Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 38, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc

Mục tiêu 2: Sự đánh chiếm Bắc kì lần 1, tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

? Vì sao đến năm 1873 Pháp quyết tâm đánh chiếm Bắc kì?(Nam kì đã được củng cố, triều đình Huế suy yếu, nhu nhược)

? Để dọn đường xâm lược Pháp đã làm gì? (dựng lên vụ Đuy-puy)

? Vì sao Pháp đem quân ra Bắc?

? Hành động của Gac-ni-ê ở Bác kì?(giở trò khiêu khích: cướp phá, đánh đạp quân linh và dân thương, khước từ thương thuyết của Nguyễn Tri Phương, đến khi được viện binh tự ý mở cửa sông Hồng (16/11), lập chế độ thuế quan mới, gởi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải pháp quân đội.)

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9981 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 38, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 
Tiết: 38 
Bài25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC.
I/ THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT, CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ:
Ngày soạn: 07/01/2014
Ngày dạy: 14/01/2014 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được diễn biến cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp sau khi chúng đã làm chủ 6 tỉnh Nam Kì và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc kì lần 1 và 2.
- Thông qua các sự kiện lịch sử từ năm 1874-1884 hiểu thêm những cơ sở dữ kiện về quá trình nước ta từ một quốc gia độc lập thành thuộc địa của Pháp.
- Giải thích vì sao đến 1883 Pháp quyết tâm chiếm bằng được Việt Nam.
- Nắm được cơ bản 2 Hiệp ước 1883-1884.
- Thấy được nhân dân ta dù chiến đấu dũng cảm nhưng do nhà nước PK không biết tổ chức, vận động không có đường lối đấu tranh, thiếu quyết tâm thiên về tư tưởng đầu hàng nên không thể thắng được.
2. Tư tưởng: Có thái độ đúng khi xem xét sự kiện lịch sử nhất là về công, tội của triều đình nhà Nguyễn.
- Củng cố lòng tự hào dân tộc trước những chiến công hiển hách của cha ông.
- Trân trọng lịch sử, tôn kính các vị anh hùng dân tộc
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tường thuật sự kiện hấp dẫn, sôi động, sử dụng bản đồ tranh ảnh LS.
 II/ Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
- Bản đồ hàmh chính Việt Nam và Hà Nội. 
- Tranh ảnh về: Cầu Giấy, cửa ô Thanh Hà, chân dung Nguyễn Tri Phương
- Bảng phụ.
2. Phương pháp: - Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định & KTBC: (5’)Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào? Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thrể hiện như thế nào?
2. Bài mới: Chiếm được 6 tỉnh Nam Kì.Thực dân Pháp không dừng lại âm mưu mở rộng đánh chiếm -> đưa quân đánh chiếm miền Bắc.
TG
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt
12’
Mục tiêu 1:Những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau 1867. 
? Âm mưu của Pháp sau năm 1867?
Gọi HS đọc phần chữ nhỏ tr.119SGK :
?Để thực hiện âm mưu này Pháp đã làm gì?(về chính trị-quân sự, kinh tế, văn hoá)=>Pháp âm mưu gấp rút chuẩn bị đánh Bắc Kì.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ/tr.120SGK.
? Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?Nhận xét?(chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn làm cho đất nước bị suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ, họ nổi dậy đấu tranh khắp nơi)
GV dùng bản đồ giới thiệu các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
? Tình hình đó có lợi gì cho Pháp?(tấn công ra miền Bắc)
Sơ kết: Sau khi chiếm Nam kì Pháp gấp rút chuẩn bị đánh Bắc kì. Triều đình vẫn bảo thủ -> đất nước suy yếu-> Pháp dễ dàng thực hiện am mưu mở rộng chiến tranh.
1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc kì:
a. Âm mưu và hành động của Pháp:
 Biến miền Nam thành bàn đạp để đánh ra Trung, Bắc kì:
- Thiết lập bộ máy thống trị, quân đội.
- Tiến hành bóc lột nhân dân Nam kì.
- Tuyên truyền báo chí, đào tạo tay sai
b. Thái độ của nhà Nguyễn: 
Không tỉnh ngộ, tiếp tục chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.
c. Nhân dân: Nổi dậy đấu tranh khắp nơi
12’
Mục tiêu 2: Sự đánh chiếm Bắc kì lần 1, tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
? Vì sao đến năm 1873 Pháp quyết tâm đánh chiếm Bắc kì?(Nam kì đã được củng cố, triều đình Huế suy yếu, nhu nhược)
? Để dọn đường xâm lược Pháp đã làm gì? (dựng lên vụ Đuy-puy)
? Vì sao Pháp đem quân ra Bắc? 
? Hành động của Gac-ni-ê ở Bác kì?(giở trò khiêu khích: cướp phá, đánh đạp quân linh và dân thương, khước từ thương thuyết của Nguyễn Tri Phương, đến khi được viện binh tự ý mở cửa sông Hồng (16/11), lập chế độ thuế quan mới, gởi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải pháp quân đội..)
? Triều đình Huế đối phó như thế nào?
GV dùng bảng phụ so sánh lực lượng 2 bên: Pháp: 212 lính, 11 đại bác, 2 tàu chiến, 1 tàu đổ bộ. Triều đình: 7000 quân.HS nhận xét?
? Cuộc chiến đấu diễn ra như thế nào?
GV phân tích việc cha con Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu anh dũng, thà chết không chịu hàng giặc…
Kết quả ? Nguyên nhân thất bại?( đường lối chính trị bạc nhược, chính ách quân sự bảo thủ của nhà Nguyễn, những sai lầm chủ quan của Nguyễn Tri Phương)
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất:
a. Diễn biến:
- Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp đem quân ra Bắc kì
- 20/11/1873 Pháp đánh chiếm Hà Nội
b. Kết quả: Pháp chiếm Hà Nội và một số tỉnh Bắc kì.
c. Nguyên nhân thất bại: đường lối chính trị bạc nhược, chính ách quân sự bảo thủ nặng về thương thuyết của nhà Nguyễn.
11’
Mục tiêu 3:Tinh tần phản kháng của nhân dân ta ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hiệp ước 1874.
- GV dùng bản đồ giới thiệu Hà Nội và các tỉnh lân cận.
- HS đọc phần chữ nhỏ.
? Nhân dân Bắc kì đã chống Pháp như thế nào? 
? Nhận xét về thái độ của nhà Nguyễn và của nhân dân ta khi Pháp đánh chiếm Hà Nội?(cầm chừng, thiên về thương thuyết nhà Nguyễn- Sự kiên quyết chống giặc của nhân dân)
GV dùng bảng đồ trình bày về trận Cầu Giấy.
? Chiến thắng Cầu Giấy có ý nghĩa gì?(Pháp hoang mang, nhân dân phấn khởi, tinh thần chống Pháp lên cao)
? Trước tình hình đó, thái độ nhà Nguyễn như thế nào? (lợi dụng cuộc đấu tranh của nhân dân mặc cả với quân Pháp thương thuyết với Pháp đi đến Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874)
GV dùng bảng phụ cung cấp một số nội dung Hiệp ước 1874.
HS thảo luận:
? Nhận xét về Hiệp ước 1874, so sánh với Hiệp ước 1862? (ta mất thêm 3 tỉnh Nam kì, triều đình Huế một lần nữa phạm sai lầm)
? Vì sao trều đình Nguyễn kí HƯ 1874? Hậu quả?( Để bảo vệ quyền lợi giai cấp và dòng họ-> đi đến đầu hàng hoàn toàn-> chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhièu hơn-> tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo)
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì:
 Nhân dân anh dũng đứng lên chống giặc: 
- Chiến thắng Cầu Giấy 21/12/1873.
- Ý nghĩa: 
+ Pháp hoang mang.
+ Nhân dân phấn khởi
- Triều đình muốn thương lượng, kí Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874.
- Nội dung: Thừa nhận 6 tỉnh Nam kì thuộc Pháp-Pháp rút khỏi Bắc kì.
3. Củng cố: (4’)
 Viết vào chỗ trống cho thích hợp về trận Cầu Giấy:
- Thời gian:…………………………………………………………………………
- Lực lượng tham gia đánh Pháp:……………………………………………………
- Chỉ huy của quân Pháp bị giết:……………………………………………………
- Thái độ quân Pháp sau trận Cầu Giấy:…………………………………………….
- Thái độ của nhân dân ta:…………………………………………………………
So sánh Hiệp ước 1862 và 1874 => nhận xét thái độ của nhà Nguyễn?
4. Dặn dò:(1’) Học bài cũ theo nội dung câu hỏi cuối mục phần I
Soạn phần II: Vì sao đến 1882 Pháp mới đánh chiếm miền Bắc? Tình hình nước PK Việt Nam sau năm 1874? Cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1883 có khác gì so với năm 1873?

File đính kèm:

  • doc8tu22-t38.doc
Giáo án liên quan