Giáo án Lịch sử 8 tiết 36 đến 51

TIẾT 45 - BÀI 28

 TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Trình bày được nét chính về cuộc vận động Duy Tân và phong Trào chống thuế ở Trung Kì

2. Kĩ năng: Kĩ năng phân tích, đánh giá, liên hệ với thực tiễn.

3. Tư tưởng: Nhận thức được đây là một hoạt động yêu nước thể hiện một hướng đi mới trong phong trào giả phóng dân tộc.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ

2. Học sinh: Chuẩn bị bài

c. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra

- Kiểm tra vở bài tập của HS

 

doc84 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tiết 36 đến 51, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lược đồ?
Treo lược đồ căn cứ Yên Thế 
Qua quan sát kênh chữ & kênh hình em hãy mô tả về căn cứ Yên Thế?
(Căn cứ Yên Thế có đặc điểm gì?)
- Yên Thế là vùng đồi núi trung du ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang. Có diện tích khoảng 40-50 km, thông với nhiều tỉnh ở vùng rừng núi như: Lạng Sơn, Thái Nguyên & đồng bằng như: Bắc Ninh, Hà Nội.
- Căn cứ Yên Thế còn uy hiếp đường xe lửa Hà Nội- Lạng Sơn-> Đây là đường giao thông huyết mạch của Miền Bắc.
Emcó nhận xét gì về căn cứ Yên Thế?
Vì sao cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế bùng nổ?
- Giữa TK XIX, kinh tế triều Nguyễn sa sút, nhiều nông dân ở đồng bằng Bắc Kì phải rời quê hương lên miền núi Yên Thế kiếm ăn. Họ lập thành làng & tổ chức sản xuất.
- Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định, bóc lột của chúng như: cướp đất làm đồn điền, khai mỏ, làm đường giao thông.
- Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế buộc phải nổi dậy đấu tranh.
 Thành phần lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này là ai? (có giống với phong trào lãnh đạo phong trào Cần Vương không?)(K)
- Phong trào chống Pháp ở Yên Thế không phải do các văn thân sĩ phu phát động, tập hợp mà là 1 loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đàu. Những người này đều xuất phát từ nông dân địa phương, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần Vương. Mong muốn xây dựng 1 cuộc sống bình quân, bình đẳng sơ khai về kinh tế- xã hội. Đây là 1 biểu hiện của tính tự phát về mặt tư tưởng của nông dân.
-Trong tất cả các thủ lĩnh thì người có uy tín hơn cả là Đề Nắm & Đề Thám (Hoàng Hoa Thám).
Giới thiệu ảnh chân dung Hoàng Hoa Thám (SGK-132).
Cuộc khởi nghĩa này kéo dài 30 năm, còn các cuộc khởi nghĩa khác chỉ tồn tại từ 4-10 năm.
Đọc thầm đoạn còn lại.
Theo em, cuộc khởi nghĩa này diễn ra qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
- 3 giai đoạn: +Giai đoạn1: 1884-1892.
 + Giai đoạn2: 1893-1908.
 + Giai đoạn3: 1909-1913.
Dùng lược đồ thuật diễn biến qua các giai đoạn:
- Người lãnh đạo giai đoạn này là Đề Nắm.
- Khởi điểm của PT nông dân Yên Thế chống TDP xâm lược được đánh dấu bằng sự kiện nông dan Yên Thế chống lại cuộc hành quân chiếm đóng của quân Pháp do tướng Đơ- Lít chỉ huy. Trong trận này, quân Pháp bị những toán nghĩa quân vũ trang tự vệ ở địa phương của Đề Dương. Đề Nắm đã chống trả quyết liệt buộc Pháp phải rút khỏi vùng này.
- Từ 1890: TDP liên tiếp mở những cuộc hành quân với quy mô lớn lên Yên Thế. Chúng sử dụng cả ngụy quân, lực lượng lên tới 1000 quân, có cả đại bác, kị binh yểm trợ. Chúng còn sai tên tay sai Lê Hoan dùng thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc & ám hại nhưng đều thất bại. Nghĩa quân làm thất bại âm mưu sát hại Đề Thám, còn đánh liên tiếp thắng nhiều trận như: Hố Chuối, Bố Hạ, Đồng Hom
- Ngoài ra còn có nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ dưới sự chỉ huy của Bá Thức, Đề Thuật, Đề Chung. Thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất (4.1892), Đề Thám trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào.
Thuật: Thời gian này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, nên nghĩa quân & Đề Thám phải 2 lần giảng hòa với Pháp.
Trong giai đoạn 3, có những chuyển biến gì với hoạt động của nghĩa quân ?
+ Tranh thủ thời gian hoà hoãn, nghĩa quân khai khẩn đồn điền phần xương, lo tích luỹ lương thực, xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.
+ Nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh tìm gặp Hoàng Hoa Thám để liên kết.
+ 10/2/1913 Đề Thám hy sinh, phong trào tan rã.
Thực chất âm mưu giảng hoà của thực dân Pháp là gì?
- Trong thời gian hòa hoãn chúng chuẩn bị lực lượng và bất ngờ tấn công trở lại, chúng cho lính lùng sục, tập trung quân mở những trận càn liên tiếp, bao vây căn cứ. Tiêu diệt dần lực lượng nghĩa quân và sát hại thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa ->
Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế ( về thời gian tồn tại, qui mô, tính chất ).
(Thảo luận nhóm )?(K)
- Thời gian tồn tại: Lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương ( gần 30 năm ).
- Quy mô: trên địa bàn rộng lớn .. lực lượng tham gia đông đảo là nông dân.
- Tính chất: Mang tính dân tộc, yêu nước sâu sắc.
Khởi nghĩa tồn tại được 29 năm ( từ 1884-1913)
Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế bị thất bại ?
- Do Pháp lúc này còn mạnh, lại còn câu kết với phong kiến. Nên thực dân Pháp có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp khởi nghĩa Yên Thế.
- Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, lại cô độc, bó hẹp trong một địa phương, chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến..
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại song có ý nghĩa lịch sử gì?
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát vô cùng oanh liệt của nông dân ngay cả khi các phong trào khác đã tan rã, nhưng phong trào nông dân Yên Thế vần tồn tại - điều đó chứng tỏ 
->Sau cuộc khởi nghĩa Yên Thế thì phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cũng nổ ra kịp thời và mạnh mẽ. Vậy phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi được phát triển ntn
Hướg dẫn học sinh lập bảng thống kê các giai đoạn của cuộc khởi ghĩa
Các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa
Nhiệm vụ, đặc điểm
Thảo luận nhóm sau đó lên điền vào bảng
Bổ sung
1.Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
* Căn cứ
- Yên Thế ở Tây Bắc tỉnh Bắc Giang.
- Địa hình hiểm trở.
*Nguyên nhân
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân khó khăn, họ phải phiêu tán lên Yên Thế.
- Nông dân Yên Thế bị 2 lần mất đất-> Căm thù TDP.
*Thành Phần lãnh đạo
- Các thủ lĩnh nông dân địa phương.
* Diễn biến
-Giai đoạn1:(1884-1892)
+ Đề Nắm lãnh đạo,
nghĩa quân hoạt động riêng rẽ
- Giai đoạn2:(1893-1908)
+ Đề Thám lãnh đạo. Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn3:(1909-1913)
- Pháp tập trung càn quét.
 10/2/1913 phong trào tan rã.
+10.2.1913: PT tan rã.
* Ý nghĩa
- Cuộc KN thể hiện tinh thần yêu nước chống pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của pháp.
2. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (Giảm tải)
4. Củng cố 
* Bài 1: Khởi nghĩa Yên Thế khác những cuộc khởi nghĩa đương thời ở điểm nào?
 ( Làm vào phiếu học tập).
- Thời gian tồn tại: Lâu hơn ( gần30 năm).
- Lãnh đạo: Nông dân.
- Cách đánh địch: Chiến thuật du kích, đánh vận động, đánh con tin, buộc địch phải hòa hoãn.
- Kết quả đạt được: Kết hợp được vấn đề dân tộc & vấn đề dân chủ.
* Bài 2: Viết chữ đúng (Đ), sai(S) vào các ô trống dưới đây sao cho đúng về khởi nghĩa Yên Thế?
 - Lãnh đạo là nông dân.
 - Lực lượng là nông dân.
 - Mục đích: Giúp vua cứu nước.
 - Thời gian tồn tại lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào của PT Cần Vương.
5. Dặn dò
- Học & nắm chắc các diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Biết so sánh với các cuộc khởi nghĩa khác.
- Tóm tắt các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế qua các giai đoạn:
Giai đoạn
Đặc điểm- nhiệm vụ
Ghi chú
- Tiết sau: Sưu tầm về lịch sử địa phương em giai đoạn thế kỉ XIX :Lịch sử địa phương.	
=============================================================
Ngày soạn:26/02/2014 
Ngày giảng:07/03/2014 
 TIẾT 43
LỊch sỬ ĐỊA phƯƠng (Lai Châu thời kì 1955-1978)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- HS biết về lịch sử Lai Châu thời kì 1955-1978
2. Tư tưởng
-Yêu quê hương, gắn bó với mảnh đất lai Châu.
3. Kỹ năng
- Phân tích, tổng hợp sự kiện.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu
2. Học sinh: Sưu tầm tư liệu
c. TIẾN TRÌNH TỔ LÊN LỚP
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
? Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài mới: Giúp các em có hiểu biết tốt về lịch sử địa phương -> tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung KT cần đạt
GV
?
HS
?
GV
?
HS
?
GV
GV
?
?
HS
GV
Các em đã học sử 6 (sử nguồn gốc, sử 7 ( sử trung đại), sử 8 (cận dại)
Thời gian từ 1955 -1975 là khoảng thời gian chống kẻ thù nào ? 
Mỹ
Lúc đó, nhân dân Lai Châu có thái độ như thế nào với đế quốc Mĩ ?
Chiếu tranh ảnh Lai Châu 
Vì sao Pháp, Mĩ luôn nhòm ngó đến mảnh đất Tây Bắc (đặc biệt là Lai Châu) ?
- Có vị trí chiến lược quan trọng. Là cửa ngõ của biên giới.
- Giáp Trung Quốc (một nước CHXNCN)
Ngoài ra, Lai Châu còn thực hiện nhiệm vụ gì nữa để thắt chặt tình đoàn kết ?
Chiếu tranh ảnh Lai Châu 
Lai Châu thời kì này gặp nhiều khó khăn về mọi mặt.
Sau 1975, Lai Châu gặp thuận lợi và khó khăn gì? 
Ngày nay, Lai Châu có vị trí như thế nào trong các tỉnh ở nước ta ?
Kinh tế ngày càng mở rộng, phát triển. Có nhiều cửa khẩu giáp với nước bạn: Trung Quốc, Lào -> giao thương phát triển.
- Là khu vực nhiều tiềm năng trong tương lai.
Chiếu tranh ảnh Lai Châu 
I. Lai Châu từ 1955-1975
- Nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ:
+ Xây dựng chế độ XHCN
+ Kháng chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.
- Làm nghĩa vụ với nước bạn Lào.
II. Lai Châu từ 1975 - 1978
- Đã giải phóng, có Đảng lãnh đạo.
4. Củng cố 
- GV nhận xét, nhận xét thái độ học tập của HS
5. Dặn dò
- Về nhà ôn lại kiến thức -> Làm bài tập lịch sử
=============================================================
Ngày soạn:05/03/2014 
Ngày giảng:14/03/2014 
 TIẾT 44: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại vững chắc những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống. Kiểm tra được mức độ nắm kiến thức của HS 
2. Tư tưởng: Rèn luyện tốt hơn kỹ năng học tập bộ môn: Hệ thống hoá, khách quan hoá, rút ra bài học, lập bảng thống kê, kỹ năng thực hành.
ý thức vẽ lược đồ.
3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: : Giáo án, Bảng phụ
2. Học sinh: Kiến thức đã học
c. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
- Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài mới: Để giúp các em nắm chắc các kiến thức đã học trong chương vừa qua, tiết học làm bài tập này 
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung KT cần đạt
GV
?
?
treo bảng phụ có bài tập, học sinh theo dõi vào bảng phụ. 1HS làm trên bảng, các HS còn lại làm ra nháp -> chữa
Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào ngày tháng, năm nào ?
a. 31.8.1858 b. 01.9.1859
c. 31.8.1859 
d. 01.9.1858
Khi thực dân Pháp xâm Lược nước ta, triều đình Huế đã
a. Bạc nhược, hèn nhát
b. Kiên quyết chống Pháp xâm lược
c. Cùng nhân dân anh dũng chống Pháp
* Bài tập 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây
 Đáp án: b
- Đáp án: a
* Bài tập 2: Lập bảng về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta
Thời gian
Qúa trình xâm lược của
 thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của 
nhân dân ta
1-9-1858
Pháp đánh bán đảo Sơn Trà. Mở màn cuộc xâm lược Việt Nam 
Quân ta đánh trả quyết liệt
2-1859
Pháp kéo vào Gia Định
Quân ta chặn địch ở Gia Định. Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, khởi nghĩa Trương Định
2-1862
Pháp chiếm Gia Định, Định Tờng, Biên Hoà, Vĩnh Long
6-1862
Hiệp ớc Nhâm Tuất, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
Nhân dân độc lập KC, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình
6-1867
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa
20-11-1873
Pháp đánh thành Hà Nội lần 1
Chiến thắng Cầu Giấy lần 1
3-4-1882
Pháp đánh thành Hà Nội lần 2
Chiến thắng Cầu Giấy lần2
18-8-1883
Pháp đánh Huế, điều ước Hác Măng, Patơ nốp công nhận sự bảo hộ của Pháp
Triều đình đầu hàng nhưng phongtrào chiến đấu của nhân dân ta không chấm dứt
?
GV
HS
HS
?
Em hãy so sánh thái độ và hành động của triều đình và nhân dân trớc sự xâm lược của thực dân Pháp?
Treo lược đồ cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Trình bày diễn biến theo lược đồ
Khác nhận xét
Tại sao nói cuộc Khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương 
* Bài tập 3: So sánh thái độ và hành động của triều đình và nhân dân trớc sự xâm lược của thực dân Pháp? 
- Triều đình: Không kiên quyết chống Pháp, cầm chừng chủ yếuthiên về thương thuyết, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn
- Nhân dân: Kiên quyết chống giặc, anh dũng đứng lên kháng Pháp, bất chấp lệnh bãi binh của Triều đình 
* Bài tập 4: Trình bày diễn biến trên lược đồ
+ Cuộc Khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
- Lãnh đạo phần lớn là các văn thân tỉnh Thanh - Nghệ Tĩnh
- Thời gian tồn tại lâu nhất.
- Quy mô rộng lớn nhất.
- Tính chất: ác liệt (chiến đấu cam go), chống Pháp và triều đình bù nhìn.
- Lập nhiều chiến công.
4. Củng cố
a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.
Tên Hiệp ước
Nội dung chủ yếu
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo...; bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tính Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
Hiệp ước Hác-măng (1883)
Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
Hiệp ước Pa-tơ-nôt (1884)
Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những hiệp ước trên?
- Nhân dân ta đã phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng, "quyết đánh cả Triều lẫn Tây"...
- Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp...
Qua tiết làm bài tập lịch sử các em đã nắm vững được những nội dung kiến thức cở bản sau? 
- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp.
- Quá trình đầu hàng từng bớc đến đầu hành hoàn toàn của Triều đình nhà Nguyễn 
- Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX.
5. Dặn dò
- Hs về nhà làm bài tập trong sách bài tập	
- Chuẩn bị tiết sau
============================================================
Ngày soạn:13/03/2014 
Ngày giảng:21/03/2014 
 TIẾT 45 - BÀI 28
 TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Trình bày được nét chính về cuộc vận động Duy Tân và phong Trào chống thuế ở Trung Kì
2. Kĩ năng: Kĩ năng phân tích, đánh giá, liên hệ với thực tiễn.
3. Tư tưởng: Nhận thức được đây là một hoạt động yêu nước thể hiện một hướng đi mới trong phong trào giả phóng dân tộc.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị bài
c. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
- Kiểm tra vở bài tập của HS
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài mới: Nửa cuối thế kỉ XX, thực dân Pháp đang mở rộng xâm lược Nam Kì và chuẩn bị tiến đánh Bắc Kì, triều đình nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách bảo thủ, lạc hậu về mọi mặt. Một trào lưu tư tưởng mới. Trào lưu cải cách Duy Tân đã xuất hiện ở nước ta nhằm đưa nước nhà lên con đường Duy Tân tiến bộ, tạo ra thực lực cho đất nước đánh ngoại xâm. Nhưng những cải cách đó không được nhà Nguyễn chấp nhận. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cải cách Duy Tân đó.
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung KT cần đạt
HS
?
?
HS
?
?
HS
HS
?
?
?
GV
HS
?
?
GV
?
GV
Đọc từ đầu-> gay gắt thêm (SGK-134).
Tình hình chính tri,kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX có gì nổi bật?
- Những năm 60 của TK XIX, trong khi TDP đang mở rộng XL Nam Kì, chuẩn bị đánh Bắc Kì thì triều đình Huế đã thực hiện các chính sách như:
Vì sao kinh tế- xã hội Việt Nam ở nửa cuối TK XIX lâm vào khủng hoảng?(K)
- Triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách nội, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
- TDP ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công toàn bộ nước ta.
- Nhân dân đói khổ-> kìm hãm sự phát triển của đất nước về kinh tế & Xã hội.
->Mâu thuẫn dân tộc & giai cấp đan xen với nhau, làm cho XH thêm rối loạn.
Đọc thầm đoạn chữ in nghiêng:
Qua đoạn chữ in nghiêng, em hãy nêu 1 số cuộc khởi nghĩa lớn cuối thế kỉ XIX?
 - 1862: K/N Cai tổng Vàng (Bắc Ninh).
 -9.1862: K/N Nông Hùng Thạc (Tuyên Quang).
 -1861-1865: K/N Tạ Văn Phụng.
 -1866: K/N kinh thành Huế.
Muốn thoát khỏi tình hình khủng hoảng trên thì nước ta phải làm gì? ( Thảo luận nhóm).
 - Yêu cầu của lịch sử việt Nam lúc đó là phải thay đổi chế độ xã hội hoặc tiến hành cải cách cho phù hợp (khả năng 2 có tính khả thi hơn).
- Trong bối cảnh đó, trào lưu cải cách Duy Tân ra đời, đưa nước ta lên con đường Duy Tân tiến bộ, tạo ra thực lực cho nước nhà đánh Pháp.
Đọc đoạn 1- mục2. (SGK-135)
Lí do nào khiến các sĩ phu tiến bộ quyết tâm cải cách?
- Đứng trước thực trạng đất nước ngày càng nguy nan & xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh. Có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kể thù.
- Một số quan lại, sĩ phu thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị đòi thay đổi chính sách về chính trị, xã hội kinh tế văn hóa của triều đình Huế.
- Mặt khác: bản thân 1 số sĩ phu, quan lại có điều kiện đi nhiều, biết nhiều đã chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu- Mĩ & thành tựu của văn hóa Phương Tây.
Nội dung chính của những đề nghị cải cách là gì?
Em hãy kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách cuối thế kỉ XIX & nội dung chính trong những đề xướng cải cách của họ?
* Các sĩ phu tiêu biểu:
- 1868: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- 1863-1871: Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần Duy Tân đất nước đều không được Tự Đức chấp nhận.
- !877& 1882: Nguyễn Lộ Trạch với 2 bản “Thời vụ sách” để tạo ra thực lực cho đất nước cũng bị cự tuyệt.
Giải thích thêm
- Hệ thống cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập đến những vấn đề kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo (dày trên 100 trang) với nội dung phong phú. Đề cập đến những vấn đề cần tiến hành cải cách để đưa đất nước tiến theo con đường tư bản.
-> Nội dung chính các đề nghị cải cách, muốn thay đổi quan niệm thuộc những vấn đề kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo
Đọc thầm mục3 (SGK-135-136).
Em có suy nghĩ gì về những cải cách của các sĩ phu Duy Tân?(K)
- Trong bối cảnh bế tế của CĐPK Việt Nam, các sĩ phu đề xướng cải cách rất dũng cảm & cách mạng vì họ đã đi ngược với sự suy nghĩ & hành động của vua quan nhà Nguyễn để Duy Tân đất nước. Vì thế các cải cách này đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của đất nước ta lúc đó.
Vì sao những cải cách cuối thế kỉ XIX không được chấp nhận?
Phân tích:
- Những cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
- Chưa xuất phát từ cơ sở bên trong (Mô phỏng nước ngoài, khi mà đất nước ta có những điểm khác biệt).
- Chưa động chạm đến vấn đề giải quyết mâu thuẫn của XH Việt Nam, đó là mâu thuẫn giữa TDP & nhân dân Việt Nam, mâu thuẫn giữa nông dân & phong kiến. Mặt khác triều đình Nguyễn lại bảo thủ, từ chối mọi cải cách kể cả những cải cách có thể thực hiện được.
- Nó làm cản trở sự phát triển những tiền đề mới, xã hội Việt Nam còn luẩn quẩn trong chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Trào lưu Duy Tân cuối TK XIX có ý nghĩa gì?
- Tuy không được thực hiện, nhưng nó đã gây tiếng vang lớn trong XH.
Sơ kết: Ngoài các cuộc khởi nghĩa vũ trang, trong nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam còn xuất hiện trào lưu cải cách duy tân nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng bế tắc. Trào lưu này xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân của một bộ phận sĩ phu, văn thân và một số quan lại, đình thần. Trong số các đề nghị cải cách nổi bật lên hệ thống các bản điều tràn

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_SU_8_20150726_011632.doc
Giáo án liên quan