Giáo án Lịch sử 8 tiết 44: Lịch sử địa phương Điện Biên – Lai Châu thời kì đầu Pháp thuộc

I. Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Điện Biên

- Đồi A1, Hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

- Tháp Mường Luân

- Suối nước nóng Uva

- Hồ Pa Khoang

- Động Pa Thơm

III. Phong trào chống thực dân pháp ở Điện Biên(1858 – 1930)

 1. Điện Biên thời Pháp thuộc:

* Chính trị:

- Pháp thực hiện chính sách chia để trị

- Mua chuộc, mị dân

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tiết 44: Lịch sử địa phương Điện Biên – Lai Châu thời kì đầu Pháp thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 
ĐIỆN BIÊN – LAI CHÂU THỜI KÌ ĐẦU PHÁP THUỘC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài lịch sử địa phương học sinh có được 
1. Kiến thức
- Nắm được những điều kiện, lịch sử thực tế qua những kiến thức đã học- 
- Đối chiếu với phần Lịch sử Việt Nam đã học, liên hệ với thực tế lịch sử ở địa phương 
2. Kỹ năng 
 Tham gia thực tế, biết kết hợp với những điều kiện đã học để liên hệ với thực tế lịch sử địa phương, khả năng quan sát đánh giá. 
3. Thái độ
- Biết ơn ông cha đã đóng góp công sức vào Lịch sử ở địa phương 
- Tự hào về truyền thống đấu tranh của cha ông ta
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo viên: sách tham khảo
- Tranh ảnh, thơ văn có liên quan đến vấn đề giảng dạy 
2. Học sinh
- Sưu tầm sự kiện, tranh ảnh liên quan 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
 Để nắm được những vấn đề lịch sử ở địa phương một cách vững vàng, và để thấy được rằng lịch sử địa phương là 1 bộ phận của lịch sử Việt Nam
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
GV: Ở Điện Biên có những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nào? 
HS:
GV: Vậy em hãy kể những di tích và thắng cảnh mà em biết ?
HS: 
-> GV giới thiệu thêm và bổ sung 
? Theo em sau khi chiếm được ĐB, TD Pháp đã làm gì
HS: xây dựng bộ máy thống trị
GV bổ sung: chúng sử dụng thủ đoạn thâm độc: mua chuộc Đèo Văn Trì – Thổ ty Lai Châu bấy giờ, kí hiệp ước Pavie. 
? Mục đích của những việc làm đó là gì?
GV: Thực tế pháp muốn biến họ thành tay sai phục vụ cho nền thống trị của Pháp
? Pháp cai quản ĐB – LC theo chế độ gì?
GV: đứng đầu là võ quan người Pháp(công sứ, tham tán, thừa phái), người Việt chỉ giúp việc(tri châu, chánh tổng, lý trưởng)
? Kinh tế ĐB – Lai Châu lúc này có đặc điểm gì
GV bổ sung: Sách lịch sử Lai Châu /33
? Pháp thi hành chính sách gì về Văn hóa – xã hội
GV: toàn tỉnh chỉ có hai trường tiểu học và 3 giáo viên
GV bổ sung: cả tỉnh chỉ có 1 bác sĩ người Pháp và 1 y tá người địa phương, nhân dân không chăm sóc thuốc men. Năm 1916 tại Tuần Giáo và Sốp Cộp xảy ra dịch tả làm chết 700 người.
? Em có nhận xét gì về những chính sách mà Pháp thi hành ở ĐB – LC thời kì này?
GV: cs hà khắc biến ĐB – LC từ XH Pkieens chưa hoàn chỉnh sang XH thuộc địa, nửa phong kiến mang đặc thù miền núi.
? Theo em vì sao nhân dân lại đứng lên chống pháp?
GV: Mâu thuẫn giữa các dân tộc ĐB – LC với TD Pháp ngày càng sâu sắc
? Kể tên một số phong trào tiêu biểu mà em biết?
GV bổ sung.
Theo em những cuộc khởi nghĩa đó có kết quả gì?
- Thất bại
? Mặc dù thất bại nhưng nó có ý nghia như thế nào?
GV: cổ vũ tinh thần đấu tranh của đồng bào các dân tộc nơi đây
I. Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Điện Biên
- Đồi A1, Hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Tháp Mường Luân
- Suối nước nóng Uva
- Hồ Pa Khoang
- Động Pa Thơm
III. Phong trào chống thực dân pháp ở Điện Biên(1858 – 1930)
 1. Điện Biên thời Pháp thuộc:
* Chính trị:
- Pháp thực hiện chính sách chia để trị
- Mua chuộc, mị dân
- Pháp cai trị theo chế độ quân quản
* Kinh tế:
- Thương nghiệp: chủ yếu là trao đổi hàng hóa, xuất hiện trung tâm thị trấn Lai Châu
- Pháp đánh thuế nặng và thu hai loại thuế: trực thu và gián thu
* Văn hóa – xã hội:
- Thi hành chính sách ngu dân
- Khuyến khích các tệ nạn xã hội
* Y tế: kém phát triển
2. Phong trào chống Pháp của nhân dân các dân tộc Điện Biên – Lai Châu :
* Nguyên nhân :
- Pháp bóc lột tàn bạo
- Đời sống nhân dân đói nghèo khổ cực.
* Các phong trào đấu tranh tiêu biểu :
- Khởi nghĩa Lường Sám(1914 – 1916)
- Cuộc nổi dậy của đồng bào Mông và Dao ở Tả Phình(Tủa Chùa) do hai thủ lĩnh Chếu và Tếnh lãnh đạo.
- Khởi nghĩa Vàng Tả Chay(1918 – 1922) ở vùng cao Điện Biên
4. Củng cố, dặn dò:
- Nắm vững các địa danh lịch sử và di tích lịch sử 
- Xâu chuỗi các sự kiện lịch sử để nắm bắt lịch sử tỉnh nhà
- Về nhà tham khảo thêm tài liệu ở cuốn sổ tay rèn luyện đội viên để biết các di tích và sự kiện 
- Lên mạng theo dõi có các hình ảnh, tư liệu 
- Ôn tập kỹ phần lịch sử Việt Nam để tiết sau học tiết bài tập lịch sử 

File đính kèm:

  • doctiet_44_su_8_lich_su_dien_bien_lai_chau__Tuyet_Muong_Muon_20150726_021909.doc