Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 16, bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Võ Thị Hoa

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp ở nước ta. (12/)

? Tại sao Pháp tiến hành chương trình khai thác lần II?

? Mục đích khai thác thuộc địa?

HS: Dựa vào sgk trả lời.

GV: Chuẩn xác.

GV: hướng đẫn học sinh trình bày nội dung theo từng mặt.

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 27/sgk, xác định nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai trên lược đồ.

HS: Quan sát, nghe.

HS thảo luận 3’: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai có gì giống và khác so với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

HS: liên hệ kiến thức ở lớp 8 để trả lời.

GV: Đánh giá sự khác nhau cơ bản chương trình khai thác lần I và II.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 16, bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17	Ngày soạn: 14/12/2015
Tiết : 16	Ngày dạy: 16/12/2015
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: Việt Nam trong những năm 1919 -1930
Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Nguyên nhân và những chính sách của chương trình khai thác thuộc địa lần II của Pháp.
	- Thủ đoạn về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực Pháp nhằm phục vụ cho cuộc khai thác.
	- Sự biến đổi về kinh tế, xã hội trên đất nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa.
	2. Thái độ:
	- Giáo dục lòng căm thù đối với những chính sách bóc lột thâm độc, của thực dân Pháp và sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới chế độ thực dân phong kiến. 
 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát lược đồ, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
	- Giáo án, lược đồ “nguồn lợi của tư bản Pháp” ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần II.
	- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về chính sách của thực dân Pháp. 
	2. Học sinh:
	- Đọc bài mới trả lời câu hỏi mực xanh.
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định lớp: (1/)
	9A1; 9A2; 9A3.
2. Kiểm tra bài cũ: (Trong quá trình học bài mới)
	3.Giới thiệu bài mới: (1/)
	Giới thiệu chương lịch sử Việt Nam trong chương trình lịch sử lớp 9. Mở đầu chúng ta cùng tìm hiểu chương I: Việt Nam trong những năm 1919 -1930. Đầu tiên: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
4. Bài mới: (39/)
I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp ở nước ta. (12/)
? Tại sao Pháp tiến hành chương trình khai thác lần II?
? Mục đích khai thác thuộc địa?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Chuẩn xác.
GV: hướng đẫn học sinh trình bày nội dung theo từng mặt.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 27/sgk, xác định nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai trên lược đồ.
HS: Quan sát, nghe.
HS thảo luận 3’: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai có gì giống và khác so với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
HS: liên hệ kiến thức ở lớp 8 để trả lời.
GV: Đánh giá sự khác nhau cơ bản chương trình khai thác lần I và II.

1. Nguyên nhân:
- Do Pháp bị tàn phá nặng.
- Nền kinh tế kiệt quệ.
2. Mục đích: vơ vét, bóc lột, thuộc địa →bù đắp.
3. Nội dung:
- Nông nghiệp: tập trung phát triển cao su.
- Công nghiệp:
	ØKhai thác mỏ (than).
	ØCông nghiệp nhẹ: dệt, rượu, bia
	ØThương nghiệp: phát triển hơn trước.
	ØThuế nhập khẩu cao → hàng hóa Pháp tràn ngập.
	ØGiao thông vận tải:tuyến đường sắt xuyên Đông Dương
	ØNgân hàng Đông Dương:nắm quyền chỉ huy.
Nhận xét: - Hạn chế công nghiệp nặng.
	 - Tăng cường vơ vét bằng thuế.
II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục. (10/)
? Trình bày những chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đối với nước ta?
? Tại sao Pháp dùng chính sách “chia để trị”?
GV: Phân tích sự thâm độc của thực dân Pháp.

1. Chính trị: 
- “Chia để trị” → gây chia rẽ nội bộ đất nước và nhân dân ta.
- Cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, đàn áp nhân dân.
2. Văn hóa, giáo dục:
	ØVăn hóa nô dịch.
	ØTệ nạn xã hội lan tràn.
	ØTrường học hạn chế.
	Øxuất bản báo chí → tuyên truyền chính sách khai thác.
III. Xã hội Việt Nam phân hóa
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân hóa của xã hội việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. (17/)
HS Thảo luận nhóm 5’ những câu hỏi sau:
? Những giai cấp cũ có sự phân hóa như thế nào? 
? Những giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện.
? Thái độ chính trị của từng giai cấp và tầng lớp.
? Tại sao giai cấp công nhân dần dần trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
HS: Trình bày kết quả thảo luận.
GV: Phân tích thêm.
Gồm nhiều giai cấp:
- Giai cấp địa chủ, phong kiến: cấu kết với Pháp à đàn áp bóc lột nông dân.
- Giai cấp tư sản: 	Tư sản mại bản.
	Tư sản dân tộc: chống đế quốc phong kiến → dễ thỏa hiệp.
- Tầng lớp tiểu tư sản: Tăng nhanh, bị chèn ép, tiếp cận với trào lưu tư tưởng mới → là lực lượng cách mạng.
- Giai cấp nộng dân: Chiếm 90%, bị áp bức, bóc lột nặng nề à hăng hái tham gia cách mạng.
- Giai cấp công nhân: phát triển số lượng, chất lượng.
+ Chịu 3 tầng áp bức: Đế quốc, phong kiến, tư sản.
+ Gần gũi với nông dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước.
 → Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
5. Củng cố: (3/)
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài ở SGK.
	6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
	- Trả lời câu hỏi cuối bài 14, đọc trước bài 15 mục I ở nhà
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTUAN_16_LS9_TIET_16.doc
Giáo án liên quan