Giáo án Lịch sử 8 tiết 45: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Giáo viên dùng lược đồ. ( trình chiếu )

Treo bản đồ hành chính Việt Nam giới thiệu một số dịa phương có các cuộc khởi nghĩa nổ ra như năm 1862 Nguyễn Thịnh nổi dậy ở Bắc Ninh. Ở Tuyên Quang dưới sự chỉ huy của Nông Hùng Thạc đồng bào Thổ nổi dậy, đặc biệt cuộc khởi nghĩa của binh lính và dân phu nổ ra ngay tại Huế (1866) với sự tham gia của một số sĩ phu quan lại quý tộc và các tầng lớp khác càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren,,

 

docx7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tiết 45: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :08/3/2015 Ngày dạy: 11/3/2015. Dạy lớp 8C
Tiết 45; Bài 18;
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM
 NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
1. Mục tiêu.
a)Về Kiến thức.
- Những nét chính về phong trào đòi cải cách kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ 19
- Hiểu rõ một số nhân vật tiêu biểu của trào lưu cải cách duy tân và những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách của thế kỉ 19 không thực hiện được.
b) Về Kĩ năng.
-Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định, liên hẹ lí luận với thực tiễn
 c) Về Thái độ
- Nhận thức đây là một hiện tượng mới trong lịch sử, thể hioện một khía cạnh của truyền thống yêu nước.
- Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn của các nhà duy tân ở Việt Nam.
- Có thái độ đúng đắn, trân trọng, tìm ra những giá trị đích thực của tư tưởng, trí tuệ con người trong quá khứ hiện tại và tương lai.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: 
- Soạn bài, chuẩn bị tài liệu về các tranh ảnh về nhân vật (nếu có)
b) Chuẩn bị của HS:
- Học bài cũ đọc trước bài mới
*Phương pháp; Đàm thoại, vấn đáp. Thảo luận nhóm. Trên lớp. Trực quan
 3. Tiến trình dạy học
a) Kiểm tra bài cũ.(5 P ) 
*Câu hỏi;
Câu 1; Cho biết nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa yên thế và biết ý nghĩa lịch sử của nó?
*Đáp án – Biểu điểm;
 + Nguyên nhân thất bại.( 5đ)
- Bó hẹp trong 1 địa phương, bị cô lập.
- Lực lượng chênh lệch.
- TDP và phong kiến câu kết đàn áp.
+Ý nghĩa.( 5đ)
- Nêu cao tinh thần chiến đấu của nông dân ta.
- Bộc lộ khả năng cách mạng to lớn của nông dân Việt Nam.
*Đặt vấn đề vào bài mới.(1’)
Cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp âm mưu đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân ta phải đứng lên chống ách xâm lược. Song song với cuộc đấu tranh bằng vũ trang còn có một cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng. Cuộc đấu tranh tư tưởng đó là gì diễn ra như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
b) Dạy nội dung bài mới.
?Tb
Hs
?Tb
Hs
?Tb
Hs
?Tb
Hs
?Tb
Hs
?K
Hs
?Tb
Hs
Gv 
?Tb
Hs
?Tb
Hs
Gv 
Cý
?K
Hs
?G
Hs
?Tb
Hs
?Tb
Hs
Gv
?Tb
?K
Hs
Gv
?G
Hs
Cý
?Tb
Hs
?K
Hs
Gv
?K
Hs
?G
Hs
Gv
Nêu những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở nước ta nửa cuối thế kỉ XIX? 
Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp mở rộng xâm lược Nam kỳ, chuẩn bị đánh Bắc kì thì ở nước ta về tình hình 
Trước hành động của Pháp ,triều đình Huế đã làm gì?
Triều đình Huế vẫn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu làm cho nền kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Nêu những biểu hiện sự khủng hoảng về chính trị?
Chính trị: Bộ máy chính quyền mục ruỗng.
Kinh tế xã hội khủng hoảng ra sao?
- Kinh tế: Nông, công, thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
Trước sự khủng hoảng về kinh tế và chính trị như vậy thì xã hội có gì biến động?
- Đời sống nhân dân khó khăn, cực khổ phải một cổ hai tròng nô lệ ..là thực dân pháp và vua quan bán nước.
( Hình )
Đứng trước tình hình đó nhân dân ta có thái độ gì?
Đời sống nhân dân cơ cực; Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt 
à nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ).
Vậy, em hãy kể tên một số cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân cuối thế kỉ XIX ?
- 1862: Khởi nghĩa Nguyễn Thịnh ở Bắc Ninh. Khởi nghĩa Nông Hùng Thạc ở Tuyên Quang.
 - 1861-1865: Khởi nghĩa của Tạ Văn Phụng.
 - 1866: Khởi nghĩa Kinh thành Huế).
Giáo viên dùng lược đồ.. ( trình chiếu )
Treo bản đồ hành chính Việt Nam giới thiệu một số dịa phương có các cuộc khởi nghĩa nổ ra như năm 1862 Nguyễn Thịnh nổi dậy ở Bắc Ninh. Ở Tuyên Quang dưới sự chỉ huy của Nông Hùng Thạc đồng bào Thổ nổi dậy, đặc biệt cuộc khởi nghĩa của binh lính và dân phu nổ ra ngay tại Huế (1866) với sự tham gia của một số sĩ phu quan lại quý tộc và các tầng lớp khác càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren,,
 Trong bối cảnh đó, ở nước ta xuất hiện trào lưu gì ? Đất nước phải có sự đổi mới.
- Một trào lưu cải cách duy tân ra đời.
Em hiểu thế nào là cải cách duy tân?
 Cải cách: đổi mới cho tiến bộ nhanh hơn, cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng đến nền tảng của chế độ hiện hành; Duy tân: đấu tranh đòi thay đổi theo cái mới, tiến bộ bỏ cái cũ, lạc hậu. 
Như vậy cải cách Duy tân là đưa ra những chính sách nhằm canh tân đất nước tạo thực lực cho nước ta đánh Pháp, đây được xem là yêu cầu tất yếu trong giai đoạn này.
Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân ra đời, để hiểu rõ hoàn cảnh cụ thể và nội dung của nó chúng ta cùng tìm hiểu mục II.
Các sĩ phu đề xướng các cải cách Duy tân trong bối cảnh nào? 
 Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, các sĩ phu yêu nước và một số quan lại đã đề xướng cải cách. Muốn nước nhà giàu mạnh để có thể đương đầu với cuộc xâm lược của Pháp.
Vì sao các sĩ phu lại là người đề nghị cải cách?
Trước tình hình đất nước như vậy đã thúc đẩy một số quan lại và sĩ phu tiến bộ thức thời mạnh dạn đưa ra đề nghị đổi mới, muốn nước nhà giàu mạnh để có thể đương đầu với cuộc xâm lược của Pháp.
Bối cảnh nêu trên làm cho chúng ta nhớ đến Nhật Bản, cùng chịu cảnh phương Tây dòm ngó xâm lược nhưng nhờ cải cách mà thoát khỏi ách thống trị phương Tây trở thành nước tư bản phát triển trong cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến 1869.
Khi đưa ra những cải cách họ đã gặp phải những khó khăn gì?
Luật lệ hà khắc, bị ganh tị, ghen ghét thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Song vì lòng yêu nước, lòng dũng cảm họ đã mạnh dạn đề ra những cải cách.
 Nội dung của những đề nghị cải cách là gì? 
 Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục.của nhà nước phong kiến.
( Thảo luận nhóm )
 Kể tên những sĩ phu, quan lại và những nội dung chính trong những đề nghị cải cách của họ cuối thế kỉ XIX (Giáo viên trình chiếu bảng)
Thời gian
Cơ quan, người đề nghị
Nội dung
1868
Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế
Xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định).
1868
Đinh Văn Điền
Xin đẩy mạnh khai hoang và khai mỏ.
1872
Viện Thương Bạc
Xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung.
1863 - 1871
Nguyễn Trường Tộ
Chấn chỉnh quan lại, phát triển kinh tế, tài chính, quân sự, giáo dục
1877 - 1882
Nguyễn Lộ Trạch
Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ dất nước.
Chúng ta có thể ghi nhanh vào trong vở.
Trong các đề nghị cải cách trên đây, theo em đề nghị của nhân vật nào là tiêu biểu nhất?
 - Nguyễn Trường Tộ 
 - Nguyễn Lộ Trach.
. (Trình chiếu )
Nguyễn Trường Tộ.
Nguyễn Trường Tộ còn được gọi là Thầy Lân  là một danh sĩ, kiến trúc sư, và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19. sinh1830, là một trí thức Thiên Chúa giáo yêu nước, quê ở làng bùi Chu, Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 
Ông thông minh, học giỏi, nên được truyền tụng là "Trạng Tộ". Thế nhưng, ông không đỗ đạt gì, có thể vì ông là người Công giáo nên không được đi thi, hoặc là ông không muốn đi theo con đường khoa cử 
Năm 27 tuổi ông được một Giáo sĩ Pháp dạy tiếng Pháp cùng các kiến thức Khoa học châu Âu. Năm 30 tuổi (1858), ông sang Pháp học 2 năm,tại đây ông đã tiếp thu tri thức khoa học hiện đại, với mong muốn trở về giúp ích cho đất nước.
Năm 1861 ông về nước làm làm phiên dịch cho Pháp đến 1862. Ở ẩn nơi quê nhà, từ 1863 đến 1871. Nguyễn Trường Tộ đã lần lượt gửi lên triều đìng 30 điều Trần, đề nghị chính quyền cải cách về chính trị, 
Kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục
- Ngày 23-11-1871, Nguyễn Trường Tộ qua đời sau một cơn bệnh hiểm nghèo với niềm ân hận:
“ Nhất thất túc, thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu, thị bách niên cơ”
( Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận
Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm)
(ảnh, phần mộ) trường học, con phố, học bổng..
 Nguyễn Lộ Trạch. ( 1853- 1898)
Nhà chiến lược cách tân cuối thế kỷ 19. Tự là Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu, Hồ Thiên Cư Sĩ, Bàn Cơ Điếu Đồ, quê ở làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. 
Ông học rộng biết nhiều, ghét lối từ chương nên không đi thi, chỉ chú tâm vào con đường thực dụng. Ông thường giao du với những người có tư tưởng tiến bộ, chấp nhận cái mới, chịu ảnh hưởng chính trị của tân thư và của Nguyễn Trường Tộ.
Năm 1877, ông dâng một bản Thời vụ sách nêu lên những yêu cầu bức thiết của nước nhà. Năm 1882, ông lại dâng bản Thời vụ sách 2 gồm 5 điều cốt yếu để bảo vệ đất nước. Triều đình Tự Đức vẫn không chấp nhận những ý kiến gan ruột của ông. 
Năm 1898 ông bị bệnh mất sớm ở tuổi 45 tại tỉnh Bình Định. Ngoài các tác phẩm như Thời vụ sách, Thiên hạ đại thế luận, Kế Môn dã thoại, ông còn để lại khá nhiều thơ, văn, trong đó có Quỳ Ưu tập (1884). 
- Liên hệ: Chúng ta có thể học tập được điều gì tốt từ hai ông?
Chăm chỉ học tập
- Em có suy nghĩ gì về những cải cách của các sĩ phu Duy tân?
 Các sĩ phu đề xướng rất dũng cảm và cách mạng vì họ đã đi ngược lại những suy nghĩ và hành động của vua quan nhà Nguyễn để Duy tân đất nước.
 Như vậy xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn đất nước giàu mạnh, họ đã tiến hành cải cách. Nhưng kết cục ra sao, tại sao lại có kết cục đó, chúng ta tìm hiểu mục III
Kết quả của những đề nghị cải cách đó là gì? 
Đề nghị cải cách không được thực hiện.
Vì sao không thực hiện được?
Mang tính lẻ tẻ, chưa giải quyết được mậu thuẫn xã hội; triều đình Nguyễn bảo thủ. Khi được hỏi vì sao các cải cách của Nguyễn Trường Tộ thì;
VUA TỰ ĐỨC NÓI:
“ Nguyễn Trường Tộ quá tin ở các điều y đề nghịTại sao lại thúc dục nhiều đến thế, khi mà các phương pháp cũ của trẫm đã rất đủ để điều khiển quốc gia rồi”
- Liên hệ: những đổi mới của Đảng ta từ 1886 theo đề xuất của Nguyễn Văn Linh à đất nước thoát khỏi khủng hoảng từng bước phát triển theo định hướng xã hôi chủ nghĩa.
Nêu những mặt tích cực và hạn chế của cải cách Duy Tân?
- Tích cực: các đề nghị cải cách đêu xuất pháp từ hoàn cảnh đương thời và nhằm giải quyết phần nào yêu cầu của đất nước.
- Hạn chế: 
 + Tính lẻ tẻ, rời rạc.
 + Chưa đề cập cụ thể đầy đủ đến những vấn đề cơ bản của thời đại).
Mặc dù không trở thành hiện thực, nhưng các cuộc cải cách để lại ý nghĩa lịch sử gì ? 
 Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX chúng ta sẻ được học ở bài 30.
I.Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX (12’)
.
.
*Chính trị: Triều đình Huế vẫn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu. Bộ máy chính quyền mục ruỗng từ trung ương đến địa phương.
*Kinh tế: Nông, công, thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
*Xã hội; Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn; 
Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt 
- Phong trào khởi nghĩa của nông dân bùng nổ. 
=>Trước bối cảnh đó, trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.
II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX ( 17’) 
- Bối cảnh: 
 + Đất nước trở nên nguy khốn.
 + Các sĩ phu, quan lại yêu nước đã đề xướng cải cách.
- Nội dung:
+ Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục
+ Tiêu biểu:
 -Nguyễn Trường Tộ.
- Nguyễn Lộ Trạch.
III. Kết cục của các đề nghị cải cách 
- Kết quả: Đề nghị cải cách không được thực hiện.
- Ý nghĩa
+ Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều Nguyễn.
+ Phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
.+ Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX
c) Củng cố luyện tập:(2’)
* Bài tập: (Khoanh tròn vào câu trả lời đúng) Lý do cơ bản nào làm cho các đề nghị cải cách của các sĩ phu yêu nước của cuối thế kỉ XIX không thực hiện đựơc?
A. Không có tiền.
B. Không có thời gian.
C. Tính không hiện thực của các đề nghị cải cách.
D. Triều đình bảo thủ, không chấp nhận cải cách.
D
d) Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà:(1’)
- Học bài cũ
- Đọc trước bài mới. 
*Rút kinh nghiệm sau khi giảng bài:
-Thời gian cả bài:
.....................................................................................................................................
-Thời gian từng phần:.
.....................................................................................................................................
-Nội dung kiến thức:
.....................................................................................................................................
-Nội dung phương pháp:.
Vũ Anh – Trường THCS Bó Mười A

File đính kèm:

  • docxBai_28_Trao_luu_cai_cach_duy_tan_o_Viet_Nam_nua_cuoi_the_ki_XIX_20150726_011806.docx