Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 30, Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)

-GV: TD Pháp đã có dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta sớm và chúng đã chuẩn bị kế hoạch đó ngay từ khi PX Nhật đầu hàng đồng minh. Đế Quốc Anh với danh nghĩa đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật nhưng thực chất là dọn đường cho TD Pháp quay trở lại xâm lược nước ta

-GV: Quân và dân ta đã chiến đấu chống cuộc XL của TD Pháp ntn?

-HS: Đọc đoạn chữ nhỏ SGK và trả lời

-GV nhấn mạnh: Cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã gây cho TD Pháp những thiệt hại : 1 loạt nhà máy, kho hàng của địch ở SG bị đánh phá, điện nước bị cắt, quân ta còn đột nhập vào sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến SG .

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 30, Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25 
Tiết : 30 
Bài: 24 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 - 1946)
Ngày soạn: 18/02/2014 
Ngày dạy: 19/02/2014
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức :
a. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược: 
- Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ (Sài Gòn), mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần hai.
- Nhân dân Nam Bộ anh dũng đánh trả.
- Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho miền Nam chiến đấu.
b. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng: 
- Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn thân Tưởng, ta chủ trương nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị: Nhường 70 ghế trong Quốc Hội, một số ghế Bộ Trưởng, cung cấp lương thực, tiêu tiền “quan kim”…
- Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp, trừng trị bọn phản cách mạng.
c. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt Pháp (14/9/1946):
- Tưởng và Pháp ký Hiệp ước Hoa- Pháp, bắt tay chống phá cách mạng nước ta.
Ta chủ trương hoà hoãn với Pháp, ký Hiệp định sơ bộ nhằm đuổi quân Tưởng về nước.
- Nội dung:
+ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
+ Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng và sẽ rút dần trong 5 năm.
+ Hai bên ngừng bắn, tiếp tục đàm phán.
- Cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri thất bại, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp bản Tạm ước Việt- Pháp ngày 14/9/1946.
- Việc ta ký Hiệp định sơ bộ và Tạm ước Việt- Pháp, đã giúp ta loại được một kẻ thù là quân Tưởng, có thêm thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
(Lập niên biểu về những sự kiện chính của thời kỳ này)
2. Kĩ năng :
- Phân tích, nhận định , đánh giá sự kiện Ls.
 3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần CM
- Tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao lòng tự hào dân tộc 
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: +Hình ảnh đoàn quân nam tiến vào Nam Bộ chiến đấu
- HS: + Đọc trước bài mới.
2. phương pháp: -Vấn đáp, trực quan, kể chuyện …
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Ổn định lớp: 1’
 2. KTBC: 3’ 
 Câu hỏi :Tại sao nói nước VN DCCH sau CM tháng Tám đã ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ?
 3. Bài mới: * Giáo viên giới thiệu bài phần mở đầu trong SGK để đi vào bài mới …
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
13’
HĐ 1:
-GV: Gợi cho HS biết được sự quay trở lại xâm lược nước ta của TD Pháp dưới sự dọn đường của quân Anh
-GV: TD Pháp đã có dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta sớm và chúng đã chuẩn bị kế hoạch đó ngay từ khi PX Nhật đầu hàng đồng minh. Đế Quốc Anh với danh nghĩa đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật nhưng thực chất là dọn đường cho TD Pháp quay trở lại xâm lược nước ta 
-GV: Quân và dân ta đã chiến đấu chống cuộc XL của TD Pháp ntn?
-HS: Đọc đoạn chữ nhỏ SGK và trả lời
-GV nhấn mạnh: Cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã gây cho TD Pháp những thiệt hại : 1 loạt nhà máy, kho hàng của địch ở SG bị đánh phá, điện nước bị cắt, quân ta còn đột nhập vào sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến SG….
-GV: Kể chuyện Lê Văn Tám chiến đấu anh dũng
-GV: Trước sự XL của TD Pháp ở Nam Bộ, nhân dân miền Bắc đã làm gì để ủng hộ MN?
-HS: Dựa vào SGK trả lời
-GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận
-GV: Giới thiệu h/a về những đoàn quân “Nam tiến” lên đường vào MN chiến đấu
IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược:
 a/Âm mưu của TDP:
 - Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945 Pháp tấn công Sài gòn-Gia định ,Nam bộ, trở lại XL nước ta
- Nhân dân ta chống trả bằng mọi hình thức và mọi vũ khí: ở Sài Gòn - Chợ Lớn - sau đó Nam Bộ và Nam Trung Bộ
- Nhân dân MB tích cực chi viện sức người, sức của cho MN: “Những đoàn quân Nam tiến”, quỹ nuôi quân
12’
HĐ 2:
-GV: Giới thiệu sự có mặt của 20 vạn quân Tưởng ở nước ta.
-GV: Quân Tưởng vào nước ta có âm mưu gì:
-HS: trả lời
-GV: Nhận xét và chốt ND
-GV: Tưởng sử dụng bọn tay sai chống phá ta từ bên trong: đòi ta cải tổ C/p, giành cho chúng 1 số ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, đòi gạt Đảng viên ĐCS ra khỏi C/p.
* Hoạt động 3: Cá nhân
-GV: Trước âm mưu của Tưởng, ta đã có chủ trương, sách lược gì?
-GV chốt ND:
 Về C.trị: nhường 70 ghế trong quốc hội và 4 ghế bộ trưởng
 Về KT: cung cấp LT, nhận tiêu tiền quan kim
-GV: Đối với tay sai ta có B/p gì?
-GV: KL
V. Đấu tranh chống Tưởng và bọn phản cách mạng:
 a/ - Âm mưu của Tưởng: chống phá c/m, đưa ra nhiều yêu sách về KT, CT
 b/- Chủ trương của ta:
 + Với Tưởng: Hoà hoãn, nhân nhượng 
 + Bọn tay sai: Cương quyết trấn áp
12’
HĐ 3:
-GV cho HS thảo luận cặp: Sự bắt tay hoà hoãn giữa Tưởng và Pháp: Tưởng và Pháp có âm mưu gì chống phá C/m nước ta? ND hiệp ước đó là gì?
-GV: Nói rõ: Theo hiệp ước này Pháp nhường cho Tưởng 1 số quyền lợi về KT trên đất Trung Quốc và Cho phép vận chuyển hàng hoá qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế. Ngược lại Pháp đưa quân ra Bắc thay thế quân đội Tưởng và làm nhiện vụ giải giáp quân đội Nhật. Điều này vi phạm trắng trợn chủ quyền của dân tộc ta, coi VN là món hàng để trao đổi.
-GV: Trước tình hình đó, Đảng ta có chủ trương, sách lược gì để đối phó?
-HS: Trả lời
-GV: Nhận xét và chốt ND
-HS: Đọc đoạn in nghiêng trong SGK về ND Hiệp ước Sơ bộ (6/3/1946)
-GV: Hãy cho biết tình hình nước ta sau Hiệp ước Sơ Bộ được kí kết?
-HS: Trả lời
-GV nhận xét và chốt nội dung:
 Sau Hiệp định Sơ Bộ, TD Pháp tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, chúng còn T/l C/p Đà Lạt, Phông-te-nô-blô, quan hệ Việt – Pháp cực kì căng thẳng và nguy cơ chiến tranh đến gần
-GV: Cho HS tìm hiểu việc HCM kí với C/p Pháp bản tạm ước 14/9/1946
-GV: Ý nghĩa của việc ta kí các Hiệp định với TD Pháp?
-HS: Trả lời
VI.Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt- Pháp (14/9/1946):
 a/Nguyên nhân:- Tưởng và Pháp kí hiệp ước Hoa-Pháp (28/2/1946) èchúng bắt tay chống phá C/m nước ta
 - Chủ trương của ta: Hoà hoãn với Pháp, nhằm đuổi Tưởng về nước
 b/ Hiệp định sơ bộ:
 -6/3/1946
 - ND: (sgk)
- 14/9/1946 HCM lại kí với Pháp bản Tạm ước 
- Ý nghĩa: loại được 1 kẻ thù, có thêm thời gian hoà hoãn để chuẩn bị kháng chiến lâu dài
 4. Củng cố: 3’
 - Nối thời gian và sự kiện sao cho đúng:
 Sự kiện Thời gian
 Quốc hội họp phiên đầu tiên 6/3/1946
 Tưởng và Pháp kí hiệp ước Hoa – Pháp 2/3/1946
 Hiệp định Sơ Bộ giữa ta và Pháp 14/9/1946
 HCM kí tạm ước với Pháp 28/2/1946
 5. Dặn dò: 1’ - Học bài cũ; tìm hiểu bài mới.
 - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK
* Rút kinh nghiệm: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doc25-30.doc