Giáo án Lịch sử 8 tuần 24+25: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

1Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế 7-1885

a Bối cảnh

-Sau 1884 triều Nguyễn phân hoá, phái chủ chiến chống Pháp.

+ Xây dựng lực lượng, tích lương thảo, khí giới.

+Đưa Hàm Nghi lên ngôi.

+ Thủ tiêu phần tử thân Pháp.

+ Chuẩn bị phản công Pháp.

-Pháp lo sợ tìm cách diệt phái chủ chiến.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tuần 24+25: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16 /02/2014	Ngày dạy: 17/02-01/3/2014
Tuần : 24+25	Tiết PPCT: 40+41
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 
CUỐI THẾ KỈ XIX
I/ Mục tiêu bài học
1Kiến thức
-Nguyên nhân và vụ biến kinh thành Huế 5-7-1885.
-Những nét khái quát nhất trong phong trào Cần Vương, chia 2 giai đoạn.
-Những cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương.
-Nguyên nhân diễn biến, những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khởi nghĩa, ý nghĩa lịch sử của phong trào.
2Tư tưởng
-Giáo dục lòng yêu nước tinh thần tự hào dân tộc.
-Tôn trọng, biết ơn các văn thân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho dân tộc.
3Kĩ năng
-Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng tường thuật các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, kĩ năng so sánh, nhận xét rút ra bài học kinh nghiệm.
II/ Thiết bị,tư liệu 
-Lược đồ vụ biến kinh thành Huế 7-1885.
-Lược đồ các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
-Chân dung các sĩ phu, vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết...
III/ Phương pháp: Đàm thoại; nêu vấn đề; thảo luận nhóm
IV/ Tiến trình tiết dạy
1Ổn định lớp
2Kiểm tra bài cũ
?Trình bày nội dung điều ước Hác Măng và điều ước Pa tơ nốt
3. Dạy-học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
TIẾT 1
* Hoạt động 1
HS đọc SGK.
? Em hãy trình bày bối cảnh vụ biến kinh thành Huế 5-7-1885.
? Phái chủ chiến đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc chiến.
? Thái độ của Pháp ntn?
GV. Pháp trấn tĩnh phản công chiếm kinh thành, tàn phá...
? Em có suy nghĩ gì về việc làm của Tôn Thất Thuyết
.
GV sơ kết chuyển ý.
1Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế 7-1885
a Bối cảnh
-Sau 1884 triều Nguyễn phân hoá, phái chủ chiến chống Pháp.
+ Xây dựng lực lượng, tích lương thảo, khí giới.
+Đưa Hàm Nghi lên ngôi.
+ Thủ tiêu phần tử thân Pháp.
+ Chuẩn bị phản công Pháp.
-Pháp lo sợ tìm cách diệt phái chủ chiến.
b Diễn biến
-Đêm 4 rạng5-7-1885 TTT hạ lệnh tấn công đồn Mang Cá, toà khâm sứ.
-Pháp tổ chức lực lượng tràn vào kinh thành Huế...
* Hoạt động 2
Sau thất bại TTT đưa Vua đi lánh nạn tại sơn phòng – Quảng trị ông ra chiếu Vần Vương-> phong trào Cần Vương bùng nổ.
h đọc SGK.
GV g/t Hàm Nghi và TTT.
? Vì sao phong trào Cần Vương bùng nổ.
Hãy sơ lược diễn biến của phong trào
? Tại sao phong trào không nổ ra ở Nam kì?
? Em cho biết thái độ của nhân dân
GV sơ lược chuyển ý
2Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng
a Nguyên nhân
-Sau vụ biến kinh thành Huế.
-Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương-> Phong trào ...lan rộngbắc,trung.
bDiễn biến
Phong trào chia hai giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: 1885-1888- phong trào ...lan khắp bắc, Trung kì.
+Giai đoạn 2:1888-1896...qui tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn.
-1886 TTT sang TQ cầu viện– Hàm Nghi bị bắt- đi đày.
TIẾT 2
* Hoạt động 1
HS đọc phần 1
GV dùng lược đồ khởi nghĩa Ba Đình g/t
căn cứ ... thuộc Nga Sơn-TH được xây dựng trên địa bàn ba làng...bao bọc xung quanh là luỹ tre dày, hệ thống hào rộng, bờ đất dày kiên cố rộng 8-10m cao3m bố trí lỗ châu mai tiện quan sát giặc bên ngoài. Trên mặt thành xếp hàng nghìn sọt bùn trộn rơm phía trong thành có hệ thống giao thông tiện cho việc vận chuyển, tiếp tế, một số nơi có công sự cố thủ có hầm ngầm nối liền trợ giúp khi chiến đấu.
-Từ ngoài căn cứ nhìn vào cảnh làng quê thanh bình giặc khó phát hiện được bên trong song bên trong lại tiện theo dõi giặc qua các lỗ châu mai
? Em có nhận xét gì về những điểm mạnh điểm yếu của căn cứ Ba Đình
? Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là ai?
Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa.
-6-1-1887B rít xô huy động 2500 quân chia 3 mũi đánh vào căn cứ, sau hai đợt chúng đều bị chặn lại bên ngoài, dư luận Pháp sôn sao lo ngại, yêu cầu giải quyết triệt để việc này
-15-1-1887 địch quyết định tấn côngđợt 3.Sau một thời gian vất vả đối phó dịch quyết định chuyển hướng tấn công, chúng dùng vòi rồng phun dầu vào, sau đó nã đại bác tạo thành một biển lửa thiêu cháy luỹ tre rồi xông vào. Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, kiên cường.
-20-1-1887 căn cứ Ba Đình bị cô lập, nghĩa quân mở đường máu rút lên Mã cao.
-21 Pháp chiếm Ba Đình triẹt hạ làng mạc, khủng bố trắng, bắt triều Nguyễn xoá sổ tên Ba Đình.
-Đầu 2-1887 Pháp truy kích Mã Cao, sau 10 ngày chiến đấu mã cao bị thất thủ.
? Em hãy trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa
GV sơ lược, chuyển ý
Dùng lược đồ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy g/t
 Bãi Sậy là một trong những căn cứ chống Pháp tiêu biểu ở Bắc Kì. Nằm giữa hai con đường quốc lộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ, dễ cơ động... có thể di tản đi Hải Dương, Thái bình, Ninh Bình.
...Không xây dựng kiên cố mà bố trí cạm bẫy, kín đáo lợi hại, hoạt động phân tán.... sau 10 năm gây cho Pháp nhiều khó khăn.
? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về căn cứ bãi sậy?
Bộ phận lãnh đạo?
GV g/t Nguyễn Thiện Thuật- sinh 1844 tại Mĩ Hào huyện Hưng Yên 1867 thi đỗ cử nhân và được phong chức quan nhỏ tại Thanh Hoá. 8-1883 ông mưu đánh úp tỉnh lị TH không thành sang TQ cầu viện.
7-1885 hưởng ứng chiếu Cần Vương ông về nước kháng chiến chống Pháp ở Hưng Yên, đây là phong trào kháng chiến lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ hồi đó.
? Diễn biến cuộc khởi nghĩa.
? Hãy so sánh để rút ra các điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc khởi nghĩa Ba Đình-Bãi Sậy.
-Giống: hưởng ứng chiếu Cần Vương, nêu cao tinh thần yêu nước.
-Khác: Ba Đình-phòng thủ, bị động.
Bãi Sậy- địa bàn rộng, lối đánh du kích, cơ động, khó bị tiêu diệt, dựa vào dân, thời gian tồn tại lâu...
GV sơ kết chuyển ý
? Bộ phận lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê
? Em biết gì về Phan Đình Phùng , từng làm quan Ngự sử, 1885 ông chiêu mộ nghĩa quân khởi nghĩa.
Cao Thắng Là trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng, là dũng tướng trẻ xuất thân trong g/đ nông dân
1885-1888 ông ra Bắc liên lạc với một số phong trào miền Bắc, xây dựng căn cứ, chuẩn bị lực lượng, có công lớn trong việc rèn đúc vũ khí .
? Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa
 17-10-1894 Pháp mở cuộc vây quét lớnlên căn cứ. Phan đình Phùng chuẩn bị sẵn. Lợi dụng thế nước chảy xiết trước mặt căn cứ, ông cho nghĩa quân lấy gỗ làm bè ngăn nước và nhiều khúc gỗ to thả sẵn. Lợi dụng khi giặc lội tràn qua đoạn suối cạn để vào căn cứ, đợi khi chúng đến giữa dòng ông cho mở đập, nước chảy xiết kéo theo gỗ lao vào giặc ... một số ten chạy vội vào bờ bị tập kích, chết gần hết.
 Sau nhiều lần thất bại giặc tập trung lực lượng bao vây cô lập nghĩa quân.
?Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vường
HS thảo luận
3. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
a. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
-Căn cứ Ba Đình
Nga Sơn-TH,là công sự phòng thủ kiên cố,địa bàn ba làngliền kề nhau
-Nghĩa quân hoạt động tích cực đánh chớp nhoáng
-Lãnh đạo
Phạm Bành, Đinh công Tráng
-Thành phần tham gia
Người Kinh, Mường, Thái
-Diễn biến
+ 12-1886 đến 1-1887 nghĩa quân chiến đấu dũng cảm- giặc sôn sao lo ngại.
+15-1-1887 Giặc phun dầu thiêu cháy ...nghĩa quân rút khỏi căn cứ lên Mã cao.
+2-1887 Mã cao thất thủ.
b. Khởi nghĩa bãi sậy (1883-1892)
-Căn cứ Bãi Sậy
Tỉnh Hưng Yên, là vùng đồng chiêm trũng, lau sậy um tùm.
1885-1889 trở thành căn cứ chống Pháp
-Bộ phận lãnh đạo.
Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện thuật.
-Diễn biến:
1885-1889 nghĩa quân hoạt động mạnh dùng lối đánh du kích, đánh vận động khống chế tiêu diệt dịch trên đường số 5,39.
1889 Nguyễn Thiện Thuật sang TQ cầu viện, Pháp tấn công lớn-> khởi nghĩa tan rã.
c. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
-Lãnh đạo
Phan Đình Phùng, Cao Thắng
-Địa bàn
Căn cứ chính Ngàn Trươi, Hương Khê
Đại bàn 4 tỉnh TH, NAn, H Tĩnh, Quảng Bình
-Diễn biến:
K/n chia 2 giai đoạn
g/đ 1 xây dựng lực lương, rèn vũ khí
g/đ 2, 1888-1895 nghĩa quân hoạt động mạnh đẩy lùi nhiều cuộc vây quét lớn của địch ở Ngàn Trươi.
4. Củng cố. 
GV củng cố kiến thức bài học
? Vì sao phong trào vũ trang chống Pháp đều thất bại
 Thiếu bộ phận lãnh đạo có đầy đủ năng lực, khủng hoảng về đường lối, ngọn cờ Cần vương đã lạc hậu không đủ sức thuyết phục nhân dân, phong trào thiếu liên hệ chặt chẽ
5. Hướng dẫn về nhà
H S về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo bài 27.
V./ Rút kinh nghiệm:
	Tân Phú , ngày tháng năm 2014
	 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
	( ký ,ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docTuần 24+25.doc