Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Năm học 2018-2019

I-MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

- HS biết: Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.

- HS hiểu: Những nhà nước được hình thành đầu tiên ở phương đông là Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

2-Kĩ năng:

HS thực hiện tốt kĩ năng:

- Quan sát tranh ảnh ,hiện vật để rút ra những nhận xét cần thiết.

-Phân tích được hình 8,9

3-Thái độ:

-Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và nhà nước chuyên chế .

-Giáo dục môi trường

4- Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip

II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận,thuyết giảng,gợi mở

III.CHUẨN BỊ:

1:Chuẩn bị của GV: Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông

2:Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị những nội dung đã dặn.

VI TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1-Ổn định tổ chức và kiểm diện:1p

 

doc36 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự kiện)
1 . 1010
2. 1042
3. 1075-1077
4. 1070
5. 1075
6.1076
7. 1285
8. 4/1288
a. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
b.Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long
c. Mở Quốc tử giám
d. Ban hành bộ Hình Thư
e. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên
f. Mở khoa thi đầu tiên
g.Chiến thắng Bạch Đằng
h.Xây dựng Văn miếu
2.Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV:Chiếu lại chiến thắng Bạch Đằng
GV: ở những bài học trước ,chúng ta thấy cả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên của quân dân nhà Trần đã diễn ra trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ,gian nguy nhưng đã giành thắng lợi vẻ vang.Vậy nguyên nhân nào đã đưa đến thắng lợi đó?Và có ý nghĩa gì? Đó là nội dung của bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: 	+ Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. 
	+ Ý nghĩa lịch sử. 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(15’): Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
 - Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân,nhóm 
GV: Tổ chức thảo luận theo nhóm bàn (5’) 
+ Chia làm 4 nhóm. 
+ Giao câu hỏi cho các nhóm. 
Nhóm 1:
- Vì sao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông giành thắng lợi?
Nhóm 2:
- Những biểu hiện nào chứng tỏ các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đã tích cực chủ động tham gia kháng chiến. 
Nhóm 3: 
Căn cứ vào đâu để nói rằng: Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo cho 3 cuộc kháng chiến? 
Nhóm 4: 
- Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên là gì? 
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
GV: Nhấn mạnh 4 nguyên nhân chính.
H: Đường lối chiến lược của nhà Trần trong 3 cuộc kháng chiến là gì? 
GV chốt: Nhấn mạnh đường lối đánh giặc 
“Lấy đoản binh đánh trường trận” lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc” 
H: Cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo của nhà Trần trong 3 cuộc kháng chiến là gì? 
GV chốt: Cả 3 cuộc kháng chiến quân dân nhà Trần đều thực hiện cách đánh “Tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu” 
GV: Chuyển ý sang mục 2.
Hoạt động 2(10’): Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên 
- Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan,đàm thoại,nêu vấn đề.
- Cách tiến hành:HS làm việc cá nhân 
GV nêu rõ sức mạnh của đế quốc Mông Cổ so với ta lực lượng vô cùng chênh lệch, cuộc kháng chiến của ta gặp vô vàn khó khăn song ta vẫn thắng. 
HVậy thắng lợi của quân dân ta trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên có ý nghĩa gì 
GV: Phân tích, nhấn mạnh ý nghĩa. 
H: Theo em bài học rút ra từ 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên là gì? 
GV: Nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm 
-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
-HS làm việc hợp tác theo nhóm
Nhóm 1:
- Nhờ có sự tham gia tích cực chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc. 
Nhóm 2:
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhà Trần. 
Nhóm 3:
- Tinh thần đoàn kết, hi sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, đặc biệt là quân dội nhà Trần. 
Nhóm 4:
- Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo. Có người chỉ huy tài giỏi - Tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn. 
- Hs tiếp thu
-2 HS trình bày ý kiến cá nhân
“Tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu”
-KN tóm tắt sự kiện,phân tích,nhận xét,tổng hợp
- Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của quân Nguyên bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. 
- Khẳng định lòng yêu nước ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc. 
 Nâng cao lòng tự hào dân tộc. 
-1 HS trình bày 
+ phát huy sức mạnh tiềm tàng trong nhân dân. 
+ Xây dựng quân đội tinh nhuệ, có tinh thần kỉ luật và kĩ năng chiiến đấu cao. 
+ Hình thành các sách lược quân sư: 
“Vườn không nhà trống”
èRèn kĩ năng quan sát,hiểu sự kiện lịch sử,nhận xét sự kiện lịch sử.
*Năng lực cần hình thành: Sosánh,phântích,phản biện,khái quát hóa
1. Nguyên nhân thắng lợi. 
- Nhờ có sự tham gia tích cực chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc. 
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhà Trần. 
- Tinh thần đoàn kết, hi sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, đặc biệt là quân dội nhà Trần. 
- Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo. Có người chỉ huy tài giỏi - Tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn. 
2) Ý nghĩa lịch sử: 
- Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của quân Nguyên bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. 
- Khẳng định lòng yêu nước ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc. 
 Nâng cao lòng tự hào dân tộc. 
- Góp phần làm phong phú thêm truyền thống quân sự của nhân dân ta.
Sơ kết bài học:Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên giành thắng lợi là do:
- Nhờ có sự tham gia tích cực chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc. 
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhà Trần.
- Tinh thần đoàn kết, hi sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, đặc biệt là quân dội nhà Trần. 
- Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo. Có người chỉ huy tài giỏi - Tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn. 
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
- GV cho HS trao đổi các câu hỏi: 
 + Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ. 
+ Cuộc kháng chiến thắng lợi có ý nghĩa gì? Trong các ý nghĩa đó theo em ý nghĩa nào mang tính quốc tế? 
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
H : Kể tên các vua thời Trần gắn với 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ?
GV chốt: Lần 1:Trần Cảnh
Lần 2: Trần Nhân Tông 
Lần 3: Trần Nhân Tông 
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
 - Kể tên các danh tướng giỏi thời Trần. 
Chuẩn bị bài tiếp theo
 - Tìm hiểu bài 15 phần I :+ Tình hình kinh tế, xã hội sau chiến tranh 
 + Tình hình kinh tế
 + Tình hình xã hội
 CHƯƠNG II
 CÁC NƯỚC ÂU – MỸ CUỐI THẾ KỈ XIX– ĐẦU THẾ KỈ XX
TIẾT 9 BÀI 5 CÔNG XÃ PA RI 1871
I-Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- HS biết được mâu thuẫn giai cấp ở Pháp trở nên gay gắt và sự xung đột giữa tư sản và công nhân .
- Công xã Pa Ri; trình bày cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 thắng lợi là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới .
- Nêu được ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa Ri.
2. Tư tưởng: 
- Giáo dục học sinh niềm tin vào lãnh đạo, quản lí nhà nước của giai cấp vô sản, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng trình bày, phân tích một số rự kiện lịch sử. Liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống.
4- Định hướng năng lực hình thành:
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh, ảnh trong SGK.
- SGK, SGV Lớp 8, bảng phụ trắng, bút dạ, phiếu học tập.
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà..
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
- Bản đồ Pa-ri ở vùng ngoại ô, nơi xãy ra công xã Pa-ri.
- Tập thuyết trình trước lớp.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề 
2. Kĩ thuật: Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, chia sẻ nhóm đôi, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, mảnh ghép
IV.Tiến trình tổ chức hoạt động:
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
Những thông tin về phong trào đấu tranh của công nhân từ 1848 đến 1870 . Em hãy khoanh tròn chữ cái trước những câu có nội dung em cho là đúng :
Sau khi “ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời, phong trào công nhân đã có những chuyển biến mạnh mẽ.
G/cấp công nhân ở nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt chống áp bức, bóc lột của g/cấp TS .
Phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Pa-ri ngày 23-3-1848 được coi là trận chiến đầu tiên giữa g/c VS và TS .
Sau c/mạmg 1848 -1849, đến năm 1870, CNTB đã trở thành hệ thống TG.
Quốc tế thứ nhất có vai trò gì đối với sự phát triển của phong trào công nhân ?
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
 - Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem về một số hình ảnh của nước Pháp và yêu cầu học sinh trả lời : Đây là hình ảnh về công trình nào của nước Pháp?
 Hình 1 Hình 2
 - Dự kiến sản phẩm: Hình 1: Nhà thờ Đức Bà Pari, Hình 2: Tháp Eiffel
* Giới thiệu bài: Trong những năm cuối TK XIX giai cấp vô sản Pháp đã vùng dậy đấu tranh làm nên 1 kì tích trong lịch sử đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới: Đó là thành lập ra nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới- Công xã Pa- ri. Hoàn cảnh nào => Sự ra đời của công xã Pa- ri., quá trình đấu tranh => sự thành lập công xã, những việc làm của công xã khẳng định Công xã Pa – ri là nhà nước kiểu mới, ý nghĩa lịch sử của công xã Pa- ri như thế nào.......
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Công xã Pa Ri; trình bày cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 thắng lợi là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới .
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV : Thông báo ngắn gọn về nền thống trị của đế chế II (1852 – 1870) thực chất là nền chuyên chế TS trong thì đàn áp nhân dân , ngoàI thì tiến hành chiến tranh xâm lược các nước .
?: C/sách đó dẫn tới kết quả gì 
?: Trước tình hình đó nhân dân Pa-ri đã làm gì ?
GV khẳng định : Thành quả cuộc c/m 4-9-1870 đã bị rơi vào tay g/cấp TS .
?: Trước tình hình Tổ quốc bị lâm nguy , chính phủ Vệ quốc đã làm gì ?
 GV: Giải thích tình thế và bản chất của g/c TS Pháp bằng n/xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( SGV/ 81 ).
?: Công xã Pa-ri ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
?: Nguyên nhân nào đưa đến khởi nghĩa ngày 18-3-1871 ?
?: Vì sao khởi nghĩa 18-3-1871 đưa tới sự thành lập Công xã ? T/chất cuộc khởi nghĩa 18-3-1871?
GV khẳng định : Khởi nghĩa 18-3-1871 là cuộc c/m vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền của g/c TS -> đưa g/c vô sản lên nắm quyền 
- Sử dụng sơ đồ bộ máy Hội đồng Công xã hướng dẫn HS tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã (bảng phụ ) 
?: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy Công xã ? Tổ chức chính quyền này có gì khác với tổ chức bộ máy chính quyền TS 
* THẢO LUẬN NHÓM :
?: Căn cứ vào đâu để khẳng định Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới ?
?: Vì sao g/c TS quyết tâm tiêu diệt Công xã ?Vì sao Chính phủ Đức ủng hộ chính phủ Véc-xai?
GV: Sử dụng H. 31 tường thuật cuộc chiến đấu anh hùng của cá chiến sĩ Công xã 
?: Sự ra đời và tồn tại của Công xã có ý nghĩa gì?
?: Vì sao Công xã Pa-ri thất bại ?
GV: Trích nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh,yêu cầu HS rút ra bài học của Công xã ?
*Bài học: Phải có Đảng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh CN, trấn áp kẻ thù
- Trình bầy theo SGK
- Ngày 4-9-1870 , nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ nền thống trị của đế chế II => “Chính phủ vệ quốc” của g/c TS được thành lập.
- Bất lực , hèn nhát xin đình chiến với Đức 
-> Sự phản bội của g/cấp TS trước đất nuớc và nhân dân =>giai cấp VS khởi nghĩa chống lại giai câp TS , bảo vệ Tổ quốc.
- Tường thuật cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871.
- Trình bầy theo SGK/ 37
- Chính quyền TS chỉ phục vụ quyền lợi cho g/cấp TS không phục vụ quyền lợi cho nhân dân .
- Đảm bảo quyền làm chủ cho nhân dân ,vì nhân dân Hội đồng Công xã đã ban bố thi hành nhiều chính sách tiến bộ phục vụ lợi ích nhân dân với mọi chính sách : chính trị, kinh tế , giáo dục 
- * Trích nhận xét của C.Mác : “ Công xã là điểm báo trước vẻ vang của XH mới là kì công của những người dám tấn công trời “
- G/cấp VS còn thiếu Đảng mác xít lãnh đạo, tổ chức chính quyền không kiên quyết trấn áp bọn phản c/m, không thực hiện liên minh công nông 
 + Bọn TS đàn áp dã man 
I. Sự thành lập Công xã 
1.Hoàn cảnh ra đời của Công xã :
- >< gay gắt không thể điều hoà giữa g/cấp TS và VS .
- Quân Đức xâm lược nước Pháp .
-G/cấp VS Pa-ri đã giác ngộ, trưởng thành tiếp tục cuộc đấu tranh 
 2. Cuôc khởi nghĩa ngày 18-3-1871. Sự thành lập Công xã 
- Khởi nghĩa 18-3-1871 là cuộc c/mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền của g/cấp TS đưa g/cấp VS lên nắm quyền .
- Ngày 26-3-1871 tiến hành bầu cử Hội dồng Công xã .
- Ngày 28-3-1871 Hội dồng Công xã được thành lập .
II.Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri :
-Hội đồng Công xã đã ban bố thi hành nhiều chính sách tiến bộ phục vụ lợi ích nhân dân :
 + Chính trị :
 + Kinh tế : SGK /37.
 + Giáo dục :
 Nhà nước kiểu mới của g/c VS
III. Nội chiến ở Pháp . ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri :
1.Nội chiến ở Pháp :
- Bảo vệ quyền lợi g/cấp TS không ngần ngại bán rẻ Tổ quốc 
-Tháng 5-1871 quân Véc-xai tổng tấn công Pa-ri. Các chiến sỹ Công xã chiến đấu vô cùng quyết liệt “Tuần lễ đẫm máu” dẫn đến sự thất bại của Công xã Pa-ri .
 2. Ý nghĩa :
+ Công xã Pa-ri đã lật đổ chính quyền TS, xây dựng nhà nước kiểu mới của g/c VS.
+ Nêu cao tinh thần yêu nước đấu tranh kiên cường của nhân dân , cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh vì tương lai tốt đẹp 
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học (dạng câu hỏi và bài tập) 
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
h. Vì sao nói công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới? Lấy dẫn chứng để chứng minh?
 -Lâp bảng niên biểu những sự kiện cơ bản của công xã Pa-ri 
 Niên đại
 Sự kiện
19/7/1970
Chiến tranh Pháp -Phổ bùng nổ
02/9/1970
Pháp thất bại
04/9/1870
Nhân dân Pa ri đứng lên khởi nghĩa
18/3/1871
Chi-e cho quân tấn công đồi Mông mac
26/3/1871
Bầu hội đồng công xã
28/3/1871
Công xã Pa ri tuyên bố thành lập
20	28/5/1871
Nội chiến và công xã Pa ri thất bại
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
- GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
MT: Vận dụng kiến thức đã học để hiểu rõ khái niệm CMVS. 
* Hoạt động cá nhân.
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Cách mạng vô sản là gì ? Vì sao gọi ngày 18-3-1871 vào lịch sử là cuộc CMVS đầu tiên trên thế giới?
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
 Là cuộc CM do giai cấp VS lãnh đạo, lật đổ CNTB xây dựng XHCN, CN và ND là động lực cho cuộc CM. Vì đây là cuộc CMVS đầu tiên nổ ra do giai cấp công nhân lãnh đạo giành được thắng lợi.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
MT: Tiếp tục hoàn thành các yêu cầu ở nhà 
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
- Học thuộc bài về nhà hoàn thành bảng niên biểu.Xem trước bài 6, trả lời các câu hỏi sau sách .
- Tình hình kinh tế , chính trị các nước Anh , Pháp .
- Đặc điểm của đế quốc Anh , Đức .
- Phần II giảm tải , không dạy.
Tuần 1	 
Tiết 1 Bài 1
 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
	- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
- Hiểu được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX.
- Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.
2. Kỹ năng
- Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế xã hội của Liên Xô.
- Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
3. Thái độ
- Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết.
- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX. Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp 
III. Phương tiện 
- Ti vi.
	- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_5_nam_hoc_2018_2019.doc