Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 18: Kiểm tra học kỳ một

- Khoa học cơ bản : Có những những phát minh lớn, đánh đấu bước nhảy vọt trong toán học, lý học, hóa học, sinh học.(0.5)

 - Công cụ sản xuất : Có những phát minh mới như máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động. (0.5)

 - Năng lượng mới : Tìm ra nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, thủy triều. (0.5).

 - Vật liệu mới : chất dẻo (Polyme) quan trọng hàng đầu trong cuộc sống và trong công nghiệp, chất titan dùng trong công nghiệp hàng không và vũ trụ. (0.5).

 - Cách mạng xanh : Tạo ra những giống lúa mới và con giống mới có năng xuất cao, giải quyết được vấn đề lương thực cho nhiều quốc gia. (0.5).

 - Giao thông vận tải và thông tin liên lạc : Sản xuất được máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao, phương tiện thông tin vô tuyến điện hiện đại, phóng thành công tàu vũ trụ , đưa con người bay vào vũ trụ (0.5).

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 18: Kiểm tra học kỳ một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18
Tiết : 18
KIỂM TRA HỌC KỲ MỘT
NS: 10/12/2013
NTH: 17/12/2013
ĐỀ KIỂM TRA
A- Trắc nghiệm.
 I. Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:(1điểm)
 1) Sự phát triển “Thần kỳ” của nền kinh tế Nhật bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào 
 a- Những năm 50 của thế kỷ XX. 	 b- Những năm 60 của thế kỷ XX. 
 c- Những năm 70 của thế kỷ XX. d- Những năm 80 của thế kỷ XX.
 2) Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 cuả thế kỷ XX, phong trào đấu tranh dành độc lập diễn ra chủ yếu ở những nước nào ?
 a- Các nước Nam á và bắc Phi. 	 b- Các nước trên bán đảo Đông Dương.
 c- Các nước Anggôla, Môdămbích, Ghinêbitxao. d- Các nước Mĩ La-tinh.
 3) Hãy kể tên các nước Đông Nam Á tham gia hội nghị Băng Cốc, thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ?
 a- Việt Nam, Lào, Miến điện và Bru nây.
 b- Inđônêxia, Mãlaixia, Lào, Thái Lan và XingaPo.
 c- Việt Nam, Inđônêxia, Lào, Thái lan và XingaPo.
d- Malaixia, PhilípPin, Campuchia, Miến điện và Brunây.
 4) Em hãy chỉ ra ba trung tâm kinh tế, tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XX ?
 a- Anh-Mĩ-Lien Xô. b- Mĩ-Đức-Nhật bản. c- Anh-Pháp-Mĩ. d- Mĩ-Nhật bản-Tây âu.
II. Em hãy điền vào bảng sau đây tên các tổ chức liên kết kinh tế ở Tây Au cho phù hợp :(2 điểm)
Thời gian thành lập
Tên gọi các tổ chức liên kết
Tháng 4-1951
Tháng 3-1957
Tháng 7-1967
Tháng 12-1991
 III. (2 điểm) Em hãy điền các từ cho sẵn vào ô trống : Tiến bộ xã hội, Tư bản chủ nghĩa, Xã hội chủ nghĩa, Mĩ, Hòa bình, Liên Xô ( Có từ dùng hai lần).
 “ Đặc điểm lớn hầu như bao trùm cả giai đoạn lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay là thế giới chia thành hai phe ……………… và…………….., do hai siêu cường ………….. và………. Đứng đầu mỗi phe. Hai siêu cường này trong tình trạng đối đầu, “Chiến tranh lạnh” căng thẳng, quyết liệt. Trong giai đoạn này, mục tiêu đấu tranh của các lực lượng ……………… và các lực lượng cách mạng dân chủ tiến bộ là …………………………………………………………………………………………
 B- Tự luận :
 I. Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật từ 1945 đến nay ?(3 điểm)
 II. Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?(2 điểm)
 * ĐÁP ÁN.
A- Trắc nghiệm.
I- Câu 1 : 1 điểm ; 1-b; 2-c; 3- b; 4-d. (Mỗi ý 0.25 điểm).
II- Câu 2 : 2 điểm .
Thời gian thành lập
Tên gọi các tổ chức liên kết
Tháng 4-1951
Cộng đồng than thép Châu âu ra đời. (0.5)
Tháng 3-1957
Cộng đồng năng lượng – Cộng đồng kinh tế Châu âu ra đời.0.5
Tháng 7-1967
Cộng đồng Châu Au (EC) thành lập (0.5)
Tháng 12-1991
Liên minh Châu Au được thành lập (EU). (0.5)
III- Điền mỗi từ đúng 0.25 điểm; Tổng số điểm : 2 điểm.
 “ Đặc điểm hầu như bao trùm cả giai đoạn lịch sử này là thế giới chia làm hai phe tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội, do hai siêu cuờng Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Hai siêu cường trong tình trạng “Đối đầu”, “Chiến tranh lạnh” căng thẳng, quyết liệt . Trong giai đoạn này, mục tiêu đấu tranh của các lực lượng xã hội chủ nghĩa và các lực lượng cách mạng dân chủ tiến bộ xã hội là hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
B- Tự luận :
 I. (3 điểm). Những thành tựu của cách mạng khoa học-kỹ thuật.
 - Khoa học cơ bản : Có những những phát minh lớn, đánh đấu bước nhảy vọt trong toán học, lý học, hóa học, sinh học.(0.5)
 - Công cụ sản xuất : Có những phát minh mới như máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động. (0.5)
 - Năng lượng mới : Tìm ra nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, thủy triều. (0.5).
 - Vật liệu mới : chất dẻo (Polyme) quan trọng hàng đầu trong cuộc sống và trong công nghiệp, chất titan dùng trong công nghiệp hàng không và vũ trụ. (0.5).
 - Cách mạng xanh : Tạo ra những giống lúa mới và con giống mới có năng xuất cao, giải quyết được vấn đề lương thực cho nhiều quốc gia. (0.5).
 - Giao thông vận tải và thông tin liên lạc : Sản xuất được máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao, phương tiện thông tin vô tuyến điện hiện đại, phóng thành công tàu vũ trụ , đưa con người bay vào vũ trụ… (0.5).
 II. Thái đô chính trị của các g/c trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Địa chủ phong kiến : Cấu kết chặt chẽ về chính trị với thực dân Pháp. (0.25)
- Tư sản mại bản : Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp. (0.25)
- Tư sản dân tộc : Có tinh thần cách mạng xong dễ thỏa hiệp, dao động. (0.25)
- Tiểu tư sản : Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc dân chủ.(0.5)
- G/c nông dân : Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.(0.25)
- G/c công nhân : là giai cấp tiên phong của cách mạng, Là lực lượng lãnh đạo cách mạng. (0.5)
6. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docS9TU18-T18.doc