Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 37, Bài 24: Cuộc kháng chiến từ 1858-1873 (Tiết 2) - Võ Thị Hoa

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

- Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).

- Khởi nghĩa Trương Định làm cho địch khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 37, Bài 24: Cuộc kháng chiến từ 1858-1873 (Tiết 2) - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Ngày soạn: 09/01/2016
Tiết: 37 Ngày dạy: 11/01/2016
BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ 1858 - 1873 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Những nét chính cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng và các tỉnh Nam Kì.
- Thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây (không kiên quyết chống giặc, không phát huy tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân)
- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nứơc chống Pháp của nhân dân Nam Kì.
 	2. Thái độ:
- Một lần nữa HS thấy được thái độ hèn nhát, bạc nhược của chế độ phong kiến.
 	3. Kĩ năng: Biết khai thác tranh ảnh và lược đồ.
II. CHUẨN BỊ
 	1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh và lược đồ, bảng phụ .
 2. Học sinh: Học bài theo hướng dẫn và đọc sách theo yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
8A1.....; 8A2. 
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
 	Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
 	3. Giới thiệu bài mới: (1/)
	Trong khi triều đình Huế nhân nhượng để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thì nhân dân ta vẫn kiên quyết chống Pháp để bảo vệ chủ quyền của dân tộc để hiểu rõ điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 	4. Bài mới: (34/) 
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ 1858 – 1873
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (17/)
? Nêu những phong trào chống Pháp tiêu biểu của nhân dân ta ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì?
HS: dựa vào vở soạn trả lời.
GV: giới thiệu Trương Định được phong soái H. 85
HS: quan sát
GV: Tổ chức cho HS TLN theo bàn trong 3’ với 1 câu hỏi: “so sánh thái độ và hoạt động chống Pháp giữa nhân dân với triều đình Huế?”
HS: trình bày kết quả thảo luận, bổ sung nhận xét cho nhau: triều đình yếu đuối, bạc nhược, sợ dân hơn sợ giặc, kí hiệp ước để đàn áp phong trào yêu nước
GV: KL và ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt nhất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động kháng chiến của nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. (17/)) 
? Hãy cho biết thái độ và hành động của nhà Nguyễn sau Hiệp ước 1862?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì?
HS: trình bày 
GV: Liên hệ các kiến thức đã học ở môn Ngữ Văn
HS: Xác định một số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì?
GVKL: sau hiệp ước 1862, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phần nào đã bao hàm cả 2 nhiệm vụ chống thực dân và chống phong kiến
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
- Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).
- Khởi nghĩa Trương Định làm cho địch khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.
2. Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
a. Thái độ của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
- Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh.
- Do thái độ cầu hòa của Nguyễn, Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn (6/1867).
b. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kì:
- Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh.
- Một bộ phận dùng văn thơ để lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị
5. Củng cố: (3/) 
- GV trình bày toàn bộ những nét chính về cuộc kháng chiến ở miền Đông và Tây Nam kì bằng lược đồ
- GV: yêu cầu HS trình bày lại bằng lược đồ và ghi điểm
6. Hướng dẫn học tập ở về nhà: (1/)
- Về nhà học và trả lời theo câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài mới: em hãy nêu những nét cơ bản về tình hình Việt Nam sau 1867
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTUAN_20_LS8_TIET37.doc
Giáo án liên quan