Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 43: Làm bài tập lịch sử

* Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1:

- Giới thiệu cho HS lược đồ cần vẽ.

+ Đây là lược đồ của cuộc khởi nghĩa nào ?

+ Trước khi vẽ ta phải làm gì ?

- Yêu cầu HSvẽ lược đồ vào vở.

- Quan sát, theo dõi HS vẽ và sửa sai cho HS.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5147 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 43: Làm bài tập lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 
Tiết: 43 
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
Ngày soạn: 25/02/2014
Ngày dạy: 04/03/2014 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức. 
- HS nắm được cách vẽ và vẽ được lược đồ “căn cứ Yên Thế”.
- HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử của giai đoạn lịch sử.
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ.
- Giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước qua các cuộc khởi nghĩa. 
3. Kĩ năng. 
- Biết cách vẽ lược đồ và hệ thống các sự kiện lịch sử.
B. CHUẨN BỊ.
- Thầy: 
+ SGK, giáo án,
+ Lược đồ căn cứ Yên Thế (phóng to).
+ Phiếu học tập.
- Trò sgk, vở ghi, giấy A4, bút vẽ, màu
C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ. không
2.Bài mới: (40’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
HĐ 1: Hãy vẽ lược đồ căn cứ Yên Thế 
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1:
- Giới thiệu cho HS lược đồ cần vẽ.
+ Đây là lược đồ của cuộc khởi nghĩa nào ?
+ Trước khi vẽ ta phải làm gì ?
- Yêu cầu HSvẽ lược đồ vào vở.
- Quan sát, theo dõi HS vẽ và sửa sai cho HS.
- Chú ý.
+ Yên Thế.
+ Tạo khung, tỉ lệ, ….
- Vẽ vào vở.
- Chú ý.
 Bài tập 1: Hãy vẽ lược đồ căn cứ Yên Thế ?
- Lược đồ “ căn cứ Yên Thế”.
- Cách vẽ: tạo khung, tỉ lệ,vẽ phác hình,ghi tên địa danh,tên lđ,hoàn thiện, tô màu.
HĐ 2: Lập bảng thống kê quá trình xâm lược VN của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 – 1884.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
GV hệ thống hóa kiến thức, xác định trọng tâm.
GV lập bảng trống và yêu cầu hs làm vào vở sau đó lên bảng hoàn thành
- Nghe, xác định nội dung bài học 
- Làm bài tập
- Trình bày
Bài tập 2: Lập bảng thống kê quá trình xâm lược VN của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 – 1884.
Thời gian
Quá trình xâm lược của Pháp
Phong trào kháng chiến của nhân dân
Ngày 1/9/1858
Pháp nổ súng xâm lược nước ta.Sau 5 tháng xâm lược chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. 
Triều đình chống trả yếu ớt, nhân dân kiên quyết chống Pháp.
Ngày 17/2/1859
Pháp tấn công Gia Định và chiếm được các tỉnh miền Đông Nam Kì
Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra sôi nổi như khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực...
Ngày 24/6/1867 
Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì
Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì kiên quyết chống Pháp họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra...
Năm 1873
Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất ,Pháp rút khỏi Bắc Kì
Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì anh dũng đứng lên kháng chiến. Ngày 21/12/1873 ta phục kích đánh Pháp ở Cầu Giấy và giành thắng lợi.
Năm 1882
Pháp chiếm Bắc Kì lần thứ hai, chiếm được một số tỉnh đồng bằng Bắc Kì và đem quân tấn công cửa Thuận An
Nhân dân tích cực phối hợp với quân triều đình kháng chiến. Ngày 19/5/1883 quân dân ta lập nên trận Cầu Giấy lần thứ hai làm cho Pháp hoang mang, dao động.
Tháng 8/1883
Pháp tấn công Thuận An, buộc triều đình kí Hiệp ước 1883,1884 -> Pháp chiếm được nước ta làm thuộc địa.
Phong trào kháng chiến của nhân dân được đẩy mạnh. Hình thành phái chủ chiến trong triều đình Huế.
HĐ 3: Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3
- Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu bài tập
- Gọi Hs trình bày 
GV kết luận đánh giá.
- Xác định yêu cầu và làm bài tập
- Trình bày, nhận xét
Bài tập 3: Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
- Mục tiêu: không phải để khôi phục lại chế độ phong kiến như phong trào Cần Vương
- Lãnh tụ Hoàng Hoa Thám là một ngời nông dân dũng cảm mưu trí, yêu thương nghĩa quân...
- Lực lượng tham gia đều là nông dân.
- Địa bàn: nổ ra ở vùng miền núi Yên Thế
- Tồn tại dai dẳng suốt 30 năm gây cho địch nhiều tổn thất.
3. Củng cố bài học : (4’)
- Thu 1 số vở HS chấm điểm.
4. Hướng dẫn về nhà :(1’)
- Hoàn thiện phần bài tập còn lại.
- Soạn trước bài 28: 
 “Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX”.

File đính kèm:

  • doc8tu27-t43.doc