Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong - Đỗ Thị Hồng Ngọc

2. Dạy - học bài mới :

2.1. Giới thiệu bài

- Giáo viên chiếu bản đồ Việt Nam cuối thế kỉ XVI và bản đồ Việt Nam thế kỉ XVIII rồi giới thiệu cho học sinh : Đến cuối thế kỉ XVI địa phận Đàng Trong được tính từ sông Gianh đến hết vùng Quảng Nam. Vậy mà đến thế kỉ XVIII vùng đất Đàng Trong đã mở rộng đến hết vùng Nam Bộ ngày nay.

- Yêu cầu 2 học sinh lên xác định trên bản đồ địa phận của Đàng Trong :

+ Địa phận của Đàng Trong đến cuối thế kỉ XVI.

+ Địa phận của Đàng Trong đến thế kỉ XVIII.

- Gọi học sinh nhận xét bạn.

- Giáo viên nhận xét.

- Giáo viên giới thiệu bài : Vì sao vùng đất Đàng Trong lại được mở rộng như vậy? Việc mở rộng đất đai có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay “Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong”.

2.2. Hoạt động 1 : Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang ở Đàng Trong

a) Tình hình Đàng Trong trước thế kỉ XVI

- Yêu cầu 2 học sinh đọc thông tin trong SGK từ đầu đến trù phú.

- Giáo viên hỏi : Tình hình Đàng Trong trước thế kỉ XVI như thế nào?

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.

- Giáo viên chiếu nội dung, bản đồ Việt Nam cuối thế kỉ XVI và giảng cho học sinh : Cuối thế kỉ XVI địa phận của Đàng Trong tính từ sông Gianh đến hết vùng Quảng Nam đất hoang còn nhiều, xóm làng dân cư thưa thớt. Các chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất nên đã tổ chức cho người dân khai hoang.

b) Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang

- Giáo viên : Để biết các chúa Nguyễn đã tổ chức cho người dân khai hoang như thế nào thì các em hãy đọc lại thông tin trong SGK và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập trong vòng 4 phút.

- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh (2 em một phiếu).

- Cho 3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong - Đỗ Thị Hồng Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh nêu được :
- Từ thế kỉ thứ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ song Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.
- Cuộc khẩn hoang từ đầu thế kỉ XVI đã dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hóa, nhiều xóm làng được hình thành và phát triển.
- Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hòa hợp với nhau tạo nên nền văn hóa chung của các dân tộc Việt Nam.
- Tôn trọng sắc thái văn hóa của các dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Sách giáo khoa.
- File power point bài dạy.
- Phiếu học tập :
PHIẾU HỌC TẬP
Khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
1. Ai là lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong?
 A. Nông dân.
 B. Quân lính.
 C. Cả hai lực lượng trên.
2. Chính quyền chúa Nguyễn đã có biện pháp gì giúp nhân dân khẩn hoang?
 A. Dựng nhà cho dân khẩn hoang.
 B. Cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ cho dân khẩn hoang.
 C. Cấp hạt giống cho dân gieo trồng.
3. Đoàn người khẩn hoang đã đi đến những đâu?
 A. Họ đến vùng Phú Yên, Khánh Hòa, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên..
 B. Họ đến cả đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.
 C. Họ đến tất cả những nơi trên để khẩn hoang.
4. Người dân khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến?
 A. Lập làng, lập ấp mới, vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán.
 B. Lập làng, lập ấp mới.
 C. Vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ :
- Tổ chức thông qua hình thức chọn “Bông hoa may mắn”. Cho 3 học sinh chọn 3 bông hoa, 2 bông là 2 câu hỏi, 1 bông là bông hoa may mắn.
- Giáo viên chiếu câu hỏi kiểm tra bài cũ và yêu cầu 2 học sinh trả lời :
1. Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
2. Dựa vào lược đồ hãy xác định địa phận của Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Gọi học sinh nhận xét các câu trả lời của bạn.
- Giáo viên nhận xét.
- 3 học sinh chọn hoa.
- Học sinh quan sát trả lời câu hỏi :
1. Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả :
+ Đất nước bị chia cắt kinh tế chậm phát triển.
+ Nhân dân cực khổ, đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau, vợ phải xa chồng, con không thấy bố.
2. Học sinh lên xác định phận của Đàng Trong và Đàng Ngoài trên lược đồ.
- Học sinh nhận xét bạn.
2. Dạy - học bài mới :
2.1. Giới thiệu bài
- Giáo viên chiếu bản đồ Việt Nam cuối thế kỉ XVI và bản đồ Việt Nam thế kỉ XVIII rồi giới thiệu cho học sinh : Đến cuối thế kỉ XVI địa phận Đàng Trong được tính từ sông Gianh đến hết vùng Quảng Nam. Vậy mà đến thế kỉ XVIII vùng đất Đàng Trong đã mở rộng đến hết vùng Nam Bộ ngày nay.
- Yêu cầu 2 học sinh lên xác định trên bản đồ địa phận của Đàng Trong :
+ Địa phận của Đàng Trong đến cuối thế kỉ XVI.
+ Địa phận của Đàng Trong đến thế kỉ XVIII.
- Gọi học sinh nhận xét bạn.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài : Vì sao vùng đất Đàng Trong lại được mở rộng như vậy? Việc mở rộng đất đai có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay “Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong”.
2.2. Hoạt động 1 : Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang ở Đàng Trong
a) Tình hình Đàng Trong trước thế kỉ XVI
- Yêu cầu 2 học sinh đọc thông tin trong SGK từ đầu đến trù phú.
- Giáo viên hỏi : Tình hình Đàng Trong trước thế kỉ XVI như thế nào?
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên chiếu nội dung, bản đồ Việt Nam cuối thế kỉ XVI và giảng cho học sinh : Cuối thế kỉ XVI địa phận của Đàng Trong tính từ sông Gianh đến hết vùng Quảng Nam đất hoang còn nhiều, xóm làng dân cư thưa thớt. Các chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất nên đã tổ chức cho người dân khai hoang.
b) Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang
- Giáo viên : Để biết các chúa Nguyễn đã tổ chức cho người dân khai hoang như thế nào thì các em hãy đọc lại thông tin trong SGK và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập trong vòng 4 phút.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh (2 em một phiếu).
- Cho 3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét kết quả trả lời của nhóm bạn.
- Giáo viên chiếu thông tin về nội dung thảo luận cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh đọc :
+ Cuối thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn rất quan tâm tới việc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất. 
+ Nông dân, quân lính được phép đem cả gia đình vào Nam khẩn hoang lập làng, lập ấp. Câu 1 đáp án C.
+ Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang. Câu 2 đáp án B.
+ Đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào Nam. Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đến Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng Sông Cửu Long ngày nay. Câu 3 đáp án C.
+ Đi đến đâu họ lập làng, lập ấp đến đó. Họ vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, ... tạo nên những xóm làng đông đúc, trù phú. Câu 4 đáp án A.
- Giáo viên nhận xét kết quả làm bài của các nhóm và yêu cầu các nhóm làm chưa đúng sửa lại đáp án.
- Giáo viên kết luận và chiếu nội dung cho học sinh xem : Cuối thế kỉ XVI khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam để xây dựng một khu vực độc lập chống lại họ Trịnh, ông cùng con cháu của mình ra sức đẩy mạnh việc khai hoang lập làng mở rộng diện tích sản xuất. Lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang là nông dân và quân lính và họ được phép đem cả gia đình của mình theo. Bên cạnh đó các chúa Nguyễn còn chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào nam để khai hoang. Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn đi khai phá đất. Đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào Nam. Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đến Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng Sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng, lập ấp đến đó. Họ vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, ... tạo nên những xóm làng đông đúc, trù phú.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc nội dung phần các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang, cả lớp theo dõi bạn đọc. 
- Qua nội dụng trên em thấy cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào?
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh : Dựa vào phiếu học tập và bản đồ Việt Nam, em hãy mô tả cuộc hành trình của đoàn người khẩn hoang vào phía nam.
- Gọi học sinh nhận xét phần trình bày của bạn.
- Giáo viên nhận xét
- Giáo viên tổng kết hoạt động 1 : Cuối thế kỉ XVI các chúa Nguyễn ra sức đẩy mạnh cuộc khai hoang. Nông dân và quân lính mang theo gia đình mình cùng với lương thực và nông cụ được phát họ tiến vào phía nam. Từ vùng đất Phú Yên Khánh Hòa, họ đến Tây Nguyên, Nam Trung Bộ rồi tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng vỡ đất trồng trọt và chăn nuôi đến đó.
2.3. Hoạt động 2 : Kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
- Giáo viên dẫn : Để biết cuộc khẩn hoang của nhân dân Đàng trong có kết quả như thế nào chúng ta tìm hiểu tiếp bài.
- Chiếu bảng so sánh tình hình Đàng Trong trước và sau khi khẩn hoang và cho học sinh đọc các tiêu chí so sánh.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại thông tin trong SGK và phát biểu ý kiến để hoàn thành bảng so sánh.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- 2 học sinh lên xác định trên bản đồ
+ Vùng đất từ sông Gianh đến Quảng Nam.
+ Vùng đất từ sông Gianh đến hết Nam Bộ ngày nay.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
- 2 học sinh đọc to, cả lớp theo dõi bạn đọc.
- Học sinh trả lời : Trước thế kỉ XVI từ phía sông Gianh trở vào phía nam đất hoang còn nhiều, xóm làng dân cư thưa thớt.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh quan sát lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhận phiếu và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm nhận xét kết quả nhóm bạn.
- Học sinh quan sát đối chiếu kết quả, đọc to cho cả lớp cùng nghe.
- Học sinh lắng nghe, nhóm nào làm chưa đúng sửa lại đáp án.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
- Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra dưới sự quan tâm chỉ đạo của các chúa Nguyễn và sự tích cực ra sức khai khẩn đất đai của các lực lượng nông dân quân lính.
- 2 học sinh dựa vào nội dung phiếu học tập và bản đồ để mô tả lại : Nông dân và quân lính mang theo gia đình mình cùng với lương thực và nông cụ được phát họ tiến vào phía nam. Từ vùng đất Phú Yên Khánh Hòa, họ đến Tây Nguyên, Nam Trung Bộ rồi tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng lập ấp đến đó.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát và đọc to các tiêu chí so sánh.
- Học sinh lắng nghe.
Bảng so sánh
Tiêu chí so sánh
Tình hình Đàng Trong
Trước khi khẩn hoang
Sau khi khẩn hoang
Giới hạn diện tích đất
Từ sông Gianh đến hết vùng Quảng Nam
Từ sông Gianh đến hết vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tình trạng sử dụng đất
Đất hoang còn nhiều
Đất hoang giảm, đất được sử dụng tăng.
Xóm làng, dân cư
Xóm làng dân cư thưa thớt
Xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú.
Dân tộc
Chủ yếu là người Việt (người Kinh)
Có thêm người Chăm, người Khơ-me và các dân tộc ở Tây Nguyên.
- Cho học sinh phát biểu ý kiến để điền vào bảng so sánh.
- Cho học sinh nhận xét sau mỗi ý kiến của bạn.
- Sau mỗi ý kiến đúng giáo viên nhận xét và điền dần đáp án đúng vào bảng.
- Sau khi hoàn thành giáo viên cho 2 học sinh đọc lại bảng so sánh.
- Giáo viên hỏi : Theo em cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
- Gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên nhận xét và giảng : Cuộc khẩn hoang đã làm cho diện tích đất được mở rộng, người dân tích cực cuốc cày trồng trọt, chăn nuôi làm cho diện tích đất nông nghiệp tăng và sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Giáo viên giảng và hỏi : Trên đường của cuộc hành trình khai phá đất đai, người Việt đã đi qua rất nhiều vùng đất mới và gặp gỡ được nhiều dân tộc sinh sống trên các vùng đất này. 
+ Đó là những dân tộc nào?
+ Vậy cuộc sống của người Việt với các dân tộc này diễn ra như thế nào và đã mang lại kết quả gì?
- Cho học sinh nhận xét bạn.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng so sánh nêu lại kết quả của cuộc khẩn hoang.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bạn.
- Giáo viên nhận xét sau đó nêu và chiếu kết luận cho học sinh quan sát : Cuộc khẩn hoang đã làm cho bờ cõi đất nước được mở rộng. Diện tích đất nông nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no hơn. Xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú. Các dân tộc chung sống đoàn kết tạo nên nền văn hóa thống nhất và có nhiều bản sắc.
- Cho 2 học sinh đọc lại kết luận.
- Giáo viên tổng kết hoạt động 2 : Do tích cực khai hoang lập làng nên diện tích đất của Đàng trong được mở rộng, các vùng Thuận Hóa Quảng Nam nhanh chóng trở thành những tỉnh giàu có phồn vinh, dân cư đông đúc. Các dân tộc chung sống hòa hợp, đoàn kết tạo nên nền văn hóa thống nhất và có nhiều bản sắc.
- Giáo viên chiếu hình ảnh về các dân tộc Chăm, Khơ-me cho học sinh quan sát thêm.
- Giáo viên chiếu phần ghi nhớ và cho 2 học sinh đọc.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh quan sát.
- 2 học sinh đọc to.
- Học sinh trả lời : Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diên tích đất và đất được sử dụng tăng nên nông dân có thể mở rộng diện tích trồng trọt chăn nuôi làm cho nông nghiệp phát triển.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời : 
+ Đó là những dân tộc Chăm, Khơ-me và các dân tộc Tây Nguyên.
+ Người Việt đã cùng với các dân tộc anh em sống hòa hợp với nhau, cùng đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và ách áp bức bóc lột. Nền văn hóa lâu đời của các dân tộc hòa vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, một nền văn hóa thống nhất và có nhiêu bản sắc.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nêu : Kết quả của cuộc khẩn hoang diện tích đất được mở rộng đến hết vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đất hoang giảm, đất được sử dụng tăng. Xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú. Ngoài người Việt còn có thêm người Chăm, người Khơ-me và các dân tộc ở Tây Nguyên cùng nhau sinh sống.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- 2 học sinh đọc lại kết luận.
- Học sinh quan sát.
- 2 học sinh đọc to trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò :
- Giáo viên củng cố : Bằng những biện pháp, các chính sách khẩn hoang lập làng nêu trên, Đàng trong được khai thác với tốc độ nhanh chóng chẳng bao lâu nơi đây đã trở thành một xứ giau có đông dân. Trong một thời gian dài nền kinh tế nông nghiệp Đàng Trong phát triển tương đối ổn định. Đó là cơ sở kinh tế vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thống trị của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong để chống lại họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
- Giáo viên liên hệ thêm : Hiện nay Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc đưa dân đến các vùng kinh tế mới để khai hoang như : Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
- Dặn dò học snh về học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị cho bài học sau.
- Học sinh lắng nghe.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxBai_22_Cuoc_khan_hoang_o_Dang_Trong.docx