Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 52a: Phụ đạo

4. Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” của:

a. Trương Định b. Nguyễn Tri Phương c. Nguyễn Hữu Huân d.Nguyễn Trung Trực

5. Ai được nhân dân tôn làm chủ soái để chống Pháp với chức danh là “Bình Tây đại nguyên soái”:

a. Trương Định b. Nguyễn Tri Phương c. Trương Quyền d. Nguyễn Trung Trực

6. Ai là người bắt cóc tên điền chủ người Pháp Sét-nay để trao đổi điều kiện với Pháp:

a. Phan Châu Trinh b. Đề Nắm c. Đề Thám d. Phan Bội Châu

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 52a: Phụ đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 37
Tiết: 52a 
PHỤ ĐẠO
Ngày soạn: 06/05/2014
Ngày dạy: 13/05/2014 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học thông qua một số bài tập cụ thể về các sự kiện chính về thời gian và nội dung trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1858-1918.
2. Tư tưởng: 
- Rèn luyện HS tốt hơn nữa việc học tập LS, hệ thống hóa được kiến thức, nắm được các sự kiện lịch sử Việt Nam từ đó biết phân tích sự kiện rút ra được kết luận, nhận xét.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh, lập bảng đồ thống kê.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập. Bảng thống kê các sự kiện lịch sử.
III/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Hãy viết các sự kiện chính của LSVN giai đoạn 1858-1918 vào bảng sau:
Niên đại
Sự kiện
1/9/1858
Thực dân Pháp mở dầu xâm lược nước ta ở Đà nẵng
2/1859
Pháp tấn công Gia Định
24/2/1861
Đại đồn Chí Hòa thất thủ
5/6/1862
Triều đình Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp
1861-1864
Khởi nghĩa Trương Định
1861-1868
Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực
10/12/1861
Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Et-pê-răng của Pháp
20/11/1873
Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất
21/12/1873
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất, Gác-ni-nê bị giết
15/3/1874
Triều đình Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất với Pháp
25/4/1882
Pháp chiếm thành Hà Nội, Hoàng Diệu hi sinh
19/5/1883
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết
18-20/8/1883
Pháp tấn công chiếm cửa Thuận An
25/8/1883
Hiệp ước Quí Mùi (Hác-măng)
6/6/1884
Hiệp ước Pa-tơ-nốt
7/1885
Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế
13/7/1858
Chiếu Cần vương ra đời
1886-1887
Khởi nghĩa Ba Đình (Phạm Bành, Đinh Công Tráng)
1883-1892
Khởi nghĩa Bãi Sậy (Nguyễn Thiện Thuật)
1885-1895
Khởi nghĩa Hương Khê (Phan Đình Phùng)
1884-1913
Khởi nghĩa Yên Thế (Hoàng Hoa Thám)
	Dùng bảng phụ hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức cũ, tổ chức cho HS điền vào bảng dưới hình thức thi đua giữa 2 đội A và B. Lớp nhận xét bổ sung, GV khẳng định, tuyên dương, tán thưởng.
Bài tập 2: Cho HS làm các bài tập trắc nghiệm sau:
1. Người đứng đầu phe chủ chiến chống Pháp:
a. Phan Thanh Giản	b. Tôn Thất Thuyết	
c. Nguyễn Tri Phương	d.Phạm Gia Vĩnh
2. Trong phong trào Cần Vương cuộc khởi nghĩa nào sủ dụng cách đánh du kích:
a. Khởi nghĩa Hương Khê	b. Khởi nghĩa Ba Đình	c. Khởi nghĩa Bãi Sậy	
3. Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược nước ta:
a. Nước ta là nước kém phát triển, Pháp muốn khai hoá văn minh ở nước ta. 
b. Chủ nghĩa tư bản phát triển cần nguyên liệu, thị trường.
c. Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu
d. Câu a , c đúng.	e. Câu b, c đúng.
4. Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” của:
a. Trương Định	b. Nguyễn Tri Phương	c. Nguyễn Hữu Huân	d.Nguyễn Trung Trực
5. Ai được nhân dân tôn làm chủ soái để chống Pháp với chức danh là “Bình Tây đại nguyên soái”:
a. Trương Định	b. Nguyễn Tri Phương	c. Trương Quyền	d. Nguyễn Trung Trực
6. Ai là người bắt cóc tên điền chủ người Pháp Sét-nay để trao đổi điều kiện với Pháp:
a. Phan Châu Trinh 	b. Đề Nắm	c. Đề Thám	d. Phan Bội Châu	
7. Khởi nghĩa Yên Thế khác với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ở những điểm nào?
a. Mục tiêu chiến đấu không phải vì vua, khôi phục chế độ phong kiến mà để bảo vệ cuộc sống.
b. Các thủ lĩnh và nghĩa quân đều xuất thân từ nông dân cần cù chất phát yêu cuộc sống tự do.
c. Địa bàn hoạt động ở vùng trung du, nghĩa quân có lối đánh linh hoạt cơ động.
d. Tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, làm chậm quá rình xâm lược, bình định của Pháp. 
e. Tất cả các ý trên đều đúng.
GV ghi sẵn bài tập bảng phụ, gọi HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung, GV có thể ghi điểm cho HS.
IV.Củng cố: Qua bài tập GV khẳng định củng cố kiến thức và nhận xét, đánh giá tinh thần học tập của HS
Dặn dò: Ôn lại nội dung kiến thức của bài tập. Chuẩn bị bài: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX : nghiên cứu câu hỏi cuối mục, cuối bài. *Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8tu37-t52a.doc