Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 4, Bài 2: Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) (Tiếp theo)

* Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân như: xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá bán các mặt hàng cho dân nghèo,. xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản.

* Do nội bộ chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Gia-cô-banh không đem lại đầy đủ quyền lợi như phái Gia-cô-banh đã hứa), nên 27/07/1794 phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính. Rô-be-spie và các bạn chiến đấu của ông bị bắt và bị xử tử. Cách mạng kết thúc vào cuối thế kỉ XVIII.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 18345 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 4, Bài 2: Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02
Tiết: 04 
Bài 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (tt)
Ngày soạn: 26/08/2013
Ngày dạy: 28/08/2013 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS nhận biết và hiểu:
- sự kiện 14/7/1789
- Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng.
2. Tư tưởng: 
- Nhận thức tính chất, hạn chế của CMTS Pháp.
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ CMTS Pháp 1789.
3. Kĩ năng: HS vẽ, sử dụng bản đồ, lập niên biểu bản thống kê. Biết phân tích so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với cuộc sống. 
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy-học:
* Giáo viên:
- Bản đồ Thế giới
- Lược đồ nước Pháp thế kỉ XVIII, kênh hình SGK, nắm các thuật ngữ, khái niệm, tài liên có liên quan.
* Học sinh:
- SGK, vở.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, trực quan….
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định &KTBC:( 5') 
- Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, đấu tranh tư tưởng ở Pháp trước cách mạng.
2. Bài mới: Cách mạng tư sản Pháp đã bùng nổ và đạt được nhiều thắng lợi quan trọng, giáng một đòn nặng nề đầu tiên vào chế độ quân chủ chuyên chế. Cách mạng tiếp tục phát triển và kết thúc ra sao, đó là nội dung của bài học hôm nay.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
35’
? Nguyên nhân trực tiếp và diễn biến chính của cuộc cách mạng tư sản Pháp.
a. Nguyên nhân trực tiếp:
- Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-I XVI (lên ngôi 1774) phải vay của tư sản 5 tỉ Livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẩn giữa nông dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc.
b. Diễn biến: (3 giai đoạn chính).
- 14/07/1789 đến 10/08/1792: (Đại tư sản cầm quyền- phái lập hiến) Chế độ quân chủ lập hiến.
- 21/09/1792 đến 02/06/1793: (Tư sản công thương-Phái Gi-rông-đanh).Bước đầu của nền cộng hòa.
 - 02/06/1793 đến 27/07/1794: (Tư sản vừa và nhỏ - Phái Gia-cô-banh). Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
* Ngày 14 - 7 - 1789, dưới sự lãnh đạo của phái Lập hiến, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài - nhà ngục Ba-xti. Họ đốt các văn tự, khế ước của phong kiến và làm chủ các cơ quan quan trọng của thành phố.
* Sau khi giành thắng lợi, phái Lập hiến lên nắm quyền và họ đã làm được hai việc quan trọng đối với cách mạng: 
+ Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu cao khẩu hiệu “Tự do - bình đẳng - Bác ái” (tháng 8 - 1789).
+ Ban hành Hiến pháp (9 – 1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
- 02/06/1793 đến 27/07/1794: Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
* Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân như: xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá bán các mặt hàng cho dân nghèo,.. xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản.
* Do nội bộ chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Gia-cô-banh không đem lại đầy đủ quyền lợi như phái Gia-cô-banh đã hứa), nên 27/07/1794 phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính. Rô-be-spie và các bạn chiến đấu của ông bị bắt và bị xử tử. Cách mạng kết thúc vào cuối thế kỉ XVIII.
? Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
- Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi. 
? Vì sao nói “Cách mạng tư sản Pháp 1789 – 1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất”?
- Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng. Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
- Thiết lập nền cộng hòa tư sản.
- Cách mạng đã đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
II/ Cách mạng bùng nổ:
(Chỉ nhấn mạnh sự kiện 14/7/1789)
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế:
- Phong kiến ngày càng suy yếu, tăng thuế => chính trị, kinh tế, xã hội suy sụp => nông dân đấu tranh, phong kiến >< với đẳng cấp thứ 3.
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng:
- 14/7, quần chúng tấn công pháo đài - nhà tù Ba-xti.
=> CM mở đấu thắng lợi.
III/ Sự phát triển của cách mạng:
1. Chế độ quân chủ lập hiến (14/7/1789-108/1792)
(SGK)
2. Bước đầu của nền Cộng hòa (21/9/1792-2/6/1793):
(Sgk)
3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-panh (2/6/1793-27/7/1794):
- Phái Gia-cô-panh nắm chính quyền, thi han nhiều chính sách tiến bộ.
- 27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo chính. Cách mạng TS kết thúc.
4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII:
* Ý nghĩa: là cuộc CMTS triệt để nhất.
- Lật đổ chế độ phong kiến, giải phóng nông dân.
- Đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền mở đường cho CNTB phát triển.
- Nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.
=> có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lịch sử thế giới.
* Hạn chế: (SGK)
3. Củng cố: ( 4')
- Vai trò của quần chúng nhân dân trong CMTS Pháp? (là lực lượng làm nên cách mạng nhưng sau cách mạng họ không được hưởng quyền lợi-> bản chất của CMTS)
4. Dặn dò: ( 1') Soạn: CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới.
- CM công nghiệp ở Anh? Hệ quả của nó?
5. Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8tu2-t4.doc