Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta

HS : Là 1 vùng núi rậm rạp, nhiều hang động, sông suối, vùng ven biển dài khí hậu 2 mùa : Nóng, lạnh rõ rệt, thuận lợi cho con người và sinh vật sinh sống .

Gv: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di tích của của người tối cổ trên đất nước Việt Nam.

Gv: Dùng bảng đồ chỉ rỏ các vùng liên quan các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di tích của của người tối cổ trên đất nước Việt Nam như : Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai.

? Tại sao thực trạng cảnh quan đó rất cần thiết đối với người nguyên thủy ?

Hs: Vì họ sống dựa vào thiên nhiên là chính

Gv: cho hs quan sát tranh vẽ( thiết bị) về quan cảnh sống của người nguyên thủy để hs nhận biết người nguyên thủy sống chủ yếu là dựa vào thiêng nhiên là chính.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM
 Chương I: BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
BÀI 8
THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
Tuần dạy: 8 Tiết PPCT: 8	
Ngày dạy: 
1/ MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức: 
 - Hiểu: Nước ta có quá trình lịch sử lâu dài, là 1 trong những quê hương của loài người.
 + Trải qua hàng chục vạn năm, là quá trình người tối cổ đã chuyển thành người tinh khôn trên đất nước ta, sự phát triển phù hợp với qui mô phát triển chung của toàn thế giới.
Biết: được điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho đời sống của người nguyên thủy.
+ Nhận biết được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ 
 + Nắm rõ việc chế tác, cải tiến công cụ lao động trong từng giai đoạn phát triển.
 - Tích hợp: Mục 1: Miêu tả công cụ lao động, con người tối cổ sống rất thấp kém phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.
 - Mục 2, 3: So sánh công cụ lao động để thấy sự tiến bộ của công cụ lao động
1.2 Kĩ năng: 
- Kĩ năng thực hiện thành thạo: xác định các địa điểm tìm thấy trên lược đồ.
 -Kĩ năng thực hiện được: Rèn cho HS quan sát tranh, ảnh lịch để rút ra nhận xét và so sánh.
1.3 Thái độ:
Tính cách: luôn có ý thức tự hào dân tộc : Nước ta có quá trình phát triển lịch sử lâu đời.
Thói quen: biết trân trọng những thành tựu của ông cha ta đã cải tạo con người cải tạo thiên nhiên, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng phong phú và tốt đẹp.
2.NỘI DUNG BÀI HỌC
	-Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu.
	- Cuộc sống của người tinh khôn ở giai đoạn đầu.
	- Điểm mới của người tinh khôn ở giai đoạn phát triển.
3.CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên: Lược đồ 1 số di tích khảo cổ ở Việt Nam .
3.2 Học sinh: Kiến thức bài cũ và nội dung bài mới. 
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2/ Kiểm tra miệng:
* Câu hỏi bài cũ: em hãy vẽ sơ đồ phát triển của loài người? ( 8đ).
 Đáp án:
Vượn cổ Người tối cổ Người tinh khôn
*Câu hỏi bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài nào? Bài học gồm mấy phần? (2đ)
Hs trả lời theo cấu trúc bài soạn, Gv nhận xét và ghi điểm.
4.3/ Tiến trình bài học:
 * Giới thiệu bài: 
 Cách đây 3 – 4 triệu năm loài người xuất hiện đầu tiên trên trái đất , di cốt của họ được tìm thấy khắp các châu lục Âu Á và châu Phi, họ chuyển dần từ người tối cổ sang người tinh khôn. Song song với quá trình phát triển đó ở trên đất nước ta củng xuất hiện con người sinh sống, di cốt của người tối cổ và người tinh khôn củng được tìm thấy khắp nơi trên đất nước ta. Để thấy rỏ hơn vấn đề này ? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 * Hoạt động 1 : thời gian: 10’
 Mục tiêu: +Kiến thức: -nắm được điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho đời sống của người nguyên thủy.
-Hiểu: Nước ta có quá trình lịch sử lâu dài, là 1 trong những quê hương của loài người.
+Kĩ năng: xác định các địa điểm tìm thấy trên lược đồ.
&Gv: gọi hs đọc mục 1/22
? Nước ta xưa kia là 1 vùng đất như thế nào ?
&HS : Là 1 vùng núi rậm rạp, nhiều hang động, sông suối, vùng ven biển dài khí hậu 2 mùa : Nóng, lạnh rõ rệt, thuận lợi cho con người và sinh vật sinh sống .
1Gv: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di tích của của người tối cổ trên đất nước Việt Nam.
1Gv: Dùng bảng đồ chỉ rỏ các vùng liên quan các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di tích của của người tối cổ trên đất nước Việt Nam như : Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai..
? Tại sao thực trạng cảnh quan đó rất cần thiết đối với người nguyên thủy ?
1Hs: Vì họ sống dựa vào thiên nhiên là chính
1Gv: cho hs quan sát tranh vẽ( thiết bị) về quan cảnh sống của người nguyên thủy để hs nhận biết người nguyên thủy sống chủ yếu là dựa vào thiêng nhiên là chính.
1Gv: Tích hợp: Điều kiện tự nhiên của nước ta thời xưa thuận lợi cho con người xuất hiện, đời sống của người Tối cổ rất thấp kém họ phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, các phát hiện khảo cổ học xác nhận VN là một trong những cái nôi của loài người.
1Gv:Những năm 1960 – 1965, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt di tích của người tối cổ ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn )
 ? Người tối cổ là người như thế nào ?
 1Hs: Là loài vượn cổ … sống thành từng bầy, cuộc sống lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên .
? Tại các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn ) và một số nơi khác như Núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hóa ) Xuân Lộc ( Đồng Nai ) các nhà khảo cổ đã tìm thấy được những gì ?
&Hs: Xương động vật cổ ( 40 – 30 vạn năm ), những chiếc răng của người tối cổ, nhiều công cụ bằng đá được ghè đẽo thô sơ…
1GV: kết luận chốt ý cho hs nắm
 &GV cho HS nhận xét H18, HS suy nghĩ và trả lời.
 1GV giải thích thêm : Chiếc răng này vừa có đặc điểm của răng người,vừa có đặc điểm răng vượn. Vì họ còn ăn tươi nuốt sống.
1GV cho HS xem rìu đá phục chế .
1HS : quan sát nhận xét về hình dáng, cấu tạo, công dụng của các loại rìu đá ghè đẽo thô sơ.
1GV treo lược đồ di tích khảo cổ Việt Nam chỉ rỏ những địa điểm xuất hiện người Tối cổ sinh sống.
 ? Các em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất nước ta ?
 1HS : Người tối cổ sinh sống trên mọi miền đất nước. Nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
1GV sơ kết :Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng : Việt Nam là 1 trong những quê hương của loài người . 
 1GV : Vậy người tối cổ chuyển thành người tinh khôn như thế nào ? Chúng ta sang phần 2 .
 * Hoạt động 2: thời gian : 10’
 Mục tiêu :+Kiến thức: - nhận biết được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ.
- Trải qua hàng chục vạn năm, là quá trình người tối cổ đã chuyển thành người tinh khôn trên đất nước ta, sự phát triển phù hợp với qui mô phát triển chung của toàn thế giới.
+Kĩ năng: quan sát tranh, ảnh lịch để rút ra nhận xét và so sánh.
&Gv: gọi hs đọc mục 1/23
? Qúa trình người Tối cổ chuyển sang người tinh khôn diễn ra như thế nào ?
1HS : trình bày theo nội dung sgk/ 23 
 1GV phân tích : Trải qua hàng chục vạn năm lao động, người tối cổ đã mở rộng vùng sinh sống như : Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái ) Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn)…Nhờ quá trình lao động mà người tối cổ dần dần chuyển thành người tinh khôn.
? Người tối cổ dần chuyển thành người tinh khôn từ bao giờ trên đất nước ta ?
1HS : khoản từ 3 – 2 vạn năm.
1GV: kết luận chốt ý cho hs nắm
 ? Công cụ chủ yếu của họ được làm bằng nguyên liệu gì ?Dấu tích người tinh khôn ở giai đoạn đầu được tìm thấy ở đâu ?
&HS : Công cụ: những chiếc rìu đa bằng hịn cuội được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng được tìm thấy ở mái đá Ngườm( Thái Nguyên),Sơn Vi( Phú Thọ) có niên đại từ 3-2 vạn năm TCN.
1GV: kết luận chốt ý cho hs nắm
? Cuộc sống của người tinh khôn ở giai đoạn đầu như thế nào?
 1HS : Cuộc sống ổn định hơn.
1GV cho HS quan sát và so sánh H19-20 SGK và 1 số công cụ đá phục chế =>Nhận xét : Công cụ đá tinh xảo hơn, sắc bén hơn, tuy còn thô sơ, nhưng có hình thù rõ ràng, thức ăn kiếm được nhiều hơn, cuộc sống ổn định hơn.
 * Hoạt động 3: thời gian: 10’
 Mục tiêu cần đạt: +Kiến thức: nắm được địa điểm mà người tinh khôn xuất hiện và những điểm mới ở giai đoạn phát triển
- Thấy rõ việc chế tác, cải tiến công cụ lao động trong từng giai đoạn phát triển.
+Kĩ năng: quan sát tranh, ảnh lịch để rút ra nhận xét và so sánh.
&Gv: gọi hs đọc mục 1/23
? Dấu tích của người tinh khôn phát triển được tìm thấy ở đâu ?
1HS: ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Qủang Ninh), Bàu Tró (Qủang Bình).
1GV giải thích :Bằng phương pháp khoa học hiện đại người ta đã xác định rằng người tinh khôn phát triển sống cách đây khoảng 10.000 năm đến 4.000 năm TCN
* Thảo luận nhóm 3p:
 ? Các em thử so sánh các công cụ ở H19-22-23 SGK/ trang 22-24 ?
1HS: Công cụ ngày càng nhiều, có hình thù rõ ràng, sắc bén, dễ sử dụng và cho năng xuất ngày càng cao.
1GV: kết luận chốt ý
? Vậy Theo em ở giai đoạn này có thêm điểm gì mới? 
 1HS : Họ định cư lâu dài, xuất hiện các loại hình công cụ mới, đặc biệt là đồ gốm .
1GV: kết luận chốt ý cho hs nắm
 1GV : Cuộc sống của người tinh khôn ngày càng ổn định hơn
1GV: cho hs đọc câu nói của Hồ Chí Minh/ 25
? Câu nói trên của Bác Hồ muốn nói lên điều gì?
1HS : trình bày cá nhân
1GV: kết luận chốt ý giáo dục hs
1/ Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- Điều kiện tự nhiên ở nước ta thuận lợi cho con người sinh sống.
 * Những dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta được tìm thấy l những chiếc răng của Người tối cổ, những mảnh đá ghè đẽo mỏng ở nhiều chổ, có hình thù rõ ràng, dùng để chặt đập; có niên đại cách đây khoảng 40-30 vạn năm.
 * Các địa điểm tìm thấy dấu tích người nguyên thủy trên đất nước ta:
 - Ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Ở núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá) Xuân Lộc (Đồng Nai ).
 2/ Cuộc sống của Người tinh khôn ở giai đoạn đầu 
- Công cụ: những chiếc rìu đa bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng được tìm thấy ở mái đá Ngườm( Thái Nguyên), Sơn Vi( Phú Thọ) có niên đại từ 3-2 vạn năm TCN.
.
 3/ Điểm mới của người Người tinh khôn ở giai đoạn phát triển
- Công cụ được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai, một số công cụ bằng sương, bằng sừng, đồ gốm được tìm thấy ở Hòa Bình, Bắc Sơn( Lạng Sơn), Quỳnh Văn( Nghệ An), Hạ Long( Quảng Ninh)... có niên đại cách nay từ 12000 đến 4000 năm.
 4.4/ Tổng kết:
(Trắc nghiệm khách quan )
1Gv: dùng bảng phụ ghi sẵn bài tập gọi hs lên củng cố:
 1/ Ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), người ta tìm thấy được những gì ?
 	a-Mảnh xương trán . 	b- Chiếc răng . c-Công cụ đá.
 2/ Những dấu tích này tồn tại cách đây khoảng bao lâu ?
 a- 40 – 30 vạn năm
 b- 30 – 20 vạn năm
 c- 3 – 2 vạn năm
* Đáp án đúng : 1b, 2a
* GV cho HS điền vào bảng sau:
Các giai đoạn phát triển.
Thời gian sinh sống.
Địa điểm 
tìm thấy dấu tích.
Công cụ được tìm thấy.
Đánh giá sự tiến bộ về công cụ.
Người tối cổ.
40 -30 vạn năm TCN.
Thẩm Hai, Thẩm Khuyên, núi Đọ, Quan Yên-Xuân Lộc
Công cụ đá ghè đẽo thô sơ
Người tinh khôn ở giai đoạn đầu.
3 -2 vạn năm TCN.
Thái Nguyên, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá
Những chiếc rìu bằng hòn cuội, ghè đẽo thô sơ
Thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng
Người tinh khôn ở giai đọan phát triển.
10.000– 4.000 năm TCN.
Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long, Bàu Tró
Rìu gắm, rìu có vai- rìu đá cuội xương sừng
Sắc bén, phong phú , đa dạng
Gv nhận xét và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm.
4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết này: 
Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK và trả lời các câu hỏi cuối bài/32
Hoàn thành các bài tập STB. 
*Chuẩn bị bài mới: 
Xem trước bài 9 “Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta “/ 27
Trả lời các câu hỏi sau:
? Đời sống vật chất của người nguyên thủy thời Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn có gì mới ?
? Tổ chức xã hội như thế nào ?
? Đời sống tinh thần có gì mới ?
5/ PHỤ LỤC:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên

File đính kèm:

  • docbai 8 Thoi nguyen thuy tren dat nuoc ta.doc
Giáo án liên quan