Giáo án Lịch sử địa phương 8 - Bài 5: Đấu tranh giải phóng dân tộc giành chính quyền Cách Mạng (1930-1945), kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)
Thành tổ chức mít tinh kêu gọi nhân dân dấu tranh giành quyền dân chủ, dân sinh, chống phát xít, chống đế quốc.
- Tháng 7 – 1940, Xứ ủy Nam Kì ra chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa, nhân dân Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ tích cực chuẩn bị.
- Đêm 22 rạng sáng 23 – 11 – 1940, khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ → thất bại nhưng gây được tiếng vang lớn.
Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HẬU GIANG LỚP 8 BÀI 5 ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GIÀNH CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (1930 – 1945). KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 – 1954) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Cung cấp các kiến thức cơ bản về lịch sử cách mạng tỉnh Hậu Giang trong những năm 1945 – 1954. 2. Về tư tưởng: HS tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của nhân dân Hậu Giang. 3. Về kỹ năng: Củng cố kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp. II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: + Thầy: Sách Lịch sử địa phương Hậu Giang, giáo án. + Trò: Soạn bài trước ở nhà, sách Lịch sử địa phương Hậu Giang, tập ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp.(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ.(5 phút) - Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản (1926 – 1930) ở Hậu Giang diễn ra như thế nào ? - Nêu Sự thành lập các Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Hậu Giang. 3. Bài mới: (33 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG GV sử dụng sách LSĐP Hậu Giang (trang 26 – 35). - Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935) ở Hậu Giang diễn ra như thế nào ? - Phong trào cách mạng trong những năm 1936 – 1939 diễn ra ở Hậu Giang như thế nào ? - Cuộc khởi nghĩa Nam Kì ở Hậu Giang (11 – 1940) diễn ra như thế nào ? - Khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng ở Hậu Giang tháng 8 – 1945 ? GV chuyển ý sang II. - Tình hình Hậu Giang sau Cách mạng tháng Tám như thế nào ? - Công cuộc xây dựng chính quyền sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Hậu Giang ra sao ? - Hậu Giang cùng cả nước tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh (1947 – 1950) như thế nào ? - Công tác đẩy mạnh tiến công địch, giải phóng quê hương (1951 – 1954) diễn ra như thế nào ở Hậu Giang ? HS trả lời câu hỏi của giáo viên. Ngày 1 – 5 – 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân quận Châu Thành đấu tranh đòi giảm tô, giảm thuế. Ngày 18 – 5 – 1930, nhân dân Mỹ Khánh, Thạnh Xuân (Châu Thành) tổ chức mít tinh, diễn thuyết, treo cờ đỏ búa liềm chống thực dân, phong kiến. → Tuy bị đàn áp nhưng các phong trào vẫn diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. - Tháng 8 – 1936, thành lập 12 Ủy ban Hành động tại Hậu Giang. - Ngày 1 – 5 - 1938, nhân dân Phụng Hiệp, Châu Thành, Long Mỹ đấu tranh đòi giải quyết việc làm, giảm thuế. - Tháng 5 – 1937, nghiệp đoàn giáo chức Hậu Giang được thành lập. - 15 – 7 – 1939, Phụng Hiệp, Châu Thành tổ chức mít tinh kêu gọi nhân dân dấu tranh giành quyền dân chủ, dân sinh, chống phát xít, chống đế quốc. - Tháng 7 – 1940, Xứ ủy Nam Kì ra chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa, nhân dân Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ tích cực chuẩn bị. - Đêm 22 rạng sáng 23 – 11 – 1940, khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ → thất bại nhưng gây được tiếng vang lớn. - Ngày 19 – 8 – 1945, Ủy ban Dân tộc giải phóng của tỉnh được thành lập. - Từ ngày 26 – 8 28 – 8, nhân dân Hậu Giang cùng cả nước làm cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. - Về chính trị: + Nhân dân phấn khởi. + Chính quyền non trẻ, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, bọn phản động âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. - Về kinh tế: Nhà máy xí nghiệp bị đóng cửa, công nhân thất nghiệp, ruộng đất bỏ hoang, nông dân khổ cực. - Về xã hội: Tệ nạn xã hội tràn lan, hơn 90% dân số mù chữ. - Tháng 9 – 1945, Trần Văn Khéo làm chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. - Củng cố bộ máy nhân sự, phát triển lực lượng vũ trang, giải quyết khó khăn về kinh tế, ổn định xã hội, bài trừ tệ nạn, xóa mù chữ, hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng”. - Ngày 23 – 9 – 1945, Pháp xâm lược nước ta lần hai. - Tháng 1 – 1946, Pháp đánh chiếm Hậu Giang, ta vừa cản địch vừa rút lui để bảo toàn lục lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. - Từ tháng 12 – 1946 đên năm 1948, quân dân Hậu Giang giành nhiều thắng lợi, tiêu biểu là chiến thắng Tầm Vu III, Tầm Vu IV. - Cuối năm 1949, Hậu Giang tích cực xây dựng lực lượng vũ trang, Long Mỹ được chọn làm căn cứ kháng chiến. - Từ năm 1950, Hậu Giang giành nhiều thắng lợi tại các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ… - Đầu năm 1951, nhân dân xã Long Trị - Long Mỹ đánh bại tiểu đoàn lính lê dương của Pháp. - Từ năm 1952 đến đầu năm 1954, quân dân Hậu Giang giành nhiều thắng lợi như trận Cái Sình (20 – 12 – 1952), trận Đường Cày (3 – 1953)--- - Tháng 3 – 1954, ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ, chủ trương Tỉnh ủy Hậu Giang là phối hợp chiến trường cả nước đánh Pháp, giải phóng tỉnh. - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 21 – 7 -1954, Tỉnh ủy quyết tâm đẩy mạnh công tác giới vận, tôn giáo vận, tư sản vận, trí thức vận, kết hợp với lực lượng vũ trang. Đấu tranh giải phóng dân tộc giành chính quyền cách mạng (1930 – 1945): 1. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935): Ngày 1 – 5 – 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân quận Châu Thành đấu tranh đòi giảm tô, giảm thuế. Ngày 18 – 5 – 1930, nhân dân Mỹ Khánh, Thạnh Xuân (Châu Thành) tổ chức mít tinh, diễn thuyết, treo cờ đỏ búa liềm chống thực dân, phong kiến. → Tuy bị đàn áp nhưng các phong trào vẫn diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. 2. Phong trào cách mạng trong những năm 1936 – 1939: - Tháng 8 – 1936, thành lập 12 Ủy ban Hành động tại Hậu Giang. - Ngày 1 – 5 - 1938, nhân dân Phụng Hiệp, Châu Thành, Long Mỹ đấu tranh đòi giải quyết việc làm, giảm thuế. - Tháng 5 – 1937, nghiệp đoàn giáo chức Hậu Giang được thành lập. 3. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì ở Hậu Giang (11 – 1940): - 15 – 7 – 1939, Phụng Hiệp, Châu Thành tổ chức mít tinh kêu gọi nhân dân dấu tranh giành quyền dân chủ, dân sinh, chống phát xít, chống đế quốc. - Tháng 7 – 1940, Xứ ủy Nam Kì ra chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa, nhân dân Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ tích cực chuẩn bị. - Đêm 22 rạng sáng 23 – 11 – 1940, khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ → thất bại nhưng gây được tiếng vang lớn. 4. Khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng ở Hậu Giang tháng 8 – 1945: - Ngày 19 – 8 – 1945, Ủy ban Dân tộc giải phóng của tỉnh được thành lập. - Từ ngày 26 – 8 28 – 8, nhân dân Hậu Giang cùng cả nước làm cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. II. Kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945: 1. Công cuộc xây dựng chính quyền sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: a. Tình hình Hậu Giang sau Cách mạng tháng Tám: - Về chính trị: + Nhân dân phấn khởi. + Chính quyền non trẻ, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, bọn phản động âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. - Về kinh tế: Nhà máy xí nghiệp bị đóng cửa, công nhân thất nghiệp, ruộng đất bỏ hoang, nông dân khổ cực. - Về xã hội: Tệ nạn xã hội tràn lan, hơn 90% dân số mù chữ. b. Đấu tranh khắc phục khó khăn, xây dựng chính quyền cách mạng: - Tháng 9 – 1945, Trần Văn Khéo làm chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. - Củng cố bộ máy nhân sự, phát triển lực lượng vũ trang, giải quyết khó khăn về kinh tế, ổn định xã hội, bài trừ tệ nạn, xóa mù chữ, hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng”. - Ngày 23 – 9 – 1945, Pháp xâm lược nước ta lần hai. - Tháng 1 – 1946, Pháp đánh chiếm Hậu Giang, ta vừa cản địch vừa rút lui để bảo toàn lục lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. 3. Hậu Giang cùng cả nước tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh (1947 – 1950): - Từ tháng 12 – 1946 đên năm 1948, quân dân Hậu Giang giành nhiều thắng lợi, tiêu biểu là chiến thắng Tầm Vu III, Tầm Vu IV. - Cuối năm 1949, Hậu Giang tích cực xây dựng lực lượng vũ trang, Long Mỹ được chọn làm căn cứ kháng chiến. - Từ năm 1950, Hậu Giang giành nhiều thắng lợi tại các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ… 4. Đẩy mạnh tiến công địch, giải phóng quê hương (1951 – 1954): - Đầu năm 1951, nhân dân xã Long Trị - Long Mỹ đánh bại tiểu đoàn lính lê dương của Pháp. - Từ năm 1952 đến đầu năm 1954, quân dân Hậu Giang giành nhiều thắng lợi như trận Cái Sình (20 – 12 – 1952), trận Đường Cày (3 – 1953)--- - Tháng 3 – 1954, ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ, chủ trương Tỉnh ủy Hậu Giang là phối hợp chiến trường cả nước đánh Pháp, giải phóng tỉnh. - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 21 – 7 -1954, Tỉnh ủy quyết tâm đẩy mạnh công tác giới vận, tôn giáo vận, tư sản vận, trí thức vận, kết hợp với lực lượng vũ trang. 4. Củng cố (5 phút): - Cuộc khởi nghĩa Nam Kì ở Hậu Giang (11 – 1940) diễn ra như thế nào ? - Công tác đẩy mạnh tiến công địch, giải phóng quê hương (1951 – 1954) diễn ra như thế nào ở Hậu Giang ? 5. Dặn dò (1 phút): - Về nhà học bài, - Chuẩn bị làm bài tập lịch sử. *Rút kinh nghiệm: ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ ---------------------------------------
File đính kèm:
- Lich Su Dia Phuong 8 Hau Giang.doc