Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 48, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Thảo luận nhóm: ? Trước sự thất bại của phong trào Đông Du cho ta bài học gì? (Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu ngoại viện là sai. Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở thực lực mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.)

GV: Phong trào Đông Du là phong trào yêu nước theo chủ trương bạo động nhưng mang tính chất cải lương. Cùng thời với Pt Đông Du, ở Bắc kì có cuộc vận động cải cách văn hóa-xã hội với việc mở trường Đông Kinh nghĩa thục.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 48, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32
Tiết: 48 
Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918
Ngày soạn: 01/04/2014
Ngày dạy: 08/04/2014 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX..
- Nội dung của các phong trào: Đông Du (1905-1909), Đông Kinh nghĩa thục (1907), cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung kì (1908).
- Những cái mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX.
- Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
- Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
2. Tư tưởng: 
- Noi gương tinh thần yêu nước của các chiến sĩ CM đầu thế kỉ XX, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
- Nâng cao nhận thức của HS về bản chất tàn bạo của chế độ thuộc địa.
- Hiểu thêm giá trị độc lập tự do.
3. Kĩ năng: Giúp HS làm quen với phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện LS. Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận định ,đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử. Tổng kết rút ra bài học.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX.
Chân dung Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Hình ảnh thực dân Pháp đàn áp phong trào chống thuế, cuộc đầu độc binh lính ở Hà Nội (1908).
2. Phương pháp: - Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định&KTBC: (5’) Đầu thế kỉ XX trong xã hội Việt Nam có những giai tấng nào mới xuất hiện, thái độ chính trị của họ? Tác động của chính sách “khai thác lần thứ nhất” đối với kinh tế và xã hội VN?
2. Bài mới: Sau phong trào Cần vương tan rã, phong trào tự vệ chống Pháp của nhân dân tạm lắng xuống. Một phong trào mới đã được dấy lên ở nước ta – phong trào CM có xu hướng DCTS với nhiều hình thức phong phú. Chúng ta tìm hiểu qua bài.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
12’
Mục tiêu 1: Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
HĐ 1: Phong trào Đông Du (1905-1909):
GV giải thích phong trào Đông Du: Đầu thế kỉ XX, một trào lưu tư tưởng DCTS đã tràn vào nước ta qua các tân thư của TQ và sự duy tân tự cường của NBản, trong XHVN một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản, tiếp nhận con đường cứu nước mới: DCTS, đoạn tuyệt với chế độ PK... (SGV/214)- Cho HS xem ảnh cụ Phan Bội Châu.
- HS đọc mục 1 SGK.
? Hội Duy Tân được thành lập như thế nào? Với mục đích gì?
? Động cơ nào khiến cụ Phan Bội Châu sang Nhật Bản? (Cho rằng NB “đồng văn”, “đồng chủng” với ta đã đi theo con đường TBCN châu Âu và đã giàu mạnh lên...)
? Ý định của chuyến xuất dương năm 1905 của PBC là gì? (sang NB nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp)
? Kết quả của chuyến đi này ra sao? (người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc vũ trang sau này)
GV: Hội Duy tân đã đưa thanh niên sang Nhật du học để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 
? Phong trào Đông Du diễn ra như thế nào? (Hoạt động chủ yếu của phong trào Đông Du: đưa HS du học, viết sách báo, tổ chức GD, tuyên truyền yêu nước trong thanh thiếu niên và trong nhân dân. Từ 10/1905-9/1908 số HS du học lên đến 200 người. Du HS vừa học vừa làm, học quân sự, học văn hóa, thể thao, tham gia sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và củng cố thêm lòng yêu nước.Nhiều nhà thơ văn yêu nước và CM trong phong trào Đông Du đã được chuyển về nước, có tác dụng to lớn trong việc động viên tinh thần CM của nhân dân (Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, Việt Nam quốc sử khảo)
? Kết quả phong trào Đông Du? (Pháp cấu kết với Nhật ....)
Thảo luận nhóm: ? Trước sự thất bại của phong trào Đông Du cho ta bài học gì? (Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu ngoại viện là sai. Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở thực lực mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.)
GV: Phong trào Đông Du là phong trào yêu nước theo chủ trương bạo động nhưng mang tính chất cải lương. Cùng thời với Pt Đông Du, ở Bắc kì có cuộc vận động cải cách văn hóa-xã hội với việc mở trường Đông Kinh nghĩa thục.
I/ Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
1/ Phong trào Đông Du (1905-1909):
- Thành lập: năm 1904, Phan Bội Châu và một số sĩ phu lập Hội Duy Tân.
- Mục đích: giành độc lập dân tộc.
- Biện pháp: Nhờ Nhật giúp khí giới, tiền bạc.
+ Bạo động.
- Hoạt động: Đưa HS sang Nhật du học.
+ Viết sách báo, tổ chức GD, tuyên truyền yêu nước.
12’
HĐ 2: Đông Kinh nghĩa thục (1907):
- HS xem hình 103: Hiệu trưởng trường ĐKNT- đọc phần chữ nhỏ SGK.
? Chương trình của Đông Kinh nghĩa thục bao gồm những vấn đề gi?
? Nhận xét về địa bàn hoạt động, chủ trương của Đông Kinh nghĩa thục? 
? ĐKNT có gì khác với nhà trường đương thời? (là một tổ chức CM có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng...)
? Tính tiến bộ của ĐKNT biểu hiện ở những điểm nào?(nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền bá tư tưởng, học thuật mới, nếp sống tiến bộ...)
? ĐKNT có tác dụng gì đối với phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX?(làm cho Pháp lo sợ, thức tỉnh đồng bào chống Pháp...SGV/216)
? Thực dân Pháp đã đối phó như thế nào?
2. Đông Kinh nghĩa thục (1907):
- Thành lập: 3/1907.
- Lãnh đạo: Lương Văn can, Nguyễn Quyến....
- Địa bàn chủ yếu ở Hà Nội, sau đó phát triển ra ngoại thành và một số tỉnh khác
- Hơn 1000 học sinh.
- Chủ trương: khai dân trí, chuẩn bị lực lượng cho CM Việt Nam.
- Tác dụng: Thúc đẩy phong trào cách mạng.
+ Làm cho Pháp lo sợ
+ Phát triển văn hóa.
- Kết quả: 11/1907, Pháp ra lệnh giải tán ĐKNT.
11’
HĐ 3: Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908):
- HS đọc mục 3 SGK .
? Người lãnh đạo phong trào Duy Tân? (Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...)- HS xem chân dung Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng. GV giới thiệu thêm về họ.
? Cuộc vận động Duy Tân diễn ra như thế nào?
? So sánh chủ trương của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu có gì giống và khác nhau? (Giống: đều mang tư tưởng yêu nước, muốn làm một cuộc bạo động CM đề giành độc lập dân tộc, song khác nhau: PCT dùng chủ trương dùng bạo lực kết hợp với cải cách xã hội, cải cách từ 2 phía đối với nhà nước thực dân: viết thư gửi toàn quyền PônBô-1906, đối với quần chúng: hô hào mở trường dạy học, khai dân trí, bài trừ hủ tục, cổ động chấn hưng thực nghiệp)
GV: do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, cuộc đấu tranh đòi dân chủ của Ndân đã dẫn đến phong trào chống thuế ở Trung kì.
? Phong trào chống thuế diễn ra như thế nào? Nhận xét?(Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ quyết liệt, làm tê liệt chính quyền PK-TD ở nông thôn, từ đấu tranh ôn hòa dẫn đến khuynh hướng bạo động)
? Kết quả, ý nghĩa của phong trào chống thuế ở T.kì?( thể hiện tinh thần yêu nước, năng lực cách mạng của nông dân, đồng thời thấy hạn chế của họ khi chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến)
3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908):
a. Cuộc vận động Duy Tân:
- Chủ trương vận động cải cách.
- Hình thức phong phú
- Biện pháp: mở trường dạy học, khai dân trí, bài trừ hủ tục, cổ động chấn hưng thực nghiệp.
b. Phong trào chống thuế ở Trung k ì (1908):
- Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ quyết liệt.
- Kết quả: Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp.
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, năng lực cách mạng của nông dân.
	3. Củng cố:(4’)
Lập bảng thống kê các phong trào Đông Du, ĐKNT, Duy tân và chống thuế ở T.kì:
Tên phong trào
Mục đích
Hình thức, nội dung hoạt động
Đông Du
ĐKNT
Duy tân và chống thuế ở T.kì
Dặn dò: (1’) Học bài câu hỏi 2/149 SGK, hoàn thành bảng thống kê vào vở. Soạn phần II: “Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh Thế giới thứ nhất 1914-1918”, nghiên cứu nội dung câu hỏi cuối các mục, chuẩn bị tranh ảnh có liên quan.
* Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc8tu32-t48.doc