Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Học kì 1 - Trịnh Thị Minh Hà

Lịch sử

Bài 10: BÁC HỒ ĐỌC “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”

I-MỤC TIÊU :

Học xong bài này, học sinh biết :

- Ngày 2-9-1945, tại quảng trường ba Đình ( Hà Nội ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập .

- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hình trong SGK.

- Ảnh tư liệu khác.

- Phiếu học tập của học sinh.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ

A-Kiểm tra bài cũ :

B-Bài mới :

 *Hoạt động 1 :

Giới thiệu bài : Giáo viên có thể dùng ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc .

Nhiệm vụ học tập của học sinh :

+Tường thuật lại diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập .

+Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn độc lập được trích trong SGK.

+Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2-9-1945. -Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .

*Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm hoặc cá nhân)

1-Diễn bíên của buổi lễ.

-Thuật lại đọan đầu của buổi lễ Tuyên bố độc lập ?

-Tìm hiểu 2 nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn độc lập trong SGK?

Kết luận :

-Khẳng định quyền độc lập, tự do, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

-Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

-Đọc đoạn Ngày 2-9-1945. bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn đôc lập” trong SGK .

-SGK/21

-SGK/22

-Đọc và ghi kết quả vào phiếu học tập .

-Báo cáo kết quả thảo luận .

*Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)

-Ý nghĩa lịch sử sự kiện ngày 2-9 ?

-Sự kiện ngày 2-9-1945 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta ?

-Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập ?

-Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .

-Khẳng định quyền được lập dân tộc, khai sinh chế độ mới .

C-Củng cố

D-Nhận xét – Dặn dò : -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .

-Chuẩn bị bài sau .

 

doc31 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Học kì 1 - Trịnh Thị Minh Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lo cho chồng con hết mực.
+Yêu nước thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp.
+ Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối .
-Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành làm gì ? 
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
 HS trả lời
-Thảo luận 
-Đọc đoạn “Nguyễn Tất Thành khâm phục . . . rủ lòng thương”. 
*Hoạt động3 :( làm việc theo nhóm )
+ Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì ?
+Anh lường trước những khó khăn gì khi ở nước ngoài ?
+Theo Nguyễn Tất Thành làm thế nào để kiếm sống và đi ra nước ngoài ?
Giáo viên chốt lại .
-Học sinh thảo luận nhiệm vụ 2, 3.
-Quyết định phải đi tìm  con đường cưú nước mới để cứu nước cứu dân .
-Sẽ có nhiều khó khăn và mạo hiểm.
-Nhờ đôi bàn tay của mình .
-Học sinh báo cáo kết quả thảo luận.
*Hoạt động 4: (làm việc cả lớp)
-Xác định vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ ?
-Kết hợp với ảnh bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX, giáo viên trình bày sự kiện ngày 05-06-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
-Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử ?
*Hoạt động 5: (làm việc cả lớp)
Nhắc lại các ý chính :
+Thông qua bài học, em hiểu Bác Hồ là người như thế nào ?
+Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thì nước ta sẽ như thế nào?
-Suy nghĩ và hành động vì đất nước, vì nhân dân.
-Đất nước không được độc lập, nhân dân ta vẫn chịu cảnh sống nô lệ. 
C-Củng cố :
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Tuần 7
Lịch sử 
Bài 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI  
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh  biết:
-       Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-       Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-       Ảnh trong SGK .
-       Tư liệu lịch sử về bối cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chủ trì thành lập Đảng.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
   *Hoạt động 1: ( làm việc cả lớp )
Giới thiệu bài : Sau khi tìm ra con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nước, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam, dẫn đến sự thành lập Đảng .
Nhiệm vụ học tập của học sinh :
+Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong việc thành lập Đảng .
+Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
+Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập  Đảng Cộng sản Việt Nam .
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
*Hoạt động 2: (làm việc  cả lớp)
Từ những năm 1926 – 1927 trở đi, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929, ở Việt Nam lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Các tổ chức đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, giúp đỡ lẫn nhau trong một số cuộc đấu tranh, nhưng lại công kích tranh giành ảnh lẫn nhau. Tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo không thể kéo dài.
-Tình hình trên đã đặt ra yêu cầu gì ?
-Ai có thể làm được điều đó ?
-Vì sao chỉ có lãng tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ?
-Học sinh tìm hiểu về việc thành lập Đảng 
-Cần phải sớm hợp nhất các tổ chứa cộng sản, thành lập một Đảng duy nhất. Việc này đòi hỏi phải có một lãnh tụ có đủ uy tín và năng lực mới làm được.
-Lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc .
-Nguyễn Ái Quốc là ngườicó hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn cách mạng, có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế; được những người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ...
*Hoạt động 3: (làm việc cá nhân)
-Tìm hiểu Hội nghị thành lập Đảng .
-Đọc SGK và trình bày lại theo ý mình, chú ý khắc sâu về thời gian và nơi diễn ra Hội nghị .
*Hoạt động 4 :( làm việc cả lớp )
-Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?
-Tương lai của cách mạng Việt Nam sẽ ra sao?
-Liên hệ thực tế .
-Ý nghĩa của việc thành lập Đảng? 
-Thảo luận .
- Cách mạng Việt Nam vcó một tổ chức tiên phong lãng đạo , đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn .
C-Củng cố: 
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Tuần 8
Lịch sử
Bài 8: XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH  
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh  biết :
-       Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930-1931 .
-       Nhân dân một số địa phương ở Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn, xã, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-       Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện)
-       Lược đồ Nghệ An – Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam.
-       Phiếu học tập.
-       Tư liệu lịch sử  liên quan tới thời kì 1930-1931 ở Nghệ – Tĩnh.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
*Hoạt động 1: (làm việc cả lớp) 
   Giới thiệu bài : Sử dụng bản đồ.
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào đấu tranh  cách mạng mạnh mẽ nổ ra trong cả nước (1930-1931). Nghệ – Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh) là nơi phong trào nổi lên mạnh nhất, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh.
Nhiệm vụ học tập của học sinh :
-Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ – Tĩnh trong những năm 1930 –1931(tiêu biểu qua sự kiện 12-09-1930).
-Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
-Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh .
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
*Hoạt động 2: ( làm việc cả lớp )
Giáo viên tường thuật, trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12-09-1930. Nhấn mạnh : ngày 12-09 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ – Tĩnh.
-Nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930.
-Đọc SGK /18
*Hoạt động 3: (làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)
-Những năm 1930-1931, trong các thôn xã ở Nghệ – Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới?
Nói thêm : Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống .
-Đọc SGK, ghi kết quả vào phiếu học tập.
-Trình bày ý kiến trước lớp .
-Không hề xảy ra trộm cướp. Chính quyền cách mạng bãi bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đã phá nạn rượu chè, cờ bạc .. . 
*Hoạt động 4 :( làm việc cả lớp )
-Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh có ý nghĩa gì ?
-Thảo luận .
+Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động .
+Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta .
C-Củng cố: 
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Tuần 9
Lịch sử
Bài 9: CÁCH MẠNG MÙA THU  
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh  biết :
-       Sự kiện tiêu biểu của Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội .
-       Ngày 19-08 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám nước ta .
-       Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám (sơ giản)
-       Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương .
-       Phiếu học tập của học sinh.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-       Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa giành chiùnh quyền ở địa phương.
-       Phiếu học tập của học sinh .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
*Hoạt động 1 : 
   Giới thiệu bài : Có thể dùng băng đĩa nhạc cho học sinh nghe trích đoạn ca khúc “Người Hà Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi “ Hà Nội vùng đứng lên ! Hà Nội vùng đứng lên ! Sông Hồng reo ! Hà Nội vùng đứng lên !”
-Các em biết lời ca ấy klhông ? Lời ca ấy diễn tả điều gì ?
Nhiệm vụ học tập của học sinh :
-Nêu được diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa ngày 19-08-1945 ở Hà Nội.
-Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám Năm 1945.
-Liên hệ với các cuộc nổi dậy ở địa phương.
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
*Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
-Việc vùng lên cướp chính quyền ở Hà Nội đã diễn ra như thế nào ? Kết quả ra sao ?
-Trình bày ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ?
-Liên hệ thực tế : Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở quê hương em ?
Giáo viên sử dụng tư liệu lịch sử địa phương để liên hệ về thời gian, không khí khởi nghĩa cướp chính quyền ở địa phương.
-Không khí khởi nghĩa ở Hà Nội được miêu tả trong SGK.
-Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái độ của lực lượng phản cách mạng.
-Kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ờ Hà Nội : ta đã giành được chính quyền, ta đã giành được thắng lợi tại Hà Nội.
+Báo cáo kết quả thảo luận .
-Nếu không giành được chính quyền ở Hà Nội thì khó có thể gặp cơ hội thuận lợi khác. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội ảnh hưởng lớn đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước.
+ Báo cáo kết quả thảo luận.
*Hoạt động 3 :(làm việc cả lớp)
+Khí thế của cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì ?
+Cuộc vùng lên của nhân dân đạt được kết quả gì ? kết quả đó sẽ mang lại tương gì cho nước nhà ?
Học sinh thảo luận .
-Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng.
-Giành độc lập, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách đô hộ.
C-Củng cố :
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Tuần 10
Lịch sử
Bài 10: BÁC HỒ ĐỌC “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” 
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh  biết :
-       Ngày 2-9-1945, tại quảng trường ba Đình ( Hà Nội ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập .
-       Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
-       Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-       Hình trong SGK.
-       Ảnh tư liệu khác.
-       Phiếu học tập của học sinh.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
   *Hoạt động 1 : 
Giới thiệu bài : Giáo viên có thể dùng ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc .
Nhiệm vụ học tập của học sinh :
+Tường thuật lại diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập .
+Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn độc lập được trích trong SGK.
+Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2-9-1945.
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
*Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm hoặc cá nhân)
1-Diễn bíên của buổi lễ.
-Thuật lại đọan đầu của buổi lễ Tuyên bố độc lập ?
-Tìm hiểu 2 nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn độc lập trong SGK?
Kết luận :
-Khẳng định quyền độc lập, tự do, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
-Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
-Đọc đoạn Ngày 2-9-1945... bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn đôc lập” trong SGK .
-SGK/21
-SGK/22
-Đọc và ghi kết quả vào phiếu học tập .
-Báo cáo kết quả thảo luận .
*Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
-Ý nghĩa lịch sử sự kiện ngày 2-9 ?
-Sự kiện ngày 2-9-1945 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta ?
-Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập ?
-Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .
-Khẳng định quyền được lập dân tộc, khai sinh chế độ mới .
C-Củng cố 
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Tuần 11
Lịch sử :
ÔN TẬP 
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858-1945)
I-MỤC TIÊU :
-       Học xong bài này, học sinh  nhớ lại những mốc thời gian, sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858-1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-       Bản đồ Hành chính Việt Nam .
-       Bảng thống kê các niên đại và sự kiện đã học  (từ bài 1 đến bài 10)
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
1-Phương pháp chủ yếu của bài này là đàm thoại. Giáo viên gợi ý dẫn dắt học sinh ôn lại những sự kiện, niên đại, tên đất, tên người chủ yếu... được đề cập đến trong cuộc vận động giải phóng dân tộc hơn 80 năm.
2-Để khích lệ tinh thần hăng hái học tập của học sinh, giáo viên có thể chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời theo hai nội dung chính: 
-       Thời gian diễn ra sự kiện  
-       Diễn biến chính .
Chú ý hướng học sinh vào những sự kiện lịch sử sau :
-       Năm 1858 : thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta .
-       Nửa cuối thế kỷ XIX : phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương .
-       Đầu thế kỷ XX : phong trào Đông Du của Phan Bội Châu .
-       Ngày 3-2-1930 : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời .
-       Ngày 19-8-1945 : khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội .
-       Ngày 2-9-1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập . Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập .
3-Tập trung vào 2 sự kiện : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cách mạng tháng Tám.
-Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận về ý nghĩa lịch sử của hai sự kiện nói trên.
-Học sinh thảo luận trình bày ý kiến của mình.
BẢO VỆ  CHÍNH QUYỀN NON TRẺ,
TRƯỜNG KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
  (1945 – 1954)
Lịch sử
VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO 
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này , học sinh  biết :
-       Tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 .
-       Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã vượt qua tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc” đó như thế nào.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-       Hình trong SGK phóng to 
-        Thư của Bác Hồ gởi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói, nạn thất học.
-       Phiếu học tập của học sinh .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
   *Hoạt động 1 :
Giới thiệu bài : Giáo viên có thể dùng ảnh tư liệu để dẫn dắt đến sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
Nhiệm vụ học tập của học sinh :
+Tường thuật lại diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập .
+Trình bày những nội dung của Tuyên ngôn độc lập được trích trong SGK.
+Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2-9-1945.
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
*Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm hoặc cá nhân)
-Thuật lại đọan đầu của buổi lễ Tuyên bố độc lập ?
-Tìm hiểu 2 nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn độc lập trong SGK?
Kết luận :
-Khẳng định quyền độc lập, tự do, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam .
-Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy .
-Đọc trong SGK .
-Hà Nội tưng bừng màu đỏ, một vùng trời bát ngát cờ và hoa. Các nhà máy, hiệu buôn đều nghỉ việc, chợ không họp. đồng bào Hà Nội, già, trẻ, trai, gái đều xung đường . Những dòng người từ các ngả tập trung về Ba Đình.
-Đọc và ghi kết quả vào phiếu học tập .
-Báo cáo kết quả thảo luận .
*Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
-Ý nghĩa lịch sử sự kiện ngày 2-9 ?
-Sự kiện ngày 2-9-1945 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta ?
-Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong lễ tuyên bố độc lập ?
-Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .
-Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới .
C-Củng cố 
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Lịch sử :“THÀ HY SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH
KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” 
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh  biết :
-       Ngày 12-9-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng  chiến toàn quốc.
-       Tính thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng  chiến.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-       Ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng  chiến ở Hà Nội, Húê, Đà Nẵng.
-       Băng ghi âm lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng  chiến.
-       Tư liệu về những ngày đầu kháng  chiến bùng nổ tại địa phương.
-       Phiếu học tập của học sinh.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
*Hoạt động 1 :(làm việc cả lớp)
   Giới thiệu bài: Có thể sử dụng đoạn băng ghi âm lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh để dẫn dắt học sinh vào bài học. (hoặc sử dụng tranh ảnh, tư liệu về cuộc chiến đầu của cảm tử quân ở Thủ đô Hà Nội).
Nhiệm vụ học tập của học sinh : 
+Tại sao phải tiến hành kháng  chiến toàn quốc ?
+Lời kêu gọi toàn quốc kháng  chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ?
+Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội ?
+Ở các địa phương, nhân dân ta đã kháng  chiến với tinh thần như thế nào ?
+Nêu suy nghĩ của em khi học bài này ?
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
*Hoạt động 2 :(làm việc cả lớp)
Đưa bảng thống kê các sự kiện :
+Ngày 23-11-1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
+Ngày 17-12-1946, quân Pháp bắn phá vào một số khu phố ở Hà Nội .
+Ngày 18-12-1946, quân Pháp gởi tối hậu thư cho chính phủ ta.
-Tại sao ta phải tiến hành kháng  chiến toàn quốc?
-Quan sát bảng thống kê và nhận xét thái độ của thực dân Pháp ?
Kết luận : Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên.
-Ngày 18-12-1946, Pháp gởi tối hậu thư  dọa, buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ, nếu không chúng sẽ nổ súng tấn công; bắt đầu từ ngày 20-12-1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội.
-Quân dân ta đã nhiều lần nhân nhượng nhưng không ngăn được âm mưu xâm lược của chúng. 
*Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
-Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào?
-Noi gương quân và dân Thủ đô, đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng  chiến ra sao ? 
-Suy nghĩ của em về những ngày đầu toàn

File đính kèm:

  • docga_lich_su.doc