Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 25, Bài: Trịnh Nguyễn phân tranh

3/Chiến tranh Trịnh-Nguyễn

 -Khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính đã đẩy con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá, Quảng Nam. Hai thế lực phong kiến Trịnh-Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn.

 -Trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh Nguyễn đánh nhau bảy lần, vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt.

- Hai họ lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra. Đàng Trong từ sông Gianh trở vào làm cho đất nước bị chia cắt hơn 200 năm.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 25, Bài: Trịnh Nguyễn phân tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH SỬ 
 Tuần 25 - LỚP 4
 BÀI :TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH
 ( HS đọc nội dụng SGK và làm VBT LS)
Kiến thức cần nhớ: 
1/ Tìm hiểu sự suy sụp của triều Hậu Lê.
+ Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm.
+ Bắt nhân dân xây thêm nhiều cung điện.
+ Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là "vua quỷ", gọi vua Lê Tương Dực là "vua lợn". 
+ Quan lại trong triều đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. 
->Từ đầu TK XVI triều đình nhà Hậu Lê bắt đầu suy sụp, vua không ra vua, vua Lê Uy Mục thì ăn chơi xa xỉ, cờ bạc, gái đẹp, thích các trò giết người, còn vua Lê Tương Dực thì thích hưởng lạc, không lo triều chính. Trước sự suy sụp của nhà Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê. 
2/Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam-Bắc triều.
+ Mạc Đăng Dung là một quan võ dưới triều Hậu Lê. 
 -Năm 1527, lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung đã cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, sử cũ gọi là Bắc Triều (ở phía bắc). 
 - Nam triều là triều đình của họ Lê. Năm 1533, một quan võ của họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hóa. 
- Hai thế lực phong kiến Nam triều và Bắc triều giành quyền lực với nhau gây nên cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều.
- Chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài hơn 50 năm, đến năm 1592 khi Nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới kết thúc. 
3/Chiến tranh Trịnh-Nguyễn
 -Khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính đã đẩy con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá, Quảng Nam. Hai thế lực phong kiến Trịnh-Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn.
 -Trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh Nguyễn đánh nhau bảy lần, vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt.
- Hai họ lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra. Đàng Trong từ sông Gianh trở vào làm cho đất nước bị chia cắt hơn 200 năm.
4/Hậu quả của chiến tranh Trịnh-nguyễn
+ Vì tranh giành quyền lực, các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau. 
+ Hậu quả là đất nước bị chia cắt. Đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau. Vợ phải xa chồng, con không thấy bố, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ. 
 Ghi nhớ : Từ đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê suy yếu. Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành ngai vàng. Hậu quả là đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ.
	ĐÁP ÁN DÀNH CHO PH 
1/Em hãy viết ngắn gọn về tình hình nước ta đầu thế kỉ XVI
Trả lời:
- Vua: bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện.
- Quan lại: chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi.
 - Đất nước: rơi vào cảnh loạn lạc.
2/Hãy hoàn thành bảng sau:
Trả lời:
Thời gian
Sự kiện lịch sử xảy ra
Khoảng năm 700 TCN
Nước Văn Lang ra đời
179 TCN
Nước ta dưới ách đô hộ các triều đại phong kiến phương Bắc.
Năm 40
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
938
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
981
Kháng chiến quân Tống xâm lược lần thứ nhất
1010
Lý Công Uẩn rời đô ra Thăng Long
1075 – 1077
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
1789
Quang Trung đại phá quân Thanh

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_4_tuan_25_bai_trinh_nguyen_phan_tranh.docx