Giáo án Lịch sử - Lịch sử địa phương: Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long

 Tiết 32: lịch sử đại phương: Hà Nội thời kỳ tiền Thắng Long

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm vững được:

Truyền thống bất khuất, quật cường của những người con của đất Hà Nội trong công cuộc chống giặc ngoại xâm; sự phát triển của Hà Nội từ làng cổ đến huyện rồi quận, thành.

2. Tư tưởng: GD cho học sinh lòng tự hào, biết ơn đối với tổ tiên.

3. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích và tổng hợp những sự kiện lịch sử.

B. PHƯƠNG TIỆN DAỴ – HỌC:

- Lược đồ các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

- Băng hình về đền thờ Hai Bà Trưng, đình Thổ Quan.

- Tư liệu mới khai quật tại 18 Hoàng Diệu

C. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH:

- Nắm chắc các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã học trong phần lịch sử địa phương.

- Sưu tầm tư liệu về đền thờ Hai Bà Trưng, đình Thổ Quan,

- Tìm hiểu các nhân vật lịch sử thời kì này: Hai Bà Trưng, Nguyễn Tam Trinh,

 

docx4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử - Lịch sử địa phương: Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/4/2015
tiết 31 Lịch sử địa phương: Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long
A. Mục tiờu: 
1. kiến thức: Giỳp học sinh hiểu và nắm được 
- Quá trình biến đổi, hình thành vùng đất Hà Nội.
- Đời sống vật chất, tinh thần của người dân Hà Nội cổ.
2. Tư tưởng: GD cho học sinh lòng tự hào, biết ơn đối với tổ tiên.
3. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh.
B. Phương tiện Daỵ – Học:
Tranh ảnh, công cụ phục chế:
	+ Di vật đá, mũi tên đồng.
	+ Đền Thượng, đền Chèm, dấu tích thành Cổ Loa.
C. Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu cuộc sống của cư dân vùng đất Hà Nội thời Hùng Vương và An Dương Vương.
- Tìm hiểu các nhân vật lịch sử thời kì này: tướng quân Cao Lỗ, Lý Ông Trọng, Ông Nồi.
D. Tiến trình Dạy – Học: 
	1. ổn định: 
	2. Kiểm tra: 
	3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: Dấu vết đầu tiên của con người trên đất Hà Nội cách ngày nay bao nhiêu năm?
Hs: Dựa vào sgk trả lời
Gv: Giới thiệu tư liệu
* Khi nào cư dân trên vùng đất Hà Nội biết sử dụng đồ đồng và đồ sắt sớm?
Gv: - Giới thiệu hình 1, hình 2 (Sgk)
 - Yêu cầu hs đọc sgk
Gv: Theo em, người Hà Nội nào biết sử dụng đồ sắt sớm nhất?
Hs: Trả lời
Gv: - Giới thiệu hình ảnh thành Cổ Loa xưa và nay, đình làng Chèm.
 - Kể chuyện về sự tích đình làng Chèm
Hs: Trình bày tư liệu sưu tầm về thành Cổ Loa và đình làng Chèm.
Gv: Hãy trình bày tư liệu tìm hiểu về các nhân vật lịch sử thời kì này?
Hs: Trình bày tư liệu về tướng quân Cao Lỗ, ông Nồi, 
I. Bình minh của lịch sử Hà Nội
1. Vùng đất Hà Nội thời tiền sử:
- Cách đây một vạn đến bốn nghìn năm, vùng đất Hà Nội ngày nay không có người ở.
- Cách đây khoảng 4 nghìn năm những cư dân sống ở vùng đồng bằng sông Hồng đã biết sử dụng đồ đồng, đồ sắt.
2. Hà Nội thời Văn Lang - Âu Lạc:
- Thời Văn Lang - Âu Lạc vùng Hà Nội ngày nay chỉ là một miền quê nhỏ ở phía Nam trung tâm đất nước.
+ Cư dân sống bằng nghề nông nghiệp, thích ca hát nhảy múa ...
+ Xây thành Cổ Loa => Hà Nội trở thành một trung tâm chính trị – xã hội của cả nước.
4. Củng cố: Trình bày về buổi bình minh của lịch sử Hà Nội?
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
	- Học bài, trả lời câu hỏi SGK. 
	- Đọc bài mới.
 Tiết 32: lịch sử đại phương: Hà Nội thời kỳ tiền Thắng Long
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm vững được:
Truyền thống bất khuất, quật cường của những người con của đất Hà Nội trong công cuộc chống giặc ngoại xâm; sự phát triển của Hà Nội từ làng cổ đến huyện rồi quận, thành.
2. Tư tưởng: GD cho học sinh lòng tự hào, biết ơn đối với tổ tiên.
3. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích và tổng hợp những sự kiện lịch sử.
B. Phương tiện Daỵ – Học:
- Lược đồ các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
- Băng hình về đền thờ Hai Bà Trưng, đình Thổ Quan...
- Tư liệu mới khai quật tại 18 Hoàng Diệu
C. Chuẩn bị của học sinh:
- Nắm chắc các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã học trong phần lịch sử địa phương.
- Sưu tầm tư liệu về đền thờ Hai Bà Trưng, đình Thổ Quan, 
- Tìm hiểu các nhân vật lịch sử thời kì này: Hai Bà Trưng, Nguyễn Tam Trinh, 
D. Tiến trình Dạy – Học: 
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: 
	Trình bày về buổi bình minh của Hà Nội. Hãy giới thiệu về một nhân vật lịch sử thời kì này?	
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: Vùng đất Hà Nội thời Bắc thuộc được gọi bằng những địa danh nào?
Hs: Thảo luận.
Gv: Trình bày hiểu biết về La Thành?
Hs: Trình bày theo tư liệu sưu tầm.
Gv: Giới thiệu hình ảnh khai quật “móng gạch thời Đại La”
Gv: Dựa vào phần lịch sử dân tộc đã học hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc của nhân dân ta?
Hs: Dựa vào sgk, tư liệu tìm hiểu để trả lời.
Gv: Người Hà Nội xưa đã đóng góp gì vào khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Hs: Trả lời
Gv: Ai là người đầu tiên dựng thành lũy chống giặc ngoại xâm ở khu vực nội thành Hà Nội?
Hs: Trả lời
Gv: - Giới thiệu đền thờ Hai Bà Trưng, đình Thổ Quan.
 - Yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về các công trình đó.
Hs: Trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Vào thế kỉ X kinh đô nước ta đặt ở đâu?
Hs: Trả lời.
II. Hà Nội thời Bắc thuộc
1. Sơ lược về vùng đất Hà Nội thời Bắc thuộc:
- Thế kỉ V lập huyện Tống Bình
- Thế kỉ VII, Tống Bình trở thành trụ sở của chính quyền đô hộ.
- Cao Biền cho đắp “An Nam La Thành” => thành Đại La
2. Truyền thống chống ngoại xâm:
- Người Hà Nội xưa đã có đóng góp xứng đáng vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.
- Thế kỉ X kinh đô của nước ta đặt ở Cổ Loa.
4. Củng cố: 
	Bài tập: Hoàn thành các ô chữ với các chữ cái gợi ý để trả lời các câu hỏi?
	a. Công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng vào thời Âu Lạc?
N
A
	b. Tên gọi đầu tiên của vùng đất Hà Nội thời kì Bắc thuộc?
Y
Ô
N
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
	- Học bài, trả lời câu hỏi SGK. 
	- Đọc bài mới.

File đính kèm:

  • docxBai_1_So_luoc_ve_mon_Lich_su_20150726_122538.docx