Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 40, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Mục tiêu 1: Nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công của pháu chủ chiiến. Sơ lược diễn biến.

GV: Với Hiệp ước Hác-măng, triều đình Huế hầu như không còn vai trò chính trị của mình.

HS đọc mục 1SGK:

? Trình bày bối cảnh của triều đình Huế sau Hiệp ước Hac-măng? (Triều đình Huế phân hoá thành 2 bộ phận: Đa phần phái chủ hoà và một số ít hình thành phái chủ

chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết muôn đánh Pháp tới cùng)

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 17531 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 40, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết: 40
Bài 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX .
Ngày soạn: 21/01/2014
Ngày dạy: 11/02/2014 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân của cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế 7/1885.
- Diễn biến cơ bản của cuộc phản công và sự mở đầu của phong trào Cần Vương chống Pháp.
- Quy mô, tính chất của phong trào Cần vương.
- Học sinh thấy rõ vai trò của các sĩ phu, văn thân yêu nước trong phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cũng như ý chí quật khởi của nhân dân khi tham gia phong trào Cần Vương. Nguyên nhân thất bại của phong trào nói chung và ngọn cờ phong kiến nói riêng.
- Diễn biến cơ bản của cuộc phản công và sự mở đầu của phong trào Cần Vương chống Pháp.
- Quy mô, tính chất của phong trào Cần vương.
- Học sinh thấy rõ vai trò của các sĩ phu, văn thân yêu nước trong phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cũng như ý chí quật khởi của nhân dân khi tham gia phong trào Cần Vương. Nguyên nhân thất bại của phong trào nói chung và ngọn cờ phong kiến nói riêng.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc.
3. Kĩ năng: Sử dụng kĩ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những nét chính của mộtt cuộc khởi nghĩa vũ trang.
- Sử dụng bản đồ, các tri thức phụ trợ (tranh ảnh) và lối so sánh, liên hệ thực tế (di tích lịch sử, bảo tàng…) để trả lời câu hỏi, làm nổi bật ý chính.
 II/ Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
- Lược đồ cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885
- Chân dung những nhân vật liên quan
- Bản đồ phong trào Cần Vương cuối thế kỉ .XIX
2. Phương pháp: - Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. KTBC: (15’)
Kiểm tra 15 phút
Đề: 
Câu 1: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào? (10đ)
Đáp án:
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai 
a. Bối cảnh: (3đ)
-Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng cả nước.
- Nền kinh tế đát nước ngày càng kiệt quệ, nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi.
- Các đề nghị cải cách Duy tân bị khước từ, tình hình rối loạn cực độ.
- Tư bản Pháp cần tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên chúng quyết tâm xâm lược.
b. Diễn biến: (4đ)
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm h/ư 1874 ngày 3/4/1882 quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã đổ bộ lên Hà Nội.
- 25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu đòi nộp khí giới và giao thành không điều kện.
Không đợi trả lời quân Pháp nổ súng tấn công .
- Quân ta anh dũng chống trả nhưng chỉ cầm cự được một buổi sáng.Đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tự vẫn.
- Triều đình Huế cầu cứu quân Thanh và cử người thương thuyết với Pháp đồng thời ra lệnh cho quân ta rút lên mạn ngược
c. Kết quả: (3đ)
Quân Pháp thắng, nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.
Hết
2. Bài mới: Sau 2 Hiệp ước Hac-măng và Pa-tơ-nôt, phạm vi cai trị của triều đình Nguyễn chỉ còn lại ở Trung kì, phái chủ chiến quyết tâm giành lại chủ quyền dựa vào quần chúng nhân dân và cuộc tấn công đêm 4 rạng ngày 5/7/1885 đã mở đầu cho phong trào kháng Pháp sôi nỗi cuối thế kỉ XIX. Chúng ta sẽ tìm hiểu về phong trào kháng Pháp đó và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
8’
Mục tiêu 1: Nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công của pháu chủ chiiến. Sơ lược diễn biến.
GV: Với Hiệp ước Hác-măng, triều đình Huế hầu như không còn vai trò chính trị của mình.
HS đọc mục 1SGK:
? Trình bày bối cảnh của triều đình Huế sau Hiệp ước Hac-măng? (Triều đình Huế phân hoá thành 2 bộ phận: Đa phần phái chủ hoà và một số ít hình thành phái chủ
chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết muôn đánh Pháp tới cùng)
? Vì sao phe chủ chiến chiếm số ít mà dám chống lại Pháp?Họ chuẩn bị cơ sở để chống Pháp như thế nào?(Vì Tôn Thất Thuyết là Thượng Thư Bộ binh, nắm binh quyền, được nột số quan lại và nhân dân ủng hộ, ra sức xây dựng lực lượng tích trữ lương thực, khí giới, trừng trị bọn thân Pháp đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên làm vua để dễ điều khiển)
? Những việc làm đó của TTT thể hiện điều gì?
? Thái độ của Pháp trước hành động của phe chủ chiến? (Lo sợ, tìm mọi cách tiêu diệt bằng được phe chủ chiến)
GV: Lấy cơ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân vào đóng ở đồn Mang Cá, Toà Khâm sứ định bắt cóc Tôn Thất Thuyết, việc không thành.
? Trước thái độ của Pháp, TTT xử trí ra sao? Vì sao ông làm thế?(Quyết định tấn công trước để giành thế chủ động)
GV dùng lược đồ giới thiệu vị trí kinh thành Huế, đồn Mang Cá, toà Khâm sứ -> vị trí này kinh thành Huế bất lợi và tường thuật diễn biến của cuộc phản công trên lược đồ.
- Gọi HS trình bày lại diễn biến.
? Ý nghĩa cuộc phản công của phái chủ chiến? (Mở đầu thời kỳ chống Pháp mang tính chất phong trào giải phóng dân tộc)
GV: Sau thất bại TTT đưa Hàm Nghi ra khỏi kinh thành, Pháp chiếm kinh thành, cướp bóc giết hại dân thường dã man. HS thảo- luận:
? Vì sao cuộc phản công diễn ra quyết liệt nhưng thất bại?(ta chưa chuẩn bị kỹ, chưa sẵn sàng để chiến đấu, Pháp có vũ khí, binh lính mạnh)
I/ CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ. VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CẦN VƯƠNG”
1.Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế 7/1885:
a. Nguyên nhân:
- Phe chủ chiến đứng đàu là Tôn Thất Thuyết quyết tâm giành lại chủ quyền đất nước
- Pháp muốn tiêu diệt phe chủ chiến.
b. Diễn biến:
- Đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885 phe chủ chiến tấn công đồn Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Kết quả cuộc phản công thất bại
8’
Mục tiêu 2: Sự phát triển phong trào Cần vương.
? Sau cuộc phản công TTT đã làm gì? (Đưa Hàm Nghi ra Tân Sở, ra “Chiếu Cần vương”…)
GV dùng lược đồ phong trào Cần vương trình bày sơ lược diễn biến của phong trào. GV giải thích “Cần vương”và dùng bảng phụ cho HS đọc 1 đoạn của chiếu Cần vương . HS quan sát chân dung vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
? Mục đích của Chiếu Cần vương? (SGK -> thúc đẩy cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến)
? Vì sao hành động đó của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước được đánh giá cao?(trong bối cảnh đa số các quan lại đã đầu hàng, một ông vua tre dám từ bỏ vinh hoa, phú quí, chịu đựng gian khổ để đánh giặc)
GV: Cuộc sống của vua Hàm Nghi ở Tân Sở rất khổ cực băng rừng, băng suối…Dùng bản đồ chỉ những nơi có phong trào.
HS thảo luận:
? Nhận xét về địa bàn hoạt động của phong trào?(từ Trung kì đến Bắc kì)
? Thành phần lãnh đạo? (Văn thân, sĩ phu yêu nước)Lực lượng tham gia?(quần chúng nhân dân)
? Vì sao ở Nam kì không có phong trào Cần Vương?(vì nơi đây đã thuộc Pháp, phong trào không đến được)
? Vì sao lực lượng tham gia chỉ có văn thân, sĩ phu yêu nước mà không có binh lính?(vì triều đình đã đầu hàng Pháp)
GV: trước sự lớn mạnh của phong trào, Pháp tìm cách dập tắt. 1886, TTT sang Trung Quốc cầu viện. 11/1888 Hàm Nghi bị bắt vì sự phản cội của Trương Quang Ngọc-> phong trào vần tiếp tục.
2. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng:
- 13/7/1885, Tôn Thhát Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”.
- Mục đích: Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
- Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng sôi nổi ở Bắc kì và Trung kì.
- Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu yêu nước
- Lực lượng tham gia: quần chúng nhân dân.
- Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt.
1’
1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887): (Không dạy)
II/ NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887): (Không dạy)
1’
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892): (Không dạy)
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892): (Không dạy)
7’
Mục 3: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần vương.
? Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Ông người như thế nào? (nói về Phan Đình Phùng, Cao Thắng…)
GV dùng lược đồ mô tả căn cứ Hương Khê.
HS thảo luận: ? Điểm mạnh của Hương Khê so với Ba Định và Bãi Sậy?( Đại bàn rừng níu, hiểm trở, rộng lớn có thể ra Bắc vào Nam dễ dàng cho việc tiếp ứng có đại bản doanh. Lực lương nghĩa quân đông gồm nhiều dân tộc, có chỉ huy tài giỏi)
Dùng lược đồ thuật diễn biến của khởi nghĩa.
?Để dập tắt cuộc khởi nghĩa quân Pháp đã làm gì?(xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặt xung quanh, dùng lực lượng tán công vào Ngàn Trươi)
GV nói thêm về trận đánh của nghĩa quân ở Vụ Quang.
HS thảo luận:
Qui mô, tính chất, thời gian, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa? 
? Nhận xét? 
3. Khởi nghĩa Hư ơ ng Khê (1885-1895):
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
- Căn cứ: Hương Khê (Hà Tĩnh)
- Cách đánh: linh hoạt, cơ động.
- Diễn biến: 
+ 1885-1888: xây dựng lực lượng
+ 1889-1896: Chiến đấu ác liệt
- Kết quả: Thất bại.
- Ý nghĩa: 
+ Nêu cao truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc ta chống ngoại xâm.
+ Làm chậm quá trình xâm lựơc của Pháp. 
+ Để lại bài học quí báu về khởi nghĩa vũ trang.
=> Khởi nghĩa Hương Khê là bước phát triển cao nhất của phong trào Cần vương.
Sơ kết: PTCV là phong trào kháng chiến lớn mạnh thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc mở đầu cho giai đoạn kháng chiến để giải phóng dân tộc.
3. Củng cố: (4’)
 Viết Đ (đúng) hoặc S (sai) cào các ô dưới đây:
 Ngày 13/7/1885, TTT ra “chiếu Cần vương”.
 “Chiếu Cần vương” kêu gọi văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
 Phong trào Cần vương thực chất là phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân dưới ngọn cờ của nhà vua yêu nước.
Cho HS chơi trò giải đáp ô chữ (bảng phụ)
4. Dặn dò:(1’) Học bài cũ theo nội dung câu hỏi cuối mục phần I
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc8tu24-t40.doc