổ khối công nông liên minh được củng cố . Góp phần tích cực cho ta khôi phục kinh tế sau chiến tranh. II- Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960) 1- Hoàn thành cải cách ruộng đất - Miền Bắc: Tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất (cuối 1953-1956). * Kết quả: + Người cày có ruộng, thu 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò,1,8 triệu nông cụ chia cho dân *ý nghĩa: + Bộ mặt nông thôn miền Bắc đổi mới. + Giai cấp địa chủ, phong kiến bị đánh đổ khối công nông liên minh được củng cố . + Góp phần tích cực cho công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh. 2- Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh Giảm tải 3- Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa Giảm tải 4.Củng cố:5p GV tóm tắt thành tựu cơ bản trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển kinh tế văn hoá. 5.Hướng dẫn về nhà 4p Học thuộc bài + Đọc phần còn lại theo Sách giáo khoa. *Rút kinh nghiệm giờ học: Ngày tháng năm 2019 Tổ trưởng ký duyệt Lê đình lượng ........................................................ Ngày soạn 7/2/2019 Tiết 39: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc đấu tranh chống đế quốc mĩ và chính quyền sài gòn ở miền nam (1954-1965) (Tiếp) I- Mục tiêu CủA bài học: Học xong bài này học sinh cần 1. Kiến thức : Giúp học sinh biết được: - Cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam chống chế độ Mĩ Diệm nhằm giữ gìn và phát triển lực lượng. - Phong trào “Đồng Khởi” đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam. - Đại hội Đảng toàn quốc lần III họp tại Hà Nội đề ra đường lối chung của thời kỳ quá độ lên CNXH và mối quan hệ cách mạng 2 miền 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp các sự kiện lịch sử. 3.Thái độ Giáo dục lòng yêu nước, khâm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân Lòng tin ở sự lãnh đạo của Đảng II.phương pháp :Tường thuật,diễn giảng III. Chuẩn bị Lược đồ phong trào Đồng khởi. III. Tiến trình bài học 1. ổn định tổ chức 2p Ngày Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 2. Kiểm tra 8p Em hãy nêu những thành tựunhân dân ta đã đạt được trong 3 năm khôi phục và cải tạo XHCN ? Lớp Học sinh được kiểm tra 9A 9B 3. Bài mới 30p ? Vì sao ta có chủ trương đấu tranh chính trị ? Lực lượng ta yếu , phần lớn tập kết ra Bắc ,chênh lệch so với địch Ta tỏ thiện chí hoà bình tuân thủ theo đúng qui định của hiệp định Giơ- ne- vơ ? Cuộc đấu tranh đã diễn ra như thế nào ? Học sinh tóm tắt ? Trước phong trào đấu tranh của quần chúng Mĩ - Diệm đã làm gì ? ? Trước sự khủng bố, đàn áp đã man của Mĩ - Diệm hình thức đấu tranh của nhân dân ta có sự thay đổi như thế nào ? - Mục tiêu, hình thức đấu tranh thay đổi Chuyển từ đấu
File đính kèm:
- Giao an MOI lich su 6_12750247.doc