Giáo án Lịch sử lớp 12 - Bài 5: Các nước châu Phi và Mỹ - La Tinh
2. Bài mới:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập của nhân dân châu Phi Mỹ - Latinh bùng nổ đã giành được thắng lợi to lớn. Bản đồ chính trị của hai khu vực này có sự thay đổi căn bản. Một loạt các quốc gia độc lập ra đời, tình hình kinh tế -xã hội từng bước có sự thay đổi nhưng còn không ít khó khăn và nhiều nơi không ổn định.
Vậy, quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập cảu các nước châu Phi và Mỹ - Latinh diễn ra như thế nào? Thành tựu và khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của các nước này là gì? Đó là các vấn đề cơ bản chúng ta cần tìm hiểu qua bài này.
Bài 5 CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ - LA TINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nắm được những nét cơ bản về quá trình đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Phi và Mỹ-Latinh. - Hiểu được công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội (những thành tựu và khó khăn) của các nước châu Phi và Mỹ - Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Kỹ năng: - Quan sát, khai thác lược đồ và tranh ảnh. - Bồi dưỡng các kỹ năng tư duy. 3. Tư tưởng: Trân trọng, cảm phục trước thành quả đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Phi Mỹ - Latinh. Nhận thức sâu sâu sắc về nhựng khó khăn của các nước này trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, từ đó có tinh thần đoàn kết, tương trợ quốc tế. II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Lược đồ châu Phi và khu vực Mỹ -Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Một số tranh ảnh có liên quan. - Tài liệu tham khảo khác. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Sự ra đời, quá trình phát triển và vai trò của tổ chức ASEAN. Câu 2: Nêu những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Bài mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập của nhân dân châu Phi Mỹ - Latinh bùng nổ đã giành được thắng lợi to lớn. Bản đồ chính trị của hai khu vực này có sự thay đổi căn bản. Một loạt các quốc gia độc lập ra đời, tình hình kinh tế -xã hội từng bước có sự thay đổi nhưng còn không ít khó khăn và nhiều nơi không ổn định. Vậy, quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập cảu các nước châu Phi và Mỹ - Latinh diễn ra như thế nào? Thành tựu và khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của các nước này là gì? Đó là các vấn đề cơ bản chúng ta cần tìm hiểu qua bài này. 3. Tổ chức dạy – học bài mới: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động: Tìm hiểu những nét chính về công cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi. - GV sử dụng lược đồ châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai và giới thiệu vài nét về châu Phi: Châu Phi là châu lục lớn thứ ba thế giới, bao gồm 57 quốc gia với diện tích khoảng 30,3 triệu km2, dân số 839 triệu người (2002). Đây là một châu lục giàu tài nguyên và nhiều nông sản quý. Song, do hậu quả chính sách thống trị và vơ vét của cải của thực dân phương Tây mà châu Phi trở nên nghèo nàn, lạc hậu. - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc thắng trận tiến hành phân chia lần chót phạm vi thống trị của họ ở châu Phi. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc đã bủng nổ ở châu Phi và nơi đây trở thành “lục địa mới trỗi dậy” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. - GV đặt câu hỏi: Qua khai thác nội dung trong SGK và quan sát lược đồ, em hãy nêu các mốc chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi. - HS theo dõi SGK, kết hợp quan sát lược đồ, trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và tổng kết. - Về cuộc đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa “Apácthai” ở Nam Phi. GV bổ sung thêm tư liệu thông qua việc hướng dẫn HS khai thác hình 16, GV hỏi: Em biết gì về N. Manđêla và những đóng góp của ông đối với sự nghiệp cách mạng châu Phi? - HS trả lời. GV bổ ssung và mở rộng: + N. Manđêla là nhà hoạt động chính trị của Nam Phi, Ông sinh năm 1918 ở Tơranxcây. + Năm 1944, N. Manđêla gia nhập Đại hội dân tộc Phi (ANC), sau đó ông giữ chức Tổng thư ký ANC. Mục tiêu chủ yếu của Đại hội là đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai, xây dựng một xã hội dân chủ, bình đẳng. Dưới sự lãnh đạo của ANC, phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi diễn ra ngày một mạnh mẽ, vì vậy nhà cầm quyền Prêtôria đã bắt giam N. Manđêla và kết án ông tù chung thân. + Sau hơn 27 năm bị giam giữ, trước áp lực của nhân dân tiến bộ trong và ngoài nước, ngày 11/2/1990, chính quyền Nam Phi buộc phải trả tự do cho ông. Sau đó, ngày 27/5/1991, Hội nghị toàn quốc ANC đã nhất trí bầu N. Manđêla làm chủ tịch. + Sau cuộc bầu cử toàn quốc đa sắc tộc năm 1994, ngày 10/5/1994, Chủ tịch ANC N.Manđêla tuyên bố nhậm chức Tổng thống nước Cộng hòa Nam Phi, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước này. Năm 1999 ông rời khỏi chức vụ . + Trong lịch sử đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi, N.Manđêla là người đấu tranh không mệt mỏi, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc đấu tranh này. Với sự cống hiến của ông vào sự nghiệp giải phóng con người khỏi sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc, N.Manđêla đã nhận được giải thưởng thế giới – “Giải Nôben về hòa bình” (1993). - Phần giảm tải: chỉ cần cho HS nắm được: Công cuộc xây dựng phát triển kinh tế của các nước châu Phi còn rất nhiều khó khăn. Hiện nay, châu Phi là châu lục nghèo nàn, lạc hậu nhất thế giới. * Hoạt động: Tìm hiểu những nét chính về công cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước khu vực Mỹ - Latinh. - GV sử dụng lược đồ khu vực Mỹ - Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai và giới thiệu về khu vực này: Mỹ - Latinh gồm 33 nước ở Trung và Nam lục địa châu Mỹ và vùng biển Caribê, diện tích trên 20,5 triệu km2, dân số 531 triệu người (2002), rất giàu có về nông – lâm – khoáng sản. - Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mỹ - Latinh sớm giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngay từ đầu thế kỷ XIX nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mỹ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mỹ tìm cách biến khu vực Mỹ - Latinh thành sân sau của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mỹ. Cũng vì thế, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu nhất là thắng lợi của cách mạng Cuba. - GV đưa ra câu hỏi: Trên cơ sở quan sát lược đồ và SGK, em hãy nêu những sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của các nước Mỹ - Latinh. - HS theo dõi SGK và lược đồ trả lời. - GV nhận xét và đưa ra kết luận về các sự kiện tiêu biểu như SGK. - GV hướng dẫn HS khai thác hình 17, GV hỏi: Em biết gì về Phiđen Caxtơrô và những đóng góp lớn lao của ông cho sự nghiệp cách mạng của Cuba? - HS trả lời, GV chốt lại: + Phiđen Caxtơrô sinh ngày 13/8/1927 tại Ôrientê. Năm 1945, học luật ở trường Đại học Lahabana, tham gia phong trào chống Mỹ ở Côlômbia (1948), sau đó về nước và đổ tiến sĩ luật học năm 1950. + Phiđen Caxtơrô là một người có trí tuệ, hiểu biết rộng, nhạy cảm và dũng cảm, đặc biệt có tài hùng biện hiếm có. Trên diễn đàn trong nước và quốc tế, Phiđen Caxtơrô đã kịch liệt lên án sự bất công, đòi quyền bình đẳng, chống áp bức và đòi xóa nợ cho các nước nghèo. + Năm 1952, Phiđen tập hợp một số thanh niên yêu nước trong tổ chức mang tên “Phong trào cách mạng” đã chống lại chế độ độc tài Batixta. Sau cuộc tấn công trại lính Môncađa (26/7/1953) không thành, ông bị bắt giam. Ra tù, sang Mêhicô, Phiđen tích cực chuẩn bị lực lượng. Cuối 1956, ông cùng 81 chiến sĩ về nước phát động nhân dân đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài,thành lập nước cộng hòa Cuba (1/1/1959). Sau đó, Phiđen rở thành người lãnh đạo Chính phủ Cuba. Dưới sự lãnh đạo của ông, đất nước Cuba đã tiến hành cải cách dân chủ nhằm hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng CNXH. - Phiđen và đất nước Cuba đã có nhiều đóng góp vào phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên thế giới. Vì vậy, Phiđen đã nhận giải thưởng quốc tế Le6nin (1961), giải thưởng anh hùng Le6nin (1963) và nhiều giải thưởng cao quý của đất nước Việt Nam trao tặng. - Phần giảm tải: HS đọc SGK. I. Các nước châu Phi. 1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập bùng nổ mạnh mẽ ở châu Phi. - Phong trào đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX, trước hết là ở khu vực Bắc Phi, sau đó lan ra các nơi khác. Hàng loạt nước giành được độc lập như: Ai Cập (1953), Libi (1952), Angiêri (1962), Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956), Gana (1957), Ghinê (1958) - Năm 1960 được ghi nhận là “năm châu Phi” với 17 nước (ở Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi) được trao trả độc lập. - Năm 1975, cách mạng Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi, đánh dấu sự sụp đỏ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi. - Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người với sự ra đời của các nước cộng hòa (4/1980), Nambia (3/1991). - Ở Nam Phi, sau cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc (4/1994). Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên, chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) dã man ở nước này. 2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội: II. Các nước Mỹ - Latinh. 1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tìm cách biến Mỹ - Latinh thành “sân sau” của mìn và xây dựng các chế độ độc tài thân mỹ.. Vì thế, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển. - Ngày 1/1/1959, cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô giành thắng lợi đã lật đổ chế độ độc tài Batixta, thành lập nước Cộng hòa Cuba do Phiđen Caxtơrô đứng đầu. - Từ thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi: + Nhân dân Panama đấu tranh và thu hồi được chủ quyền kênh đào Panama (1964 -1999). + Đến 1983, 13 quốc gia ở vùng Caribê giành được độc lập. + Với các hình thức đấu tranh phong phú(bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đặc biệt là đấu tranh vũ trang), Mỹ - Latinh đã trở thành “lục địa bùng cháy”, các nước Mỹ - Latinh đã lần lượt lật đổ chế độ độc tài phản động, giành lại chủ quyền dân tộc (Chilê, Nicaragoa, Vênêxuêla, Goatêmala) 2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 4. Sơ kết bài học: - Củng cố: GV củng cố kiến thức cho HS bằng cách yêu cầu các em tổng hợp kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 2. Nêu những thành tựu và khó khăn của các nước Mỹ - Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 5. Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Bài tập: 1. Năm nào được lịch sử ghi nhân là “Năm châu Phi”? A. 1953 B. 1960 C. 1975 2. Lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng và đất nước Cuba là ai? A. Phiđen Caxtơrô B. N. Manđêla C. J. Nêru 3. Nối sự kiện với thời gian sao cho đúng: Sự kiện Thời gian 1. Chế độ phân biệt chủng tộc “Apácthai” ở Nam Phi bị xóa bỏ a. 1/1/1959 2. Tổ chức Thống nhất châu Phi được thành lập b. 5/1963 3. Nước Cộng hòa Cuba ra đời c. 2/1990 4. Mỹ từ bỏ quyền chiến kinh đào và trả lại cho Panama d. 1999
File đính kèm:
- Bai_5_Cac_nuoc_chau_Phi_va_Mi_Latinh.doc