Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 41, Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp

? Nhận xét cách đánh của Đề Thám? (Thông minh, sáng tạo: bắt con tin ra điều kiện trao đổi.)

? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc giảng hoà lần nhất và hai? Kết quả của các cuộc giảng hoà đó?

GV: Nghĩa quân chủ yếu dùng chiến thụât du kích: tập kích đồn lẻ, chắn đánh xe.mặc dù có nhiều thắng lợi nhưng nghĩa quân bị thiệt hại nhiều, địch lập đồn bốt, càn quét -> lực lượng nghĩa quân hao mòn-> giảng hoà lần II, trong giai đoạn này có sự gặp gỡ của các nhà yêu nước mang tư tưởng mới: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 41, Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Tiết: 41 
Bài 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP
Ngày soạn: 11/02/2014
Ngày dạy: 18/02/2014 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm của một loại hình đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX – Phong trào không có sự chi phối của tư tưởng Cần Vương mà trước đây thường gọi là đấu tranh “tự động”, “tự phát”:
- Hoàn cảnh bùng nổ phong trào
- Quy mô diễn biến của phong trào nông dân Yên Thế
- Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử.
2. Tư tưởng: Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam: cần cù, chất phát, yêu nước, yêu tự do, căm thù quân xâm lược.
- Những hạn chế của nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc.
- Sự cần thiết phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến trong cách mạng Việt Nam để dẫn dắt nông dân đến thắng lợi.
3. Kĩ năng: Miêu tả, tường thuật một sự kiện lịch sử.
- Sử dụng bản đồ, đối chiếu, so sánh, phân tích, đánh giá lịch sử.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
- Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế.
- Tranh ảnh, tư liệu về các thủ lĩnh và đồng bào các dân tộc ít người chống Pháp trong khởi nghĩa Yên Thế.
2. Phương pháp: - Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. KTBC: (5’) Qui mô, tính chất, thời gian, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa? 
2. Bài mới: Cuối thế kỉ XIX, nhằm ổn định tình hình chính trị, chuẩn bị cho một cuộc khai thác trên quy mô lớn, Pháp đẩy mạnh chính sách Bình Định quân sự đối với trung du và miền núi. Chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân các địa phương. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
35’
Mục tiêu 1: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa,những điểm khác với phong trào Cần vương.( Hướng dẫn học sinh lập bản thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa, mỗi giai đoạn chỉ nêu khái quát không cần chi tiết)
- GV dùng lược đồ xác định vị trí Yên Thế.
- HS đọc đoạn 1, 2 mục 1 SGK tìm hiểu địa hình, phong thổ, vị trí, con người của căn cứ Yên Thế.
? Em biết gì về căn cứ Yên Thế?
? Dân cư Yên Thế có đặc điểm gì? (....Nhân dân Yên Thế căm ghét thực dân phong kiến. Họ gan góc, dũng cảm yêu tự do)
I.Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913):
a.Căn cứ Yên Thế:
- Vị trí - địa hình
- Phong thổ SGK
- Con người
* Nguyên nhân: Pháp Bình Định Yên Thế -> nông dân Yên thế đứng lên đấu tranh
? Vì sao nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế? (Thực dân Pháp bình định Yên Thế, để bảo vệ cuộc sống của mình nhân dân Yên Thế đấu tranh)
- HS đọc đoạn còn lại mục 1 SGK.
? Nhận xét về thành phần lãnh đạo? (Khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương không phải do cá nhân văn thân, sĩ phu phát động mà nhiều cuộc khởi nghĩa nhỏ, lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương đều xuất thân từ nông dân, ít chịu ảnh hưởng phong kiến, họ mong có tự do bình đẳng về kinh tế-> tính tự phát của nông dân-> khắc sâu hình ảnh nông dân Việt Nam) 
? Diễn biến của cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn 1884-1892? (do Đề Nắm lãnh đạo)
? Tr ình bày diễn biến giai đoạn 1893-1908?
+ - HS quan sát H9 - GV giảng về tiểu sử Hoàng Hoa Thám.
? Nhận xét cách đánh của Đề Thám? (Thông minh, sáng tạo: bắt con tin ra điều kiện trao đổi...)
? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc giảng hoà lần nhất và hai? Kết quả của các cuộc giảng hoà đó?
GV: Nghĩa quân chủ yếu dùng chiến thụât du kích: tập kích đồn lẻ, chắn đánh xe...mặc dù có nhiều thắng lợi nhưng nghĩa quân bị thiệt hại nhiều, địch lập đồn bốt, càn quét -> lực lượng nghĩa quân hao mòn-> giảng hoà lần II, trong giai đoạn này có sự gặp gỡ của các nhà yêu nước mang tư tưởng mới: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
+ Ở giai đoạn 1909-1913 nghĩa quân gặp khó khăn gì?
- Tổ chức HS thảo luận nhóm: Nhận xét về khởi nghĩa Yên Thế: 
? Thời gian tồn tại? (tồn tại lâu hơn các cuộc khởi nghĩa Cần vương vì tập hợp được lực lượng đông đảo là nông dân trên 1 địa bàn rộng lớn, dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh độc đáo, mưu trí, dũng cảm, trung thành, tận tuỵ với nguyện vọng nhân dân, đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc nghĩa quân, giản dị hoà mình với quần chúng.) 
? Tính chất, nguyên nhân thất bại?(mang tính dân tộc, yêu nước. Nguyên nhân: bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập, lực lượng chênh lệch, bị Pháp và PK cấu kết, đàn áp-> sự thất bại chứng tỏ sức mạnh to lớn của phong trào nông dân bị hạn chế vì chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo)
b. Diễn biến: Gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1884-1892: Hoạt động riêng lẻ, không có sự thống nhất do Đề Nắm lãnh đạo.
- Giai đoạn 1893-1908: Chiến đấu xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám .
- Giai đoạn 1909-1913: Pháp tấn công, phong trào suy yếu rồi tan rã.
c. Tính chất: Là phong trào tự phát của nông dân mang tính dân tộc, yêu nước.
1’
II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi: (không dạy)
II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi: (không dạy)
3. Củng cố: (3’)
Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
a. Mục tiêu chiến đấu không phải để khôi phục chế độ phong kiến.
b. Nghĩa quân là những người cần cù, chất phát, yêu tự do.
c. Địa bàn hoạt động ở trung du
d. Thời gian tồn tại lâu
e. Tất cả các ý trên
Nhận xét chung về phong trào yêu nước, chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Dặn dò: (1’)Học bài câu hỏi 1, 2/SGK
Sưu tầm tranh ảnh về Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế.
Soạn bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, nghiên cứu trả lời các câu hỏi cuối mục cuối bài.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc8tu25-t41.doc