Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 44, Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Mục tiêu 1: Bối cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX => yêu cầu phải có các cuộc cải cách duy tân để đưa đất nước thoát khỏi bế tắc.

? Tình hình nước ta vào những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào? (Pháp mưu mô thôn tính cả nước ta, triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lối thời lạc hậu; kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng=> mâu thuẩn giai cấp và mâu thuẩn dân tộc gay gắt)

GV: trước tình hình đó, một bộ phận nhân dân

do không chịu đựng nổi đã dứng lên khởi nghĩa. HS đọc tư liệu sách GK/134.

? Trước yêu cầu của lịch sử nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ phải làm gì?(Pháp thay đổi chế độ hoặc tiến hành cải cách xã hội cho phù hợp, đưa đất nước thoát khỏi bế tắc.)

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10470 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 44, Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 
Tiết: 44 
Bài 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
Ngày soạn: 04/03/2014
Ngày dạy: 11/03/2014 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận thấy:
- Những nét chính về phong trào đòi cải cách kinh tế - xã hội ở Việt nam vào nửa cuối thế kỉ XIX.
- Hiểu rõ một số nhân vật tiêu biểu của trào lưu đòi cải cách duy tân, những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách của thế kỉ XIX không thực hiện được.
2. Tư tưởng: 
- Nhận thức đây là một hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh của truyền thống yêu nước.
- Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn của các nhà duy tân ở Việt nam.
- Trân trọng những giá trị đích thực, trí tuệ của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
3. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định, liên hệ lý luận với thực tiễn.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
Tài liệu về các nhân vật Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
Nguyên văn đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
2. Phương pháp: - Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định &KTBC: (5’) Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế? Khởi nghĩa Yên Thế có gì khác so với các khởi nghĩa cùng thời?
Nhận xét phòng trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX?
2. Bài mới: Thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống sách xâm lược, bên cạnh còn có những đề xuất để cải cách duy tân đất nước như thế nào chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
12’
Mục tiêu 1: Bối cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX => yêu cầu phải có các cuộc cải cách duy tân để đưa đất nước thoát khỏi bế tắc.
? Tình hình nước ta vào những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào? (Pháp mưu mô thôn tính cả nước ta, triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lối thời lạc hậu; kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng=> mâu thuẩn giai cấp và mâu thuẩn dân tộc gay gắt) 
GV: trước tình hình đó, một bộ phận nhân dân 
do không chịu đựng nổi đã dứng lên khởi nghĩa. HS đọc tư liệu sách GK/134.
? Trước yêu cầu của lịch sử nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ phải làm gì?(Pháp thay đổi chế độ hoặc tiến hành cải cách xã hội cho phù hợp, đưa đất nước thoát khỏi bế tắc.)
GV: như vậy, cải cách là một yêu cầu khách quan tất yếu vàonửa cuối thế kỉ XIX ở nước ta. một số quan lại, sĩ phu đưa ra một số đề nghị, cải cách.
1. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:
a. Tình hình chính trị: Bộ máy chính quyền mục nát
b. Kinh tế: Đình trệ, tài chánh kiệt quệ.
c. Xã hội: Mâu thuẩn giai cấp, mâu thuẩn dân tộc sâu sắc. 
=>Các trào lưu cải cách duy tân ra đời.
12’
Mục tiêu 2: Các nhà cải cách tiêu biểu và nội dung của các đề nghị cải cách.
- HS đọc mục 2 SGK
? Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách? (Để giải quyết tình trạng khủng hoảng, suy yếu của nền kinh tế, xã hội nước ta bấy giờ)
- HS đọc đoạn tư liệu SGK/185.
? Những nhà cải cách tiêu biểu trong thời kì này là ai?
GV: Các nhà cải cách này là những nhà thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu-Mỹ và văn hóa phương Tây. Nguyễn Trường Tộ là một trí thức Thiên chúa giáo yêu nước ở làng Bùi Chu-Hưng Nguyên-Nghệ An....(SGV/197-198).
? Nội dung cải cách là những gì?
- HS thảo luận nhóm: 
? Nhận xét về nội dung của các cải cách đó?
2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX:
- Các nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch .
- Nội dung: Yêu cầu đổi mới về công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...của nhà nước phong kiến.
11’
Mục tiêu 3: Các đề nghị cải cách phần lớn đều không thực hiện được.
? Nêu những mặt tiến bộ của cải cách?(Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động đến cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình Huế)
? Cải cách có hạn chế gì?( Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được >< cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ)
? Kết quả của cải cách? (Không thực hiện được do chưa phù hợp)
? Nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cải cách không thực hiện được?(Triều đình Huế bảo thủ, cự tuyệt không chấp nhận các thay đổi, cải cách)
? Mặc dù chưa thực hiện được nhưng nhũng đề nghị cải cách có ý nghĩa gì? (Tấn công vào tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.)
? Nếu các đề nghị cải cách trên được thực hiện thì tình hình đất nước ta sẽ ra sao?
GV: liên hệ công cuộc đổi mới đất nước trong quá trình đi lên CNXH hiện nay.
3. Kết cục của các đề nghị cải cách: 
- Kết cục: các cải cách không được thực hiện, do chưa phù hợp, nhà Nguyễn bảo thủ.
-Ý nghĩa: có tiến vang lớn, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
3. Củng cố: (4’) Nguyên nhân nào dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở nước ta cuối thế kỉ XIX. Kết cục của các đề nghị cải cách đó?
Dặn dò: (1’) Học bài câu hỏi 1, 2/136/SGK.
Sưu tầm tài liệu về các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX. Soạn bài29: Chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp và những chuyển biến về KT, XH ở Việt Nam, trả lời các câu hỏi cuối mục, cuối bài. 
* Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc8tu28-t44.doc