Giáo án Lịch sử lớp 12 - Bài 2: Liên xô và các nước Đông âu (1945 – 1991) Liên Bang Nga (1991 – 2000)

III. TUẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Câu hỏi 1: Hãy nêu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ianta.

- Câu hỏi 2: Sự hình thành hai hệ thống XHCN và TBCN diễn ra như thế nào?

2. Giới thiệu bài mới:

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trên thế giới đã dần dần hình thành hai hệ thống: hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu và hệ thống TBCN do Mĩ đứng đầu.

Ở bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các nước trong hệ thống XHCN, bao gồm Liên Xô và các nước Đông Âu. Các vấn đề chúng ta cần thấy rõ qua bài học, đó là:

1. Những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

2. Nguyên nhân đưa tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.

3. Tình hình Liên bang Nga trong thập niên 90 của thế kỉ XX và hiện nay.

3. Tổ chức dạy – học bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 12 - Bài 2: Liên xô và các nước Đông âu (1945 – 1991) Liên Bang Nga (1991 – 2000), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô và Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 1970 và ý nghĩa của những thành tựu đó.
- Hiểu được nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu.
- Biết được tình hình Liên bang Nga trong thập niên 90 (1991 – 2000) sau khi Liên Xô tan rã.
2. Kĩ năng:
- Biết quan sát, phân tích lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh và rút ra nhận xét.
- Có kĩ năng tư duy logic.
3. Tư tưởng:
Biết khâm phục, trân trọng những thành tựu lớn lao trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu; củng cố niềm tin vào CNXH, vào công cuộc xây dựng CNXH của đất nước.
II.THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Biểu đồ tỉ trọng công nghiệp Liên Xô so với thế giới; biểu đồ sản phẩm nông nghiệp của Liên Xô so với năm 1913; lược đồ các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Tài liệu tham khảo khác.
III. TUẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi 1: Hãy nêu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ianta.
- Câu hỏi 2: Sự hình thành hai hệ thống XHCN và TBCN diễn ra như thế nào?
2. Giới thiệu bài mới:
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trên thế giới đã dần dần hình thành hai hệ thống: hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu và hệ thống TBCN do Mĩ đứng đầu.
Ở bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các nước trong hệ thống XHCN, bao gồm Liên Xô và các nước Đông Âu. Các vấn đề chúng ta cần thấy rõ qua bài học, đó là:
1. Những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
2. Nguyên nhân đưa tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
3. Tình hình Liên bang Nga trong thập niên 90 của thế kỉ XX và hiện nay.
3. Tổ chức dạy – học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động: Tìm hiểu những thành tựu của Liên Xô từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
- GV đặt câu hỏi: Tại sao Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950)? Thắng lợi của kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế có ý nghĩa quan trọng gì?
- HS theo dõi SGK, suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Bước khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước thắng trận song lại là nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất cả về người và của: hơn 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và hơn vạn làng mạc bị thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá. Do vậy, Liên Xô phải bắt tay thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950).
+ Với truyền thống tự lực tự cường và với bản lĩnh kiên cường của con người XHCN, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch khôi phục kinh tế trước thời hạn 9 tháng. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều hồi phục. Đặc biệt, năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ..
+ Việc hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nền tảng vũng chắc cho công cuộc xây dựng CNXH về sau đạt được nhiều thành tựu to lớn.
* Hoạt động: Tìm hiểu thành tựu của Liên Xô trong thập niên 70 qua lược đồ:
- GV cho HS quan sát biểu đồ tỉ trọng công nghiệp Liên Xô so với thế giới (thập niên 70), biểu đồ tỉ lệ sản phẩm nông nghiệp của Liên Xô so với năm 1913, hình ảnh nhà vũ trị Gagarin (1934 – 1968) .
- GV đặt câu hỏi: Qua quan sát biểu đồ, tranh ảnh và theo dõi SGK, em hãy cho biết sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô đã làm gì để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH và đạt được thành tựu như thế nào?
- HS quan sát, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, phân tích, kết luận:
+ Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô đã tiếp tục thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH như kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1951 – 1955), lần thứ 6 (1956 – 1960), kế hoạch 7 năm (1959 – 1965), kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1966 – 1970), lần thứ 9 (1971 – 1975). Thành tựu đạt được rất to lớn.
+ Về công nghiệp, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Từ giữa thập niên 70, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp của toàn thế giới Liên Xô dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành công nghiệp như: dầu mỏ, than, quặng sắt, công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện nguyên tử.
+ Sản lượng nông nghiệp tăng dù gặp không ít khó khăn. Sản phẩm nông nghiệp năm 1970 tăng 3,1 lần so với năm 1913, năm cao nhất của chế độ Nga hoàng. Khoa học kỹ thuật đạt thành tựu rực rỡ. Tháng 10/1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên. Tháng 4/1961, người đầu tiên của trái đất, công dân Liên Xô Iuri Gagarin đã cùng con tàu vũ trụ Phương Đông bay nhiều vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
+ Về mặt văn hóa – xã hội, đất nước Liên Xô có nhiều biến đổi. Chính trị luôn ổn định. Trình độ học vấn của nhân dân được nâng cao, 3/4 số dân có trình độ trung học và đại học.
* Hoạt động: Nhận xét, đánh giá về những thành tựu của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu thập kỷ 70.
- HS sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn thảo luận, phát biểu, bổ sung cho nhau.
- GV nhận xét, kết luận: Những thành tựu đạt được đã củng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô Viết, nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của Liên Xô và tạo điều kiện cho Liên Xô thực hiện có hiệu quả chính sách đối ngoại tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Do vậy, trong nhiều thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã trở thành cường quốc XHCN hùng mạnh nhất, trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới và là thành trì của hòa bình thế giới.
- GV bổ sung: Tuy nhiên, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô thời kỳ này đã phạm những thiếu sót và sai lầm. Đó là tư tưởng chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn như đề ra kế hoạch “Xây dựng chủ nghĩa cộng sản trong vòng 15 – 20 năm”, hoặc vẫn duy trì nhà nước tập trung, quan liêu, bao cấp; không tôn trọng những quy luật khách quan về kinh tế ( trong công nghiệp thiếu sự phát triển cân đối hài hòa giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ); thiếu dân chủ và công bằng xã hội. Tuy thế, lúc này những thiếu sót, sai lầm đó chưa dẫn tới trì trệ và khủng hoảng sâu sắc như từ cuối những năm 70. Lúc này, nhân dân Liên Xô vẫn hăng hái, tin tưởng vào công cuộc xây dựng CNXH, xã hội Xô viết vẫn ổn định.
- GV hướng dẫn HS đọc thêm SGK, sau đó khái quát giúp HS nắm được các giai đoạn phát triển của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến nửa đầu thập kỷ 70. (phần giảm tải).
- GV hướng dẫn HS đọc thêm SGK, sau đó khái quát giúp HS nắm được quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu về kinh tế chủ yếu diễn ra trong khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế), còn về quân sự trong khối Liên minh phòng thủ VACSAVA. (giảm tải)
- GV hướng dẫn HS đọc thêm SGK, sau đó khái quát giúp HS nắm được mặc dù XHCN ở Liên Xô đã từng thể hiện bản chất ưu việt và tiến bộ, từng ghi những dấu ấn quan trọng trong lịch sử thế kỷ XX, song do nhiều nguyên nhân khác nhau mà XHCN ở Liên Xô đã lâm vào tình trạng khủng hoảng vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX và cuối cùng đã đi đến sụp đổ hoàn toàn vào 25/12/1991, Tổng thống Goocbachop từ chức, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli hạ xuống → CNXH ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại. (phần giảm tải)
- GV hướng dẫn HS đọc thêm SGK, sau đó khái quát giúp HS nắm được: Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu diễn ra kịch bản gần giống với Liên Xô. Sau các cuộc tổng tuyển cử tự do, các đảng phái tư sản đều thắng thế. Các nước Đông Âu lần lượt rời bỏ XHCN: Ba Lan, Hunggari, Tiệp Khắc quay trở lại đi theo con đường TBCN; hầu hết các đảng của giai cấp công nhân đều đổi tên đảng và chia rẽ thành nhiều phe phái khác nhau; tên nước, quốc kỳ, quốc huy và ngày quốc khánh đều được thay đổi lại. (phần giảm tải)
* Hoạt động: Phân tích nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- GV nêu vấn đề cho HS thảo luận: Qua tìm hiểu về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến nửa đầu những năm 70, đặc biệt là qua tìm hiểu về sự khủng hoảng của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, em hãy rút ra nguyên nhân sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- HS nhớ lại kiến thức đã học, suy nghĩ, thảo luận, phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
- GV nhận xét, phân tích, cuối cùng giúp HS rút ra 4 nguyên nhân chính như SGK đã tổng kết.
- Đồng thời, để củng cố và nâng cao nhận thức của HS, GV giao bài tập, yêu cầu các em về nhà viết 1 bài luận lịch sử: Phân tích nhửng nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu(có dẫn chứng và minh họa).
* Hoạt động: Thảo luận rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, GV hướng dẫn HS dùng kỹ thuật khăn trải bàn. Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm sẽ rút ra bài học từ nguyên nhân thất bại. 
- GV nêu câu hỏi thảo luận: Từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, em có suy nghĩ như thế nào về công cuộc xây dựng CNXH ở một số quốc gia hiện nay (Trung Quốc, Cuba,CHDCND Triều Tiên, Việt Nam).
- HS suy nghĩ, thảo luận và phát biểu ý kiến.
- GV tổng kết, bổ sung:
+ Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, dẫn đến hệ thống mang tính thế giới của các nước XHCN không còn tồn tại nữa. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước lùi tạm thời của CNXH.
+ Từ những đổ vỡ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được rút ra cho các nước XHCN ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách – đổi mới nhằm xây dựng một chế độ XHCN đúng với bản chất của nó, phù hợp với hoàn cảnh và truền thống văn hóa của mỗi dân tộc. Nhân dân các nước XHCN trong đó có nhân dân ta, cần vững tin vào tương lai của CNXH, tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và cố gắng hết mình vì sự nghiệp cải cách – đổi mới trên con đường XHCN.
* Hoạt động: Tìm hiểu tình hình Liên bang Nga trong những năm 1991 – 2000.
- GV hướng dẫn HS quan sát Liên bang Nga trên lược đồ và thông báo: Liên bang Nga có diện tích 17,1 triệu km2, lớn gấp 1,6 lần diện tích toàn châu Âu, 1,8 lần lãnh thổ Mỹ và là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu những nét chính về tình hình Liên bang Nga từ 1991 – 2000? Tình hình chung của nước Nga hiện nay ra sao?
- HS theo dõi SGK, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, tổng hợp nét chính về Liên bang Nga thập niên 90, cơ bản như SGK.
+ Các em cần thấy được rằng, là “quốc gia kế tục Liên Xô”, song Liên bang Nga đã đi theo một chế độ chính trị khác trước. Công cuộc xây dựng đất nước đã, đang và sẽ còn gặp nhiều khó khăn, song Liên bang Nga đã đạt được những thành tựu quan trọng và có đầy triển vọng phát triển trong tương lai.
I. Liên Xô và ác nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70.
 1. Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70.
* Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới (1945 – 1950):
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù là nước thắng trận, song Liên Xô lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất. Do vậy, Liên Xô phải thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950).
- Kết quả: Công – nông ngiệp đều khôi phục, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng. Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng (chỉ hết 4 năm 3 tháng). Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khi1nguye6n tử của Mỹ.
* Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN (1950 – nửa đầu những năm 70).
- Liên Xô tiếp tục thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH.
- Thành tựu đạt được rất to lớn:
 + Công nghiệp: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, đi đầu thế giới trong nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
 + Nông nghiệp: Trung bình hàng năm tăng 16% dù gặp nhiều khó khăn.
 + Khoa học kỹ thuật đạt tiến bộ vượt bậc: Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
 + Văn hóa – xã hội có nhiều biến đổi, 3/4 dân số có trình độ trung học và đại học. Xã hội luôn giữ được ổn định về chính trị.
 + Đối ngoại: chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
* Ý nghĩa: Những thành tựu đạt được đã củng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô Viết, nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường Quốc tế, làm cho Liên Xô trở thành cường quốc XHCN và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
2. Các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70.
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu.
II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991:
1. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô:
2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:
- Mô hình CNXH đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót: đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xã hội.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến.
- Kh tiến hành cải tổ đã phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
* Bài học đối với Việt Nam.
III. Liên bang Nga trong thập niên 90 (1991 – 2000):
- Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” địa vị pháp lý tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cô quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
- Trong thập niên 90, đất nước Liên bang Nga có nhiều biến đổi:
 + Kinh tế: từ 1990 – 1995, kinh tế liên tục suy thoái. Song từ năm 1996 đã phục hồi và tăng trưởng.
 + Chính trị: Thể chế Tổng thống Liên bang.
 + Đối nội: Phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc.
 + Đối ngoại: Thực hiện đường lối thân phương Tây, đồng thời phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, ASEAN).
- Từ năm 2000, ông Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan và có triển vọng.
4. Sơ kết bài học:
* Củng cố:
- Những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70.
- Nguyên nhân sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
- Vài nét về Liên bang Nga trong thập niên 90 và hiện nay.
5. Dặn dò:
- HS học bài, làm bài tập về nhà. Tìm hiểu về Liên bang Nga hiện nay.
- Sư tầm tài liệu có liên quan đến công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.
- Bài tập:
BT1: Liên Xô đã lần đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào?
A. 1949	B. 1950 	C. 1951	D. 1957
BT2: Nguyên nhân tan rã của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là:
Chủ quan, duy ý chí, thiếu dân chủ
Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kỹ thuật
Phạm nhiều sai lầm khi cải tổ
Các thế lực thù địch chống phá
Tất cả các ý trên
BT3: Nối sự kiện với thời gian sao cho đúng:
Sự kiện
Thời gian
1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo
a. 20/12/1922
2. Liên bang CHXHCN Xô viết (Liên Xô ) thành lập
b. 10/1957
3. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
c. 4/1961
4. Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông
d. 1993
5. Kinh tế Liên bang Nga phục hồi và tăng trưởng
e. 1949
6. Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành
g. 1996
7. Chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô
h. 25/12/1991
BT4: Viết bài luận lịch sử, phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

File đính kèm:

  • docBai_2_Lien_Xo_va_cac_nuoc_Dong_Au_1945_1991_Lien_bang_Nga_1991_2000.doc