Giáo án Lịch sử địa phương 9 - Bài 6: Nhân dân Hậu Giang cùng cả nước đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ (1954-1975)
- Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, quân và dân Hậu Giang trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc.
- Góp phần vào thắng lợi chung của cả miền Nam, kết thúc hơn 20 năm đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Mở ra thời kì mới, thời kì thống nhất đất nước, đi lên Chủ nghĩa xã hội.
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HẬU GIANG Tuần: 29 Tiết: 37 Ngày soạn: 28/04 Ngày dạy: 01/04 LỚP 9 BÀI 6 NHÂN DÂN HẬU GIANG CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH BẠI CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1954 – 1975 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Cung cấp các kiến thức cơ bản về lịch sử cách mạng tỉnh Hậu Giang trong những năm 1954 – 1975. 2. Về tư tưởng: HS tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của nhân dân Hậu Giang. 3. Về kỹ năng: Củng cố kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp. II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: + Thầy: Sách Lịch sử địa phương Hậu Giang, giáo án. + Trò: Soạn bài trước ở nhà, sách Lịch sử địa phương Hậu Giang, tập ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp.(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ.(5 phút) - Cuộc khởi nghĩa Nam Kì ở Hậu Giang (11 – 1940) diễn ra như thế nào ? - Công tác đẩy mạnh tiến công địch, giải phóng quê hương (1951 – 1954) diễn ra như thế nào ở Hậu Giang ? 3. Bài mới: (33 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG GV sử dụng sách LSĐP Hậu Giang (trang 44 - 45). - Âm mưu của Mĩ – Diệm và cuộc đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ (1954 – 1955) tại Hậu Giang như thế nào ? - Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang tiến tới Đồng Khởi (1956 – 1959) ở Hậu Giang diễn ra như thế nào ? Phong trào “Đồng khởi” ở Hậu Giang ? GV chuyển ý sang II. - Hậu Giang góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961 – 1965) như thế nào ? GV chuyển ý sang III. - Cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của nhân dân Hậu Giang diễn ra như thế nào ? - Nhân dân Hậu Giang hưởng ứng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 GV chuyển ý sang IV. Nhân dân Hậu Giang góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 – 1973) như thế nào ? GV chuyển ý sang V. - Hậu Giang đánh bại âm mưu bình định, lấn chiếm và phá hoại Hiệp định Pari của địch (1973 – 1974) như thế nào ? - Nêu ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Hậu Giang ? HS trả lời câu hỏi của giáo viên. Tại Hậu Giang, Mĩ – Diệm tiến hành xây dựng, củng cố chính quyền, xiết chặt sự kiểm soát, tách quần chúng khỏi cách mạng. Từ cuối 1954 đến giữa 1955, phong trào đấu tranh đòi hoà bình diễn ra sôi nổi tại Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành…tố cáo Mĩ – Diệm vi phạm Hiệp định Giơnevơ. Tháng 12 – 1956, hội nghị Xứ ủy Nam Bộ xác định: đấu tranh chính trị phải kết hợp đấu tranh vũ trang tự vệ. Trong hơn 3 năm (1956 – 1959), lực lượng vũ trang Hậu Giang không ngừng lớn mạnh và phát triển, hưởng ứng phong trào “Đồng khởi”. Ngày 14 – 09 – 1960, quân, dân Hậu Giang tổ chức nhiều trận đánh lớn tại Vị Thanh, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành… - Cuối 1960, tiêu diệt và bức rút 50 đồn bốt địch, bắt sống 200 lính ngụy…góp phần vào thắng lợi của cuộc “Đồng Khởi” toàn miền Nam. Từ 1961, Mĩ tiên hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng, lập ấp chiến lược. Cuối tháng 9 – 1961, Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng ở Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ được thành lập. Từ 1961 – 1963, nhân dân Hậu Giang chống bình định, dồn dân, lập ấp diễn ra quyết liệt.. Mĩ tiến hành kế hoạch Giônxơn – Mác Namara nhằm “bình định” miền Nam trong hai năm 1964 – 1965. Qua hơn 4 năm (1961 – 1965), quân dân Hậu Giang cùng quân dân miền Nam đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Mở rộng vùng giải phóng. Từ 1966, Mĩ tăng cường đưa quân vào miền Nam, thực hiện “Chiến tranh cục bộ”. Trong đông xuân 1966 – 1967, quân dân Hậu Giang loại khỏi vòng chiến đấu 24.460 tên địch, giành nhiều thắng lợi chiến lược, tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Từ 30 – 1 – 1968 30 – 9 – 1968, quân và dân Hậu Giang mở 3 đợt phản công, loại khỏi vòng chiến đấu 25.484 tên địch, phá đồn bốt, thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh. →Tuy không giành được thắng lợi trọn vẹn nhưng đã giáng cho địch nhiều tổn thất nặng nề. - Thực hiện chủ trương Tỉnh ủy, từ cuối 1969 đến 1971, quân dân Hậu Giang tấn cống địch trên khắp các mặt trận, từ Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành…giành nhiều thắng lợi, giữ vững vùng giải phóng. Đêm ngày 6 rạng sáng 7 – 4 – 1972, quân dân Hậu Giang tập kích tiêu diệt yếu khu Quang Phong (xáng Lái Hiếu). Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành, Vị Thanh liên tiếp tấn công địch giành thắng lợi. →Góp phần đánh bại về cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ”. Buộc Mĩ phải đàm phán và kí Hiệp định Pari 27 – 1 – 1973. Ngày 27 – 1 – 1973, Hiệp định Pari được kí kết, chính quyền Ngụy ra sức phá hoại, không thi hành hiệp định. Từ 1973 – 1974, quân dân Hậu Giang đánh trả các cuộc càn quét của địch trên khắp địa bàn tỉnh như Phụng Hiệp, Châu Thành, Long Mỹ, Vị Thanh…. → Làm thất bại âm mưu “bình định, lấn chiếm” của chính quyền Sài Gòn. Trong chiến dịch mùa khô 1974 – 1975, quân dân Hậu Giang mở các cuộc tiến công ở Vị Thanh, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành, tiêu diệt và phá vỡ đồn bốt của địch. Từ 30 – 04 – 1975 → 01 – 05 – 1975, Châu Thành, Vị Thanh, Phụng Hiệp, Long Mỹ lần lượt được giải phóng. Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, quân và dân Hậu Giang trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Góp phần vào thắng lợi chung của cả miền Nam, kết thúc hơn 20 năm đấu tranh giải phóng dân tộc. Mở ra thời kì mới, thời kì thống nhất đất nước, đi lên Chủ nghĩa xã hội. I. Phong trào đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ tiến tới Đồng khởi (1954 – 1960): 1. Âm mưu của Mĩ – Diệm và cuộc đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ (1954 – 1955): Tại Hậu Giang, Mĩ – Diệm tiến hành xây dựng, củng cố chính quyền, xiết chặt sự kiểm soát, tách quần chúng khỏi cách mạng. Tư cuối 1954 đến giữa 1955, phong trào đấu tranh đòi hoà bình diễn ra sôi nổi tại Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành…tố cáo Mĩ – Diệm vi phạm Hiệp định Giơnevơ. 2. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang tiến tới Đồng Khởi (1956 – 1959): Tháng 12 – 1956, hội nghị Xứ ủy Nam Bộ xác định: đấu tranh chính trị phải kết hợp đấu tranh vũ trang tự vệ. Trong hơn 3 năm (1956 – 1959), lực lượng vũ trang Hậu Giang không ngừng lớn mạnh và phát triển, hưởng ứng phong trào “Đồng khởi”. 3. Phong trào “Đồng khởi” ở Hậu Giang: Ngày 14 – 09 – 1960, quân, dân Hậu Giang tổ chức nhiều trận đánh lớn tại Vị Thanh, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành… - Cuối 1960, tiêu diệt và bức rút 50 đồn bốt địch, bắt sống 200 lính ngụy…góp phần vào thắng lợi của cuộc “Đồng Khởi” toàn miền Nam. II. Hậu Giang góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961 – 1965): 1. Phong trào đấu tranh đánh giặc, bảo vệ nông thôn: Từ 1961, Mĩ tiên hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng, lập ấp chiến lược. Cuối tháng 9 – 1961, Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng ở Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ được thành lập. Từ 1961 – 1963, nhân dân Hậu Giang chống bình định, dồn dân, lập ấp diễn ra quyết liệt.. 2. Phong trào đấu tranh phá “ấp chiến lược” làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Mĩ tiến hành kế hoạch Giônxơn – Mác Namara nhằm “bình định” miền Nam trong hai năm 1964 – 1965. Qua hơn 4 năm (1961 – 1965), quân dân Hậu Giang cùng quân dân miền Nam đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Mở rộng vùng giải phóng. III. Đánh địch bình định, cùng toàn miền nam tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968): Cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968): Từ 1966, Mĩ tăng cường đưa quân vào miền Nam, thực hiện “Chiến tranh cục bộ”. Trong đông xuân 1966 – 1967, quân dân Hậu Giang loại khỏi vòng chiến đấu 24.460 tên địch, giành nhiều thắng lợi chiến lược, tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy XuânMậu Thân 1968: Từ 30 – 1 – 1968 30 – 9 – 1968, quân và dân Hậu Giang mở 3 đợt phản công, loại khỏi vòng chiến đấu 25.484 tên địch, phá đồn bốt, thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh. →Tuy không giành được thắng lợi trọn vẹn nhưng đã giáng cho địch nhiều tổn thất nặng nề. IV. Nhân dân Hậu Giang góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 – 1973): 1. Đánh địch bình định, lấn chiếm, giành dân, giữ vững vùng giải phóng (1969 – 1971): Thực hiện chủ trương Tỉnh ủy, từ cuối 1969 đến 1971, quân dân Hậu Giang tấn cống địch trên khắp các mặt trận, từ Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành…giành nhiều thắng lợi, giữ vững vùng giải phóng. 2.Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972: Đêm ngày 6 rạng sáng 7 – 4 – 1972, quân dân Hậu Giang tập kích tiêu diệt yếu khu Quang Phong (xáng Lái Hiếu). Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành, Vị Thanh liên tiếp tấn côngđịch giành thắng lợi. →Góp phần đánh bại về cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ”. Buộc Mĩ phải đàm phán và kí Hiệp định Pari 27 – 1 – 1973. V. Đánh địch vi phạm Hiệp định Pari, góp phần kết thúc chiến tranh giành toàn thắng (1 – 1973 đến 30 – 4 – 1975): 1. Đánh bại âm mưu bình định, lấn chiếm và phá hoại Hiệp định Pari của địch (1973 – 1974): Ngày 27 – 1 – 1973, Hiệp định Pari được kí kết, chính quyền Ngụy ra sức phá hoại, không thi hành hiệp định. Từ 1973 – 1974, quân dân Hậu Giang đánh trả các cuộc càn quét của địch trên khắp địa bàn tỉnh như Phụng Hiệp, Châu Thành, Long Mỹ, Vị Thanh…. → Làm thất bại âm mưu “bình định, lấn chiếm” của chính quyền Sài Gòn. 2. Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa khô 1974 – 1975 tiến tới giải phóng hoàn toàn tỉnh Hậu Giang: Trong chiến dịch mùa khô 1974 – 1975, quân dân Hậu Giang mở các cuộc tiến công ở Vị Thanh, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành, tiêu diệt và phá vỡ đồn bốt của địch. Từ 30 – 04 – 1975 → 01 – 05 – 1975, Châu Thành, Vị Thanh, Phụng Hiệp, Long Mỹ lần lượt được giải phóng. 3. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Hậu Giang: Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, quân và dân Hậu Giang trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Góp phần vào thắng lợi chung của cả miền Nam, kết thúc hơn 20 năm đấu tranh giải phóng dân tộc. Mở ra thời kì mới, thời kì thống nhất đất nước, đi lên Chủ nghĩa xã hội. 4. Củng cố (5 phút): - Nhân dân Hậu Giang đánh địch vi phạm Hiệp định Pari, góp phần kết thúc chiến tranh giành toàn thắng (1 – 1973 đến 30 – 4 – 1975) như thế nào ? - Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Hậu Giang. 5. Dặn dò (1 phút): - Về nhà học bài, - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. *Rút kinh nghiệm: ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ --------------------------------------- Tuaàn: 34 Tieát: 47 Ngaøy soaïn: 20/04 Ngaøy daïy: 09/05 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HẬU GIANG LỚP 9 BÀI 7 HẬU GIANG SAU NGÀY MIỀN NAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG (1975 – 2009) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Cung cấp các kiến thức cơ bản về tình hình Hậu Giang sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975 – 2009). 2. Về tư tưởng: HS tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của nhân dân Hậu Giang. 3. Về kỹ năng: Củng cố kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp. II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: + Thầy: Sách Lịch sử địa phương Hậu Giang, giáo án. + Trò: Soạn bài trước ở nhà, sách Lịch sử địa phương Hậu Giang, tập ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp.(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ.(5 phút) - Nhân dân Hậu Giang đánh địch vi phạm Hiệp định Pari, góp phần kết thúc chiến tranh giành toàn thắng (1 – 1973 đến 30 – 4 – 1975) như thế nào ? - Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Hậu Giang. 3. Bài mới: (33 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG GV sử dụng sách LSĐP Hậu Giang (trang 72 - 81). - Tình hình Hậu Giang mười năm đầu sau ngày giải phóng (1975 – 1985) như thế nào ? - Quá trình khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân Hậu Giang như thế nào ? GV chuyển ý sang II. - Hậu Giang sau 17 năm đổi mới (1986 – 2003) như thế nào ? - Những hạn chế nào trong công cuộc khôi phục kinh tế, ổn định chính trị ở Hậu Giang ? GV chuyển ý sang III. - Hậu Giang giai đoạn 2004 – 2009 có bước chuyển mình toàn diện như thế nào ? HS trả lời câu hỏi của giáo viên. - Ngày 24 – 3 – 1976, tỉnh Hậu Giang thành lập (gồm tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ ngày nay). - Nông dân tản cư chưa về được hết, nạn đói xảy ra. - Bọn phản động ngụy quân, ngụy quyền vu khống xuyên tạc, lôi kéo nhân dân, âm mưu chống đối, lật đổ Đảng, chính phủ ta. - Thiết lập bộ máy chính quyền mới theo chủ trương, đường lối của Đảng ta. - Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. - Các tổ chức quần chúng ra đời: Hội trí thức yêu nước, Hội nhà báo yêu nước....→Tuyên truyền, giải thích chủ trương, đường lối, chính sách cách mạng đến các tầng lớp nhân dân, chống các luận điệu xuyên tạc của địch. Tổ chức cứu đói cho dân. Khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Về công nghiệp: Ưu tiên quốc doanh và tập thể, tiểu thủ công nghiệp phát triển đa dạng. Thương mại, dịch vụ: Phát triển mạnh, đáp ứng việc phân phối hàng hóa cho nhân dân. Văn hóa- xã hội: Bài trừ tệ nạn xã hội, văn hóa đồi trụy của chế độ Mĩ – ngụy. →Do chủ quan, nóng vội nên có nhiều sai lầm, kinh tế tụt dốc, cần có sự đổi mới. *Giai đoạn 1986 – 1991: Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986) đề ra Nghị quyết đổi mới, chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế Hậu Giang được khôi phục và phát triển, chính trị ổn định. Hạn chế: Công nghiệp phát triển không ổn định, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. *Giai đoạn 1992 – 2003: a. Kinh tế: Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm bình quân 8,1%. Nông nghiệp: Sản xuất lúa tăng bình quân 3,2%/năm. Công nghiệp: Sản xuất tăng bình quân hàng năm 17 – 18%/năm. Thương mại dịch vụ: Tăng bình quân gần 13%/năm. Giao thông được mở rộng, bưu chính viễn thông phát triển. b. Văn hóa – xã hội: Đời sống nhân dân được cải thiện, sự nghiệp giáo dục phát triển. Thu nhập bình quân tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm. c. Xây dựng Đảng, chính quyền: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố chính quyền các cấp. *Hạn chế, yếu kém: - Kinh tế phát triển chưa vững chắc, sức cạnh tranh yếu. - Khoa học công nghệ, môi trường còn nhiều bất cập. Đầu năm 2004, tỉnh Hậu Giang được thành lập (chia tách từ Cần Thơ). a. Kinh tế: Tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh và khá ổn định. Giá trị sản xuất tăng bình quân 15,7%/năm. Nông nghiệp: là lĩnh vực phát triển hàng đầu của tỉnh. Giao thông nội, ngoại tỉnh và nông thôn được thông suốt. b. Văn hóa – xã hội: Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học được tăng cường. Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, mạng lưới y tế được củng cố. Các công trình lớn được xây dựng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, hoạt động xã hội càng phát triển. Công tác an ninh, quốc phòng được ổn định. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng trên 13%/năm, nâng cao, tạo bước đột phá về chất lượng. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hoá. Phát triển các lĩnh vực xã hội, phát huy nhân tố con người. - Tăng cường quốc phòng, củng cố an ninh, phòng thủ đất nước. - Quan tâm xây dựng Đảng, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân… I. Hậu Giang mười năm đầu sau ngày giải phóng (1975 – 1985): 1. Thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh nhà Hậu Giang: - Ngày 24 – 3 – 1976, tỉnh Hậu Giang thành lập (gồm tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ ngày nay). - Nông dân tản cư chưa về được hết, nạn đói xảy ra. - Bọn phản động ngụy quân, ngụy quyền vu khống xuyên tạc, lôi kéo nhân dân, âm mưu chống đối, lật đổ Đảng, chính phủ ta. 2. Khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân: a. Về chính trị, an ninh – xã hội: - Thiết lập bộ máy chính quyền mới theo chủ trương, đường lối của Đảng ta. - Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. - Các tổ chức quần chúng ra đời: Hội trí thức yêu nước, Hội nhà báo yêu nước....→Tuyên truyền, giải thích chủ trương, đường lối, chính sách cách mạng đến các tầng lớp nhân dân, chống các luận điệu xuyên tạc của địch. b. Phát triển sản xuất, ổn định đời sống: Tổ chức cứu đói cho dân. Khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Về công nghiệp: Ưu tiên quốc doanh và tập thể, tiểu thủ công nghiệp phát triển đa dạng. Thương mại, dịch vụ: Phát triển mạnh, đáp ứng việc phân phối hàng hóa cho nhân dân. Văn hóa- xã hội: Bài trừ tệ nạn xã hội, văn hóa đồi trụy của chế độ Mĩ – ngụy. →Do chủ quan, nóng vội nên có nhiều sai lầm, kinh tế tụt dốc, cần có sự đổi mới. II. Hậu Giang sau 17 năm đổi mới (1986 – 2003): 1. Giai đoạn 1986 – 1991: Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986) đề ra Nghị quyết đổi mới, chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế Hậu Giang được khôi phục và phát triển, chính trị ổn định. Hạn chế: Công nghiệp phát triển không ổn định, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. 2. Giai đoạn 1992 – 2003: Năm 1992, Hậu Giang được chia tách thành 2 đơn vị là Cần Thơ và Sóc Trăng. (Hậu Giang ngày nay thuộc Cần Thơ). a. Kinh tế: Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm bình quân 8,1%. Nông nghiệp: Sản xuất lúa tăng bình quân 3,2%/năm. Công nghiệp: Sản xuất tăng bình quân hàng năm 17 – 18%/năm. Thương mại dịch vụ: Tăng bình quân gần 13%/năm. Giao thông được mở rộng, bưu chính viễn thông phát triển. b. Văn hóa – xã hội: Đời sống nhân dân được cải thiện, sự nghiệp giáo dục phát triển. Thu nhập bình quân tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm. c. Xây dựng Đảng, chính quyền: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố chính quyền các cấp. *Hạn chế, yếu kém: - Kinh tế phát triển chưa vững chắc, sức cạnh tranh yếu. - Khoa học công nghệ, môi trường còn nhiều bất cập. III. Hậu Giang vững bước đi lên: 1. Những thành tựu sau 5 năm thành lập: Đầu năm 2004, tỉnh Hậu Giang được thành lập (chia tách từ Cần Thơ). a. Kinh tế: Tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh và khá ổn định. Giá trị sản xuất tăng bình quân 15,7%/năm. Nông nghiệp: là lĩnh vực phát triển hàng đầu của tỉnh. Giao thông nội, ngoại tỉnh và nông thôn được thông suốt. b. Văn hóa – xã hội: Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học được tăng cường. Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, mạng lưới y tế được củng cố. Các công trình lớn được xây dựng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, hoạt động xã hội càng phát triển. Công tác an ninh, quốc phòng được ổn định. 2. Triển vọng: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng trên 13%/năm, nâng cao, tạo bước đột phá về chất lượng. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hoá. Phát triển các lĩnh vực xã hội, phát huy nhân tố con người. - Tăng cường quốc phòng, củng cố an ninh, phòng thủ đất nước. - Quan tâm xây dựng Đảng, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân… 4. Củng cố (5 phút): - Hậu Giang sau 17 năm đổi mới (1986 – 2003) như thế nào ? - Hậu Giang giai đoạn 2004 – 2009 có bước chuyển mình toàn diện như thế nào ? 5. Dặn dò (1 phút): - Về nhà học bài, - Chuẩn bị bài 31. *Rút kinh nghiệm: ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ ---------------------------------------
File đính kèm:
- Lich Su Dia Phuong 9 Hau Giang.doc