Giáo án Lịch sử, Địa lý Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2014-2015

DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.

 + Các đồng bằng nhỏ hẹp có nhiều cồn cát và đầm phá

 + Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam: Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.

- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam.

 + Giải thích vì sao các đồng đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan sát ra biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.

 + Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã

 - GDBVMT: Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường trong thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ :

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, đá; cánh đồng trồng màu, đầm – phá, rừng phi lao trên đồi cát.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử, Địa lý Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 17 tháng 03 năm 2015
LỊCH SỬ
 THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII
I. MỤC TIÊU :
- Miêu tả vài nét về ba thành thị : Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII để thấy thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc, )
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ Việt Nam – SGK.
- Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI – XVII .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
- Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
- Chúa Nguyễn đã làm gì để khuyến khích người dân đi khai hoang ?
- Cuộc sống giữa các tộc người ở phía nam đã đem lại đến kết quả gì ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài: Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu: Thành thị ở giai đoạn này không là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, thương nghiệp và CN phát triển 
- GV treo bản đồ Việt Nam
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
+ Hướng dẫn HS thảo luận .
- Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII ?
-Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế ( nông nghiệp , thủ công nghiệp , thương nghiệp ) ở nước ta thời đó như thế nào?
4. Củng cố, dặn dò : 
- GV tổ chức cho HS giới thiệu thông tin đã sưu tầm được vế Thăng Long, Phố Hiến, Hội An xưa và nay.
- GV GD HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ các khu phố cổ .
- Về học bài, tìm hiểu lịch sử Việt Nam.
- Chuẩn bị bài: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nhắc lại tựa bài 
-HS lắng nghe
-HS xem bản đồ và xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Làm việc cá nhân với PHT theo hướng dẫn của GV. 
- HS nhận phiếu
- Đọc SGK và hoàn thành phiếu
Đặc điểm
Thành thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thị trấn ở Châu Á
Lớn bằng thị trấn ở một số nước Châu Á
Thuyền bè ghé bờ khó khăn .
Ngày phiên chợ , người đông đúc, buôn bán tấp nập . Nhiều phố phương .
Phố Hiến
- Các cư dân từ nhiều nước đến ở .
-Trên 2000 nóc nhà
Nơi buôn bán tấp nập
Hội An
Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật bản.
- Phố cảng đẹp nhất , lớn nhất ở Đàng Trong
Thương nhân ngoại quoc thường lui tới buôn bán.
HS hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo
- Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt độngvà buôn bán rộng lớn và sầm uất.
- Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp, thủ công nghiệp.
- Các nhóm HS trình bày trước lớp
Thứ ba ngày 17 tháng 03 năm 2015
ĐỊA LÍ
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
	+ Các đồng bằng nhỏ hẹp có nhiều cồn cát và đầm phá
	+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam: Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam.
 	+ Giải thích vì sao các đồng đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan sát ra biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
	+ Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã
 - GDBVMT: Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường trong thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ :
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, đá; cánh đồng trồng màu, đầm – phá, rừng phi lao trên đồi cát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Ôn tập.
-Yêu cầu hs chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ , sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai trên bản đồ.
- Nhận xét tuyên dương .
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp & nhóm đôi.
Bước 1:
- GV treo bản đồ Việt Nam
- GV chỉ tuyến đường sắt, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến Hà Nội.
- GV xác định vị trí, giới hạn của vùng này: là phần giữa của lãnh thổ Việt Nam, phía Bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía nam giáp miền Đông Nam Bộ, phía Tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn, phía Đông là biển Đông.
Bước 2:
- GV yêu cầu nhóm 2 HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK:
+ Chỉ vị trí, giới hạn của duyên hải miền Trung.
+ Nêu đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung.
+ Đọc tên các đồng bằng.
- GV nhận xét: Các đồng bằng nhỏ hẹp cách nhau bởi đồi núi lan ra biển. Đồng bằng duyên hải miền Trung gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, song có tổng diện tích gần bằng diện tích đồng bằng Bắc Bộ.
+ Giải thích vì sao các đồng đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp? 
- GV yêu cầu một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền Trung.
Bước 3:
- GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung & giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây, về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng.
- GDBVMT: Để ngăn chặn hiện tượng di chuyển của các cồn cát dẫn đến sự hoang hóa đất trồng, người dân nơi đây cần phải làm gì ?
- GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp & miền Trung có dạng bờ biển bằng phẳng xen bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ở ven bờ 
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm & cá nhân
Bước 1:
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 4
- Mô tả đường đèo Hải Vân ?
Bước 2:
- GV giải thích vai trò bức tường chắn gió của dãy Bạch Mã: chắn gió mùa đông bắc thổi đến, làm giảm bớt cái lạnh cho phần phía nam của miền Trung (Nam Trung Bộ hay từ Đà Nẵng trở vào Nam)
-Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã.
- GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân & về tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân đã được xây dựng vừa rút ngắn đường, vừa hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa bão.
- YCHS cho biết thêm một vài đặc điểm của mùa hạ và những tháng cuối năm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
Bước 3:
- GV nêu gió Tây Nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng.
- GV nêu gió Tây Nam vào mùa hè & gió Đông Nam vào mùa thu đông, liên hệ với sông ngắn vào mùa mưa nước lớn dồn về đồng bằng nên thường gây lũ lụt đột ngột. 
- Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không?
GV: Đây cũng là vùng chịu bão lụt nhất của cả nước. Chúng ta cần phải biết chia sẻ khó khăn với nhân dân nơi đây.
4.Củng cố, dặn dò :
- GV yêu cầu HS :
-Lên chỉ bản đồ duyên hải miền Trung, đọc tên các đồng bằng, tên sông, mô tả địa hình của duyên hải.
-Nhận xét về sự khác biệt khí hậu giữa vùng phía Bắc & vùng phía Nam của duyên hải; về đặc điểm gió mùa hè & thu đông của miền này.
- GV giáo dục HS Biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây nên
- Chuẩn bị bài: Người dân ở duyên hải miền Trung.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
-HS lên chỉ trên bản đồ.
-HS nhắc lại tựa bài 
- HS quan sát
Các nhóm đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi nhóm về vị trí, giới hạn, đặc điểm địa hình, sông ngòi và đọc tên của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung.
- Do núi lan sát ra biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
- HS nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền Trung.
- HS quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát và thực hiện theo YCGV.
- Người dân phải trồng phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đất liền.
- HS theo dõi
- HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 4.
-HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân.
- HS lắng nghe.
-HS xác định
-HS lắng nghe
-HS đọc SGK và trả lời
-Khí hậu đó gây ra nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trọt sản xuất.
HS lên chỉ trên bản đồ
HS trả lời

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_4_tuan_27.docx