Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 15, Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ 1945 đến nay

- Những thành tựu : (6đ điểm)

 + Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu những bước nhay vọt chưa từng có trong lịch sử ở các ngành toán, lí, hoá, sinh, nghiên cứu thành công phương pháp sinh sản vô tính, giải mã bản đồ gien người,

 + Trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã có những phát minh lớn:

 Sản xuất được những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa to lớn nhất là sự ra đời của máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động.

+ Đã tìm ra những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời .

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5690 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 15, Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ 1945 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Tiết : 15
Bài 13 TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ 1945 ĐẾN NAY
NS: 19/11/2013
ND: 26/11/2013
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức :
a. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay: 
- CNXH từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới. Trong nhiều thập niên, hệ thống XHCN thế giới là một lực lượng hùng mạnh, có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của thế giới. Nhưng do phạm phải nhiều sai lầm, hệ thống XHCN đã tan rã vào những năm 1989- 1991. 
- Sau chiến tranh, cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã sụp đổ, hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, ngày càng giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Nhiều nước đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội.
- Sau chiến tranh, những nét nổi bật của hệ thống TBCN là:
Nền kinh tế phát triển tương đối nhanh, tuy không tránh khỏi có lúc suy thoái, khủng hoảng.
Mỹ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN và theo đuổi mưu đồ thống trị thế giới.
Xu hướng liên kết khu vực về kinh tế ngày càng phổ biến, điển hình là Liên minh châu Âu (EU).
- Về quan hệ quốc tế, sự xác lập của trật tự thế giới hai cực với đặc trưng lớn là sự đối đầu gay gắt giữa hai phe CNTB và CNXH. Đặc trưng lớn nầy là nhân tố chủ yếu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau TK XX.
- Với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kỳ diệu, cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật đã và sẽ lại những hệ quả nhiều mặt không lường hết được của loài người cũng như đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
b. Những xu thế phát triển chính của thế giới ngày nay: 
- Xu thế hoà hoãn và hoà diệu trong quan hệ quốc tế.
- Thế giới đang hình thành trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
- Các nước có điều chỉnh chiến lược, lấy việc phát triển kinh tế làm trung tâm.
- Nguy cơ biến thành xung đột, nội chiến đe doạ nghiêm trọng hoà bình thế giới.
* Xu thế chung là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
(Lập niên biểu những sự kiện lớn của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay)
2. Tư tưởng : 
 - HS cần nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt với những diễn biến phức tạp giữa một bên là lực lượng XHCN , độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội với với một bên là CNĐQ và các thế lực phản động. HS cần nhận thức được Viêt Nam hiện nay có quan hệ mật thiết với khu vực và thế giới.
3. Kỹ năng :
 - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích, nhận định đánh giá, so sánh để HS thấy rõ : Mối quan hệ giữa các chương và các bài. Bước đầu làm quen với việc phân tích các sự kiện lịch sử theo lôgic : Bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
 B- CHUẨN BỊ :
 GV : Giáo án, SGK, Bản đồ thê giới và các tư liệu khác.
 HS : SGK, Vở ghi, vở bài tập lịch sử. 
 C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
 1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : (15’)
Kiểm tra 15 phút
 Câu 1: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã đạt những thành tựu kì diệu như thế nào? Hãy phân tích những tác động của nó đối với đời sống con người?
Đáp án: 
- Những thành tựu : (6đ điểm)
 + Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu những bước nhay vọt chưa từng có trong lịch sử ở các ngành toán, lí, hoá, sinh, nghiên cứu thành công phương pháp sinh sản vô tính, giải mã bản đồ gien người,…
 + Trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã có những phát minh lớn: 
 Sản xuất được những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa to lớn nhất là sự ra đời của máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động.
+ Đã tìm ra những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời….
+ Đã sáng chế ra những vật liệu mới như pôlime…
+ Công nghệ sinh học có những đột phá giúp con người thực hiện thành công cuộc Cách mạng xanh khắc phục được nạn đói ăn, thiếu thực phẩm…
+ Đạt được những tiến bộ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thành tựu chinh phục vũ trụ….
- Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ: (4 điểm)
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để phân tích các nội dung sau:
+ Tích cực : (2đ)
- Nâng cao năng xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người. 
- Tạo nên sự thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.
- Hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu.
+ Hạn chế : (2đ)
 cách mạng khoa học - công nghệ cũng có những mặt hạn chế như tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất dần nóng lên, các bệnh dịch mới xuất hiện và rất nguy hiểm, các loại vũ khí có sức hủy diệt lớn... 
 3. Bài mới :	
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
15’
Hoạt động 1 : Nhóm /cá nhân
 - Đọc Sgk phần I (Sgk T.52).
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm với các nội dung sau :
+ Em hãy cho biết sự ra đời phát triển và những sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông âu ?
 + Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông âu là gì ?
+ Em hãy cho biết phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của châu á, châu Phi, mĩ La-tinh từ 1945 đến nay ?
 + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ, Nhật và Tây âu phát triển như thế nào ?
 + Quan hệ quốc tế từ diễn ra như thế nào ?
 + Em hãy trình bày những thành tựu điển hình và ý nghĩa của cách mạng KH-KT lần 2 ?
- Thảo luận – Đại diện trả lời.
-Nhận xét – phân tích – kết luận.
I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ 1945 đến nay.
1- Hệ thống các nước XHXN.
- Hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai - Có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát ttriển của thế giới (Nửa sau TK XX).
+ 1989, CNXH sụp đổ ở Đông âu.
+ 1991, sụp đổ ở Liên Xô.
* Nguyên nhân : 
- Do sai lầm của đường lối chính sách.
- Sự chống phá của CNĐQ và các thế lực phản động.
2- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu A, Châu Phi, Mĩ La Tinh (Từ 1945 đến nay).
- Phong trào đạt được nhiều thắng lợi to lớn - Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã sụp đổ.
- Hơn 100 quốc gia dành độc lập.
- Một số quốc gia giành được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước : Trung Quốc, An Độ, ASEAN…
3- Sự phát triển của các nước tư TB chủ yếu.
- Sau khi hồi phục, các nước tư bản nhanh chóng phát ttriển kinh tế. 
+ Mĩ giàu nhất thế giới , có âm mưu bá chủ thế giới.
+ Nhật, cộng hòa liên bang Đức vươn lên nhanh chóng.
+ Hiện nay, thế giới có 3 trung tâm kinh tế lớn : Mĩ, Nhật, Tây âu.
4- Quan hệ quốc tế .
- Trật tự hai cực I-an-ta được xác lập.
- Tình hình thế giới căng thẳng ở thời kỳ “Chiến tranh lạnh”.
- Xu thế thế giới hiện nay là : chuyển từ “Đối đầu” sang “Đối thoại”
- Về cơ bản chiến tranh được đẩy lùi.
5- Sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 và ý nghĩa của nó.
a) Thành tựu:
- Khoa học cơ bản ; công cụ sản xuất; năng lượng mới; vật liệu mới; Cách mạng xanh; Giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ.
b) Ý nghĩa.
- Đánh dấu mốc tiến bộ của nhân loại.
- Thay đổi công cụ, công nghệ, nguyên liệu, thông tin, vận tải.
- Loài người bước sang nền văn minh thứ ba :”Văn minh hậu công nghiệp”, “Văn minh trí tuệ”
10’
Hoạt động 2 : Cá nhân
- Hướng dẫn HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
+ Trình bày những nét cơ bản của quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay?
+ Xu thế mới của thế giới hiện nay là gì ?
-Nhận xét – phân tích – kết luận.
II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. 
- Từ 1945 đến 1991 thế giới chịu sự chi phối của hai cực I-an-ta.
- Từ 1991 đến nay , trật tự thế giới đang hình thành thế giới đa cực.
 * Xu thế mới : 
+ Chuyển từ đối đầu sang đối thoại : Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
+ Hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
 4. Củng cố : (4’)
 ? : Tại sao nói : “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thách thức, vừa là thời cơ 
 * Gợi ý : 
 + Thách thức : Hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa bởi xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố…
 + Cạnh tranh gay gắt -> sự phá sản, thất nghiệp, kinh tế suy thoái v.v…
 + Thời cơ : Vì hòa bình, hợp tác phát triển cho phép các nước tận dụng các thành tựu KH-KT, lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng quan hệ quốc tế v.v…
 5. Dặn dò : (1’) Học bài theo dàn bài; Soạn bài 14 : Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
 6. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docS9TU15-T15.doc
Giáo án liên quan